Mẫu đánh giá thử việc nhân viên mới dành cho nhà tuyển dụng

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-02-02 16:03:09

Thử việc luôn là một công đoạn quan trọng đối với cả người sử dụng lao động và người lao động. Thử việc là thời điểm tạo cơ hội cho nhân viên mới làm quen, thích nghi với môi trường, tính chất công việc, văn hóa của doanh nghiệp. Với nhà tuyển dụng, thử việc chính là thời gian lý tưởng để đánh giá phẩm chất, năng lực và mức độ phù hợp của nhân viên một lần nữa. Để đánh giá chính xác và đúng quy trình, các nhà tuyển dụng cần có mẫu đánh giá thử việc chuẩn và chuyên nghiệp.

1. Tại sao nhà tuyển dụng cần đánh giá nhân viên thử việc?

Thử việc như là một cơ hội để doanh nghiệp và ứng viên có thể “sống thử” với nhau. Đó chính là thời điểm mà hai bên có thể chủ động tìm hiểu nhau, làm quen với nhau, xem xét về mức độ phù hợp cũng như quyết định có nên gắn bó với nhau lâu dài hay không. Đó cũng là cơ hội để nhân viên mới chứng tỏ năng lực, kiến thức và thái độ của mình đối với nhà tuyển dụng.

Tại sao nhà tuyển dụng cần đánh giá nhân viên thử việc?
Tại sao nhà tuyển dụng cần đánh giá nhân viên thử việc?

Khác với ứng viên, đối với doanh nghiệp, thử việc chính là cơ hội để toàn bộ nhân viên, bao gồm cả cũ và mới có thể tương tác, làm quen và hỗ trợ nhiệm vụ cho nhau. Sau thời gian thử việc, các nhà phụ trách tuyển dụng sẽ tiến hành quy trình đánh giá, nhận xét về thái độ, tinh thần, phẩm chất, trách nhiệm, năng lực, kết quả làm việc của nhân viên. Trên cơ sở đánh giá rõ ràng, các công ty sẽ đưa ra quyết định về việc nên tiếp tục cho nhân viên làm việc chính thức hay không hợp tác nữa.

Mẫu đánh giá thử việc được xây dựng sau thời gian thử việc kết thúc. Mẫu đánh giá thử việc do bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp thực hiện, nhằm đánh giá toàn bộ kết quả trong quá trình thử việc của nhân viên mới. Đó là một văn bản cực kỳ quan trọng trong công tác tuyển dụng nói chung. Bởi nếu không đánh giá chính xác năng lực của ứng viên trong thời gian thử việc, sẽ dẫn đến những hệ quả như tiêu tốn công sức, thời gian, chi phí cho cả hai bên.

Xem thêm: Mẫu thư xin việc chuẩn

2. Lưu ý về mức lương và thời gian thử việc trong mẫu đánh giá thử việc

Lưu ý về mức lương và thời gian thử việc trong mẫu đánh giá thử việc
Lưu ý về mức lương và thời gian thử việc trong mẫu đánh giá thử việc

Mẫu đánh giá thử việc cần chú trọng thể hiện các quy định về mức lương cũng như thời gian thử việc. Vì mọi thứ được lập thành biểu mẫu, đó chính là lý do mà bạn nên cẩn thận hết sức có thể. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, không quá 60 ngày (tương đương với 2 tháng) đối với thời gian thử việc. Đối với những công việc có tính chất đặc biệt, cần cập nhật thời gian thử việc sao cho chính xác với luật Lao động của Nhà nước.

- Thứ hai, cần đánh giá nhân sự sau khi thời gian thử việc kết thúc.

- Thứ ba, nhà tuyển dụng cần thông báo kết quả đánh giá thử việc cho ứng viên.

- Thứ tư, quy định về mức lương thử việc theo luật là không thấp hơn tỷ lệ 85% lương cơ bản của người lao động tại vị trí đó.

Xem thêm: Học kinh tế ra làm gì

3. Mẫu đánh giá thử việc cần đảm bảo những tiêu chí gì?

Các nhà tuyển dụng cần xem xét tình hình thực tế cũng như dựa vào các đặc thù khác để xây dựng khung đánh giá nhân sự thử việc cho đơn vị mình sao cho phù hợp nhất.

3.1. Tiêu chí đánh giá nhân sự trong phiếu đánh giá thử việc

Tiêu chí đánh giá nhân sự trong phiếu đánh giá thử việc
Tiêu chí đánh giá nhân sự trong phiếu đánh giá thử việc

Các tiêu chí đánh giá sau đây được dựa trên mô hình KSA, bao gồm:

- Thứ nhất, kiến thức (Knowledge): Là những thứ thuộc về năng lực tư duy của người lao động sau khi trải qua quá trình hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện, ứng dụng và thực hành. Chẳng hạn như kiến thức chuyên môn, năng lực ngôn ngữ,....

- Thứ hai, kỹ năng (Skill): Là những thứ thuộc về các kỹ năng thao tác, thực hành của người lao động. Bao gồm năng lực thực hành các kiến thức đã được học trên lý thuyết vào thực tiễn. Chẳng hạn như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức, kỹ năng phân tích, kỹ năng lên kế hoạch,...

- Thứ ba, thái độ/phẩm chất (Attitude): Là những thứ thuộc về phạm vi cảm xúc của người lao động. Đề cập đến cách thức phản ứng và tiếp cận với môi trường thực tế. Đó là cách mà người lao động ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp, phản ứng với nhiệm vụ công việc. Chẳng hạn như tính tự giác, trách nhiệm, kỷ luật,...

Để quá trình đánh giá diễn ra một cách công bằng và hiệu quả, các nhà tuyển dụng cần thiết lập một quy trình bao gồm những tiêu chí đánh giá logic, khoa học và hợp lý với đặc thù của mỗi phòng ban, tổ chức, công việc.

3.2. Các tiêu chí thường gặp trong mẫu đánh giá thử việc

 Các tiêu chí thường gặp trong mẫu đánh giá thử việc
 Các tiêu chí thường gặp trong mẫu đánh giá thử việc

- Đánh giá thử việc thông qua thái độ làm việc

+ Tinh thần trách nhiệm: Đối với nhiệm vụ được phân công, xem xét và đánh giá về tinh thần trách nhiệm cũng như mức độ trung thực của người lao động.

Tính tích cực: Mức độ nhiệt tình, tự nguyện của ứng viên khi thực hiện nhiệm vụ.

+ Tính tích cực: Đánh giá dựa trên việc người lao động có được quan hệ tốt với đồng nghiệp hay không, có tinh thần hợp tác trong công việc hay không?

+ Tính kỷ luật: Người lao động có nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định, nhiệm vụ có tính kỷ luật của doanh nghiệp hay không?

+ Giờ giấc: Người lao động có đi làm, tan làm đúng giờ hay nghỉ phép, nghỉ đột xuất đúng quy định và quy trình của công ty hay không?

- Đánh giá thử việc thông qua năng lực làm việc

+ Năng lực làm việc và tư chất: Người lao động có năng lực làm việc tốt, có tư chất tốt, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã được phân công.

+ Khối lượng công việc: Hoàn thiện và đảm bảo về số lượng, tiến độ các công việc đã được giao.

+ Chất lượng công việc: Hoàn thiện công việc với kết quả tích cực hay không?

Đánh giá thử việc thông qua năng lực làm việc
Đánh giá thử việc thông qua năng lực làm việc

+ Năng lực: Xem xét về năng lực của người lao động có phù hợp với công việc được phân công hay không?

+ Thực trạng thực hiện công việc: Đánh giá năng lực làm việc thành thạo và chính xác trong quá trình thực hiện các công việc đã được phân công.

+ Dự báo về khả năng phát triển: Nhìn nhận, xem xét về khả năng thăng tiến hay phát triển công việc trong tương lai.

+ Sức khỏe: Với những vị trí công việc đặc thù, đánh giá về tiền sử bệnh lý, thực trạng sức khỏe, xem xét có phù hợp với tính chất và nhiệm vụ trong công việc không?

Bên cạnh các tiêu chí trên, nhà tuyển dụng cũng nên thiết kế một danh mục riêng để người lao động có thể chủ động và tự giác đưa ra những nhận xét, đánh giá kết quả mà bản thân đã đạt được trong quá trình thử việc.

Người lao động sẽ đưa ra những suy nghĩ thẳng thắn về tính chất công việc, nhiệm vụ, nhìn nhận về môi trường, điều kiện làm việc, cấp trên và cả đồng nghiệp trong công ty. Để người lao động tự đánh giá cũng là một ý tưởng hay để họ có thể xác định được những điểm yếu, điểm mạnh của bản thân trong thời gian thử việc.

4. Tải mẫu đánh giá thử việc nhân viên mới tại đây

Tải mẫu đánh giá thử việc nhân viên mới tại đây
Tải mẫu đánh giá thử việc nhân viên mới tại đây

Đánh giá quá trình thử việc của nhân viên không hề dễ dàng. Do đó, mẫu đánh giá thử việc chính là một văn bản cần thiết, đóng vai trò như một cơ sở để nhà tuyển dụng có thể thuận lợi hơn trong quá trình đánh giá. Tham khảo một số mẫu đánh giá thử việc tại vieclam88.vn:

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỬ VIỆC (tiếng anh).docx

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỬ VIỆC.docx

mau-bang-danh-gia-ket-qua-thu-viec.doc

Mẫu đánh giá thử việc chính là văn bản tổng hợp toàn bộ kết quả mà người lao động đã thực hiện được, thể hiện được qua thời gian thử việc. Dựa trên những tiêu chí này, hãy đưa ra các đánh giá và nhìn nhận khách quan nhất nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: