Hướng dẫn cách viết và trình bày mẫu tiểu luận chuẩn cơm mẹ nấu

Icon Author Trang Hạ

Ngày đăng: 2021-06-22 10:06:03

Trong chương trình học, đặc biệt là đối với cấp đại học trở lên, sinh viên thường xuyên phải đối mặt với các bài tiểu luận. Tiểu luận đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định điểm số của bạn, hay bạn có đủ điều kiện để tham gia một bài thi nào đó hay không,... Nội dung có xuất sắc mà trình bày không chuẩn mẫu thì giảng viên cũng không thể vớt vát cho bạn được. Vậy như thế nào là một mẫu tiểu luận chuẩn? Timviec365.com.vn sẽ đi vào chi tiết chỉ dẫn từng bước cho bạn.

1. Thế nào là một mẫu tiểu luận chuẩn?

Tiểu luận nói chung là một dạng văn bản, được viết ra nhằm đề cập tới một nghiên cứu, một quan điểm, một phát hiện nào đó hay một chủ đề cụ thể mà tác giả đang muốn nói tới. Có 2 loại tiểu luận: tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Bạn cần phân biệt rõ để biết cách trình bài đúng, chuẩn form theo từng loại tiểu luận được yêu cầu.

Tiểu luận môn học thường có độ dài trong khoảng 5 - 25 trang tùy theo yêu cầu của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn đó. Còn tiểu luận tốt nghiệp là rơi vào khoảng từ 30 - 50 trang tùy theo từng trường (đây là một dạng luận văn tốt nghiệp nhưng yêu cầu trình bày đơn giản hơn).

Thế nào là một mẫu tiểu luận chuẩn?
Thế nào là một mẫu tiểu luận chuẩn?

Một mẫu tiểu luận chuẩn là phải hoàn thành được nhiệm vụ của một bài tiểu luận thông thường: tác giả phải nêu lên được vấn đề, sau đó trình bày, diễn giải vấn đề và đưa ra những phát hiện, tìm tòi mới hay biện pháp, hướng giải quyết cho vấn đề được đặt ra.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định chung về một bài tiểu luận. Một bài tiểu luận chuẩn mẫu không thể trình bày lung tung, tùy ý, theo ngẫu hứng mà phải tuân theo những quy tắc chung về cỡ chữ, tiêu đề, căn lề trái, căn lề phải, trên dưới, khoảng cách giữa các dòng, lời mở đầu, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo,...

Xem thêm: Giúp bạn học giỏi toàn diện với phương pháp tự học hiệu quả nhất

2. Hướng dẫn cách viết một bài tiểu luận chuẩn mẫu

Thông thường, giảng viên trên trường sẽ đưa cho sinh viên rất nhiều đề tài và để mọi người tự chọn lấy một đề tài theo ý thích. Như vậy, bước chọn đề tài và đặt tên đề tài sẽ không có gì khó khăn. Việc bạn cần làm là theo dõi tiếp phần hướng dẫn bên dưới để có thể viết một bài tiểu luận.

Hướng dẫn cách viết một bài tiểu luận chuẩn mẫu
Hướng dẫn cách viết một bài tiểu luận chuẩn mẫu

Còn nếu như giảng viên yêu cầu bạn phải tự tìm đề tài, thì vieclam88.vn khuyên các bạn nên lựa chọn đề tài mà trước giờ chưa được ai nghiên cứu kỹ càng. Bởi vì người chấm chắc chắn sẽ không muốn sinh viên trình bày lại những quan điểm, nhắc lại những thông tin có sẵn. Nếu bạn đã mất công tìm hiểu thì hãy cố gắng đào sâu những vấn đề mà đa số không biết. Và sau khi chọn được đề tài và tên đề tài, bạn sẽ đọc tiếp bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết.

2.1. Các bước để hoàn thành một bài tiểu luận chi tiết

Bước 1: Các bạn phải đi nghiên cứu.

Các sinh viên cần phải dành thời gian lên mạng tra cứu, hoặc “chôn chân” trong các thư viện để tìm tòi, nghiên cứu, tìm hiểu thêm các thông tin hỗ trợ cho việc lập luận, trình bày các luận điểm, luận cứ cho đề tài mình lựa chọn.

Bước 2: Thu thập thông tin và sắp xếp thông tin theo phương pháp lập luận rõ ràng.

Với một bài tiểu luận có nhiều thông tin được thu thập, các bạn phải biết sắp xếp các dữ liệu ấy theo một ý tưởng cụ thể với phương pháp lập luận rõ ràng. Những lập luận, trình tự trình bày thông tin của bạn cần được sắp xếp một cách logic để giúp người chấm, người đọc dễ đọc, dễ hiểu. Các bạn không những phải có tư duy phê phán trong khi tìm tòi thông tin, mà các bạn cần phải chuẩn bị cho mình những cách trình bày lập luận logic, tường minh để người khác (người chấm tiểu luận của bạn) cũng có thể hiểu được bạn đang viết gì.

Các bước để hoàn thành một bài tiểu luận chi tiết
Các bước để hoàn thành một bài tiểu luận chi tiết

Bước 3: Các bạn nhớ phải ghi lại tất cả nguồn tài liệu mà các bạn dùng để tra cứu, tham khảo.

Các bạn sẽ có phần tài liệu tham khảo ở cuối mỗi luận văn, cho nên để tránh nhầm lẫn, sai sót, các bạn nên ghi lại luôn nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình thu thập thông tin. Các bạn hãy ghi chú lại đầy đủ thông tin bao gồm: tên tài liệu tham khảo, tên tác giả tài liệu ấy, nhà xuất bản, trang tham khảo,...

Bước 4: Trình bày và bố cục bài tiểu luận.

Format hay cách trình bày bài tiểu luận của bạn cũng sẽ được “đưa lên bàn cân”. Sinh viên cần phải lưu ý tới những vấn đề được cho là “râu ria” nhưng hết sức quan trọng: chính tả, căn lề, font chữ, khoảng cách dòng,...

Về phần bố cục và trình bày, vieclam88.vn sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày theo một mẫu tiểu luận chuẩn.

Các bước để hoàn thành một bài tiểu luận chi tiết
Các bước để hoàn thành một bài tiểu luận chi tiết

2.2. Cách trình bày một bài tiểu luận chuẩn mẫu

2.2.1. Quy định về cách trình bày một bài tiểu luận chuẩn trên khổ giấy

- Khổ giấy được viết là A4 (210 x 297 mm).

- Font chữ: Time New Roman.

- Định dạng lề chuẩn:

+ Lề trên, lề dưới: 2.0 đến 2.5 cm.

+ Lề phải: 2.0 cm.

+ Lề trái: 3.0 đến 3.5 cm. Do lề trái sẽ đóng lại thành quyển cho nên cần dãn nhiều hơn.

Quy định về cách trình bày một bài tiểu luận chuẩn trên khổ giấy
Quy định về cách trình bày một bài tiểu luận chuẩn trên khổ giấy

- Cỡ chữ: thường là 13.

- Bảng mã: Unicode.

- Khoảng cách giữa các dòng: 1,2 đến 1.3 lines.

- Đánh số trang.

- Có riêng một trang tiêu đề điều đầy đủ họ và tên, mã sinh viên, lớp học, lớp tín chỉ, tên giảng viên.

Xem thêm: Service learning là gì? Phương pháp học mới đem lại hiệu quả cao

2.2.2. Bố cục một bài tiểu luận chuẩn mẫu

Khi bắt tay vào trình bày bài tiểu luận của mình, sinh viên cần phải đảm bảo bài tiểu luận đầy đủ các đầu mục, sau đó mới quan tâm tới nội dung, tránh ghi thiếu thông tin vào tiểu luận. Trước tiên là những đầu mục bắt buộc phải có trong một mẫu tiểu luận chuẩn:

- Trang bìa của tiểu luận. Đây là trang nằm ngoài cùng, hay còn gọi là bìa của tiểu luận, nên in bằng giấy cứng để cho thấy sự chuyên nghiệp, chăm chút đối với bài tiểu luận. 

Các bạn phải tuân theo cách trình bày trang bìa chuẩn mẫu như sau: Phía trên cùng sẽ ghi đầy đủ tên trường, tên khoa, sau đó là logo của trường (in kích cỡ to vừa đủ phù hợp với cả nội dung dưới sao cho cân xứng), tiếp theo là tên đề tài phía dưới logo (cỡ chữ to), căn giữa, tiếp là ghi đầy đủ họ và tên, mã sinh viên, lớp học, lớp tín chỉ, tên giảng viên, và cuối cùng ở sát cuối bìa là tháng, năm làm tiểu luận. Trang bìa lưu ý nên đóng trong khung theo mẫu của từng trường.

Bố cục một bài tiểu luận chuẩn mẫu
Bố cục một bài tiểu luận chuẩn mẫu

- Trang phụ bìa: Giống trang bìa nhưng in giấy thường.

- Trang nhận xét của GVHD và GVHP: Nên cho thêm vào nếu không có quy định riêng của trường.

- Lời cảm ơn: Nên cho thêm vào nếu không có quy định riêng của trường.

- Mục lục: Ngay phía sau trang bìa phụ, bao gồm đầy đủ các đề mục lớn, đề mục nhỏ của bài tiểu luận. Mục lục gồm tối đa 4 cấp tiêu đề và trong một cấp bắt buộc phải có 2 tiêu đề con cùng cấp.

- Danh sách từ, viết tắt,... .

- Danh sách biểu đồ, bảng hay hình vẽ,...

2.2.3. Phần nội dung chính của một mẫu tiểu luận chuẩn

Đương nhiên phần nội dung trong bài tiểu luận của bạn phải đúng trọng tâm, liên quan đến môn học bạn đang học đối với tiểu luận môn học; còn đối với tiểu luận tốt nghiệp thì phạm vi rộng hơn, nội dung cần phải liên quan đến ngành học của bạn. Bạn với tư cách là tác giả của bài tiểu luận này, bạn cần phải đưa ra hướng giải quyết, mở rộng hoặc nâng cao vấn đề, kiến thức thuộc lĩnh vực hay ngành học của bạn. Ngoài việc trích dẫn, đưa ra các căn cứ, tổng hợp thông tin, tài liệu có sẵn, người viết cần đưa ra những quan điểm, ý kiến cá nhân, đề xuất những tư tưởng, nghiên cứu riêng của bản thân.

Thông thường, một bài tiểu luận sẽ gồm các phần nội dung như sau:

- Lời mở đầu.

- Chương 1 - Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích của nghiên cứu, tầm quan trọng của đề tài này. 

Phần nội dung chính của một mẫu tiểu luận chuẩn
Phần nội dung chính của một mẫu tiểu luận chuẩn

- Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: Nêu lên phần lý thuyết, nội dung chính liên quan đến đề tài bạn đang nghiên cứu. Đây là lý thuyết sẵn có cho nên bạn hãy thoải mái trích dẫn, tìm tòi thông tin và ghi vào nội dung của đề tài. Nội dung quá dài bạn có thể ghi thêm vào phần phụ lục.

- Chương 3 - Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Phần này cần trình bày một cách thật logic sao cho người đọc dễ hiểu nhất. Nếu bạn sử dụng thêm code để trình bày hoặc chương trình demo nào đó, các bạn hãy ghi thêm vào phần phụ lục.

- Chương 4 - Kết luận: Bạn hãy tóm gọn lại những ý tưởng chủ đạo mà bạn đề cập trong bài tiểu luận của mình. Bạn cần nắm được ý chính của bài tiểu luận để trình bày lại, đảm bảo người chấm, người đọc cũng sẽ hiểu đề tài của bạn theo cách bạn hiểu. Ở phần kết luận có thể nói giống phần mở đầu nhưng bắt buộc phải thêm nội dung phân tích kỹ hơn và tổng kết lại theo một cách khác.

- Tài liệu tham khảo: 

+ Đối với tài liệu nước ngoài, bạn phải để nguyên tiêu đề, tên tác giả, giữ nguyên bản dịch, không được phép Việt hóa, phiên âm lại. Bạn cũng cần sắp xếp các tài liệu tham khảo theo từng khối ngôn ngữ.

Phần nội dung chính của một mẫu tiểu luận chuẩn
Phần nội dung chính của một mẫu tiểu luận chuẩn

+ Thứ tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo nguyên tắc A, B, C của tên tác giả (tác giả là người nước ngoài sẽ xếp thứ tự tên theo họ).

+ Cần liệt kê đầy đủ thông tin chi tiết, theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu, nguồn tham khảo từ đâu (tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản,...).

+ Vấn đề trích dẫn tham khảo phải ghi theo số thứ tự đầu mục của tài liệu tham khảo và ghi trong ngoặc vuông. Chẳng hạn: [9].

Bài viết đã vừa hướng dẫn cho bạn cách viết, trình bày một bài tiểu luận chuẩn mẫu. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng và đạt điểm cao với bài tiểu luận của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: