Mức lương giảng viên đại học và những điều mà bạn cần biết!

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-03-06 11:02:59

Mức lương luôn là một trong những điều thu hút người lao động đến với việc làm. Tuy nhiên liệu mức lương của ngành giảng viên có thực sự thu hút những giáo sư, tiến sĩ đến với nghề trồng người. Cùng đọc bài sau để tìm hiểu về mức lương giảng viên đại học cùng các thông tin như ngạch bậc lương, cách tính, lương hưu và nỗi trăn trở về đồng lương “đủ sống”.

1. Những thông tin liên quan về lương giảng viên đại học mà bạn cần biết

Những thông tin liên quan về lương giảng viên đại học mà bạn cần biết
Những thông tin liên quan về lương giảng viên đại học mà bạn cần biết

Nghề giảng viên là một trong những nghề cao quý với sự nghiệp truyền con chữ vô cùng vẻ vang, họ đến với nghề nhờ cái duyên cũng như đam mê với sự nghiệp trồng người. Vậy mức lương của những con người vĩ đại này có thực sự giữ chân họ cũng như liệu có thu hút người làm nghề như ánh hào quang mà mọi người vẫn thấy. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin liên quan đến mức lương giảng viên đại học như là:

1.1. Phân loại lương giảng viên

Hiện nay giảng viên cũng có nhiều loại, giảng viên chính hay giảng viên thuê ngoài, giảng viên hợp đồng hay giảng viên biên chế, mỗi loại giảng viên sẽ có mức lương khác nhau cũng như khác nhau về chế độ và trợ cấp. Mỗi loại giảng viên sẽ nhận một cách tính lương cũng như một mức lương khác nhau.

Phân loại lương giảng viên
Phân loại lương giảng viên

Hiện nay có các loại lương giảng viên như là:

- Lương của giảng viên chính

- Lương của giảng viên hợp đồng

- Lương của giảng viên trong biên chế

- Lương của giảng viên viên chức

- Lương của giảng viên thuê ngoài

- Lương của giảng viên về hưu

Các loại lương của của giảng viên được phân loại dựa trên cách tính cũng như tính chất của từng loại giảng viên hiện nay. Mỗi loại lương sẽ có cách tính cũng như cách trả lương khác nhau. Ngoài ra lương của giảng viên đại học còn dựa vào ngạch lương mà phân chia cao thấp cũng như mỗi cá nhân giảng viên sẽ có mức ngạch lương khác nhau.

Mức lương giảng viên đại học sẽ phụ thuộc vào các bậc lương cùng ngạch lương, hệ số lương, nhóm ngạch cùng các bậc lương càng cao thì mức lương được hưởng của mỗi giảng viên đại học càng cao. Chính vì vậy để tăng mức lương thì giảng viên cần thông qua các kỳ thi nâng ngạch cũng như nâng hệ số lương theo các năm công tác. Chính nhờ vậy mà càng làm lâu năm trong ngành thì mức lương càng cao.

Xem thêm: Cách tính hệ số lương cơ bản

1.2. Các bậc lương, hệ số lương của giảng viên đại học

Các bậc lương, hệ số lương của giảng viên đại học
Các bậc lương, hệ số lương của giảng viên đại học

Khá nhiều người băn khoăn về bậc lương cũng như hệ số lương, ngạch lương của giảng viên đại học nhưng chưa nhiều người nắm rõ về các thông tin này. Timviec365.com.vn sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc qua những thông tin sau đây.

Hiện nay mức lương cũng như cách tính cùng ngạch và bậc lương của giảng viên đại học, cao đẳng đã được chỉnh sửa, bổ sung và quy định rõ tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ. Quy định này sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2013 và không còn thực hiện theo quy định cũ và không còn tính Hệ số lương như quy định cũ tại Nghị định 205. Theo quy định đã phân loại nhóm ngạch cùng các bậc lương của công nhân viên chức nói chung và giảng viên đại học nói riêng, từ đó đưa ra hệ số lương cho từng mức lương cụ thể cho các vị trí công tác khác nhau.

Với quy định mới, hiện nay lương giảng viên đại học được chia ra làm 3 loại nhóm ngạch lương đó là:

- Viên chức loại A3: có nhóm giảng viên cao cấp thuộc loại A3.1 và A3.2 với hệ số lương cùng mức lương hiện hành có sự khác nhau về các cấp bậc được hưởng.

- Viên chức loại A2: có nhóm giảng viên chính được chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương.

- Viên chức loại A2: với nhóm giảng viên thông thường.

Với mỗi loại viên chức lại chia ra nhiều hệ số lương, hệ số lương sẽ được chia nhỏ ra theo trình độ học vấn. Khi mới vào ngành giảng viên thì lương giảng viên sẽ ở mức hệ số khởi điểm, tùy thuộc vào số năm làm việc trong nghề cũng như trình độ, kinh nghiệm, môi trường làm việc mà hệ số lương sẽ có sự thay đổi.

Hệ số lương khởi điểm theo trình độ học vấn hiện nay được phân chia làm 3 bậc như là:

- Hệ số lương Đại học giữ mức 2,34

- Hệ số lương Cao đẳng giữ mức 2,1

- Hệ số lương Trung cấp giữ mức 1,86

2. Cách tính lương giảng viên đại học

Cách tính lương giảng viên đại học
Cách tính lương giảng viên đại học

2.1. Hệ thống bảng tính lương giảng viên đại học 

Theo quy định cũng như dựa trên hệ số lương, ngạch lương thì cách tính lương giảng viên đại học sẽ dựa trên bảng sau:

Bảng tính lương giảng viên đại học

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Viên chức loại A3

 

 

 

 

 

 

 

Giáo sư và Giảng viên cao cấp

(Nhóm 1 (A3.1))

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

6.2

6.56

6.92

7.28

7.64

8.00

 

Mức lương hiện hành

9.238

9.7744

10.310

10.847

11.383

11,920

 

Mức lương từ ngày 01/7/2020

9.92

10.496

11.072

11.648

12.224

12,8

 

Nhóm 2 (A3.2)

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

5.75

6.11

6.47

6.83

7.19

7.55

 

Mức lương hiện hành

8,567

9.103

9.640

10.176

10.713

11,249

 

Mức lương từ ngày 01/7/2020

9.2

9,776

10,352

10,928

11.504

12.08

 

Viên chức loại A2

 

 

 

 

 

 

 

Phó giáo sư- Giảng viên chính

(Nhóm 1 (A2.1))

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

Mức lương hiện hành

6.556

7.062

7.569

8.075

8.582

9.089

9.595

Mức lương từ ngày 01/7/2020

7.04

7.584

8.128

8.672

9.216

9.76

10.304

Giáo viên trung học cao cấp

(Nhóm 2 (A2.2))

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

Mức lương từ ngày 01/7/2019

(triệu đồng/tháng)

5,960

6,466

6,973

7,479

7,986

8,493

8,999

Mức lương từ ngày 01/7/2020

(triệu đồng/tháng)

6,400

6,944

7,488

8,032

8,576

9,120

9,664

- Giáo viên mầm non cao cấp

- Giáo viên tiểu học cao cấp

- Giáo viên trung học

- Giáo viên trung học cơ sở chính

- Giảng viên

(Viên chức loại A1)

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

Mức lương từ ngày 01/7/2019

(triệu đồng/tháng)

3,486

3,978

4,470

4,961

5,453

5,945

6,436

Mức lương từ ngày 01/7/2020

(triệu đồng/tháng)

3,744

4,272

4,800

5,328

5,856

6,384

6,912

Giáo viên trung học cơ sở

(Viên chức loại A0)

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

2.10

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

Mức lương từ ngày 01/7/2019

(triệu đồng/tháng)

3,129

3,590

4,052

4,514

4,976

5,438

5,900

Mức lương từ ngày 01/7/2020

(triệu đồng/tháng)

3,360

3,856

4,352

4,848

5,344

5,840

6,336

Giáo viên tiểu học và Giáo viên mầm non

(Viên chức loại B)

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số lương

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

Mức lương từ ngày 01/7/2019

(triệu đồng/tháng)

2,771

3,069

3,367

3,665

3,963

4,261

4,559

Mức lương từ ngày 01/7/2020

(triệu đồng/tháng)

2,976

3,296

3,616

3,936

4,256

4,576

4,896

Ngoài mức lương nêu trên, giáo viên, giảng viên còn có thể được hưởng các phụ cấp sau:

BẢNG PHỤ CẤP DÀNH CHO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN
BẢNG PHỤ CẤP DÀNH CHO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN

BẢNG PHỤ CẤP DÀNH CHO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Loại phụ cấp

Điều kiện áp dụng

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Mức 6

Mức 7

Phụ cấp khu vực

Làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,7

1,0

Mức hưởng hiện hành

149

290

447

596

745

894

1490

Mức lương từ ngày 01/7/2020

160

320

480

640

800

960

1600

Phụ cấp đặc biệt

Làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

30%

50%

100%

 

 

 

 

Mức lương hiện hưởng

Phụ cấp thu hút

Làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn

20%

30%

50%

70%

 

 

 

Mức lương hiện hưởng

 

2.2. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

Ngoài việc để xây dựng bảng tính lương thì dựa trên hệ số và ngạch lương thì việc xây dựng bảng tính này còn dựa trên một số nguyên tắc nhất định để tạo bậc lương, thang lương và bảng lương cho giảng viên đại học. Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với lương giảng viên đại học mà còn làm cơ sở áp dụng cho cách xây dựng thang lương, bảng lương cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm theo quy định.

Một số nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà bạn nên nắm được đó là:

- Việc xây dựng thang lương, bảng lương dựa và căn cứ vào trực tiếp tùy từng doanh nghiệp hay tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp cụ thể mà trực tiếp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với từng loại cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức tùy từng vị trí làm việc cũng như cấp bậc đang giữ;

- Trong cách xây dựng thang lương, bảng lương thì bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương cao nhất và thấp nhất, có sự phân hóa dựa trên trình độ khác nhau của cán bộ công nhân viên, ngoài ra hệ số bảng lương còn phải phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Thông thường thì mức chênh nhau được tính khoảng 5% giữa 2 bậc lương liền kề, mức chênh lệch này nhằm việc khích lệ cũng như khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ cũng như khuyến khích giảng viên thi nâng ngạch, tăng hệ số lương để tăng thu nhập qua các năm, các kỳ sát hạch;

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

- Thang lương, bảng lương là lương khởi điểm cho mỗi cán bộ công nhân viên vừa bắt đầu vào làm việc (nhân viên mới) dựa trên trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng hoặc chức danh. Tuy nhiên mức lương khởi điểm của giảng viên đại học đã được quy định sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, ngoài ra nếu công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường;

- Một trong các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương đó là đảm bảo sự bình đẳng không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương;

- Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động;

- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Tham khảo: Tìm việc làm giảng viên đại học

3. Nỗi trăn trở về đồng lương đủ sống của giảng viên đại học

Nỗi trăn trở về đồng lương đủ sống của giảng viên đại học
Nỗi trăn trở về đồng lương đủ sống của giảng viên đại học

Hiện nay mức lương được đánh giá là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công. Trong các câu chuyện đầu môi thường hỏi giờ công việc như nào, làm ngành gì, mức lương bao nhiêu, lương có đủ tiêu không,... Những câu hỏi này như xoáy vào mỗi người trả lời, câu trả lời cần cân đo đong đếm để bản thân không tủi thân mà người hỏi cũng không suy nghĩ. Đa phần dù lương cao, lương thấp thì mọi người đều chọn câu trả lời lương đủ sống. Vậy lương đủ sống là bao nhiêu khi mà những giảng viên đại học ngày ngày vẫn bỏ chất xám trồng người mà vẫn lo dạy ngoài để đủ sống.

Với ngành nghề bỏ chất xám, đào tạo thế hệ tương tai cho nước nhà thì mức lương hiện nay dành cho giảng viên đại học vẫn là quá thấp. Đây là vấn đề cần quan tâm cũng như giải quyết để có thể thu hút người tài cho đất nước. Nhiều người nhận xét chất xám của nước ta đang “chảy máu” bởi những nhà khoa học, những giáo sư tiến khi không được trả mức lương xứng đáng. Vẫn còn đâu đó những trăn trở để có thể sống được với nhiệt huyết, đam mê trồng người nhưng vẫn đau đáu về mức lương, thu nhập sao cho đủ sống, trang trải cuộc sống hằng ngày. Nhiều nhà giáo vẫn còn chạy xô với việc nhận thêm dạy ngoài để có thêm thu nhập. Đây là nỗi đau cũng như là thực trạng cần được nhà nước và các cấp liên quan quan tâm và giải quyết.

Cuối cùng mức lương giảng viên đại học luôn là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ xưa tới nay. Với những thông tin mà bài viết cung cấp về mức lương giảng viên đại học cùng các thông tin như ngạch bậc lương, cách tính, lương hưu và nỗi trăn trở về đồng lương “đủ sống” sẽ là những chia sẻ hữu ích với bạn đọc. Thân ái!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: