Luật gia là gì và liệu luật gia có giống với luật sư hay không?

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2020-03-21 16:38:40

Luật gia có lẽ không còn là một khái niệm quá xa lạ với những ai có đam mê với lĩnh vực này, đặc biệt với những cử nhân luật cho có chứng chỉ hành nghề trong tay. Bởi việc bạn trở thành một luật gia sẽ giúp bạn có thể tham gia các vấn đề liên quan đến luật pháp qua một hội luật gia mà không yêu cầu khắt khe như luật sư. Vậy bạn đã thực sự hiểu được luật gia là gì? Cũng như luật gia sẽ cần làm gì để có thể tham gia các sự kiện pháp lý thì chúng ta cùng tìm hiểu này bây giờ cùng vieclam88.vn nha.

Tìm Việc Làm Ngành Luật

1. Thuật ngữ về luật gia là gì được hiểu như thế nào hiện nay 

Thuật ngữ về luật gia là gì được hiểu như thế nào hiện nay
Thuật ngữ về luật gia là gì được hiểu như thế nào hiện nay 

Luật gia một khái niệm thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay và được nhiều người biết đến. Thực tế với một số người lại quá trừu tượng hóa về khái niệm này hay đơn giản quy tập trung với khái niệm luật sư, nhưng có lẽ việc các bạn đang hiểu nhầm về khái niệm này là sai. Bởi luật sư và luật giá là hai khái niệm tách biệt chỉ là chúng có sự liên kết trong nhóm ngành luật mà thôi. Vậy bạn đã thực sự hiểu về luật gia là gì chưa?

Luật gia một thuật ngữ được chỉ định sử dụng cho những người chuyên nghiên cứu và hoạt động một cách thực tiến nhất trong lĩnh vực có liên quan tới pháp luật và được yêu cầu có trình độ tốt nghiệp từ cử nhân trở lên mới được tham gia.

Việc để một cá nhân trở thành một luật gia là không hề khó nhưng với ngành nghề liên quan đến luật pháp này bạn sẽ cần có những yếu tố nhất định cùng điều kiện cụ thể để có thể trở thành. 

+ Về điều kiện để trở thành một luật gia thì bạn tối thiểu sẽ phải là một công dân có quốc tịch người Việt Nam với các phẩm chất đạo đức tốt nhất. Cùng đó về bằng cấp bạn sẽ cần đáp ứng về cử nhân trở lên hoặc bạn đã và đang làm việc tại các cơ quan liên quan đến pháp luật với tính chất công lập từ 3 năm trở lên mới được chấp thuận.

Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên tư vấn luật

2. Hội luật gia là gì và tại sao hội luật gia lại ra đời?

2.1. Tìm hiểu chung về hội luật gia

Tìm hiểu chung về hội luật gia
Hội luật gia được ví là một tổ chức thống nhất mang tính tự nguyện cùng với một tầm vóc lớn

Hội luật gia được ví là một tổ chức thống nhất mang tính tự nguyện cùng với một tầm vóc lớn hoạt động bao gồm các mảng về chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong toàn xã hội và được thực hiện bởi các luật gia.

Với bất kỳ một luật gia nào cũng vậy sẽ luôn mong muốn rằng sẽ được ra nhập một hội nào đó để có thể cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm, bài học cùng nhau đi lên. Và việc tham gia này lại không hề mang tính chất bắt buộc bởi mọi người làm việc theo sự thống nhất bình đẳng, các luật gia có quyền tham gia hoặc không tham gia theo ý muốn của bản thân. 

Hội luật gia cũng là là một bộ phận thuộc nhà nước cùng đó tại đây đặc biệt với những ai theo ngành luật có thể bổ túc cho bản thân rất nhiều điều bổ ích cũng như “mẹo” trong quá trình làm việc và thi tuyển sau này. Đôi khi việc tham gia các hội chính bạn cũng đã mở rộng ra về quan hệ và cơ hội việc làm mới cho bản thân.

2.2. Quyền và nghĩa vụ cần có của một thành viên khi tham gia hội luật gia

Quyền và nghĩa vụ cần có của một thành viên khi tham gia hội luật gia
Lưu ý rằng luật gia sẽ chỉ được hoạt động trong các mảng được căn cứ và quy định theo pháp luật

Khi một thành viên đạt đủ tiêu chuẩn tham gia hội luật gia bạn sẽ được gọi đúng cái tên theo hội đó là một “luật gia”, dù là một luật gia nhưng bạn không có chứng chỉ hành nghề. Bạn tham gia hội nhóm này tức là hàng ngày bạn vẫn làm việc tại các cơ quan nhưng bạn cũng có thể tham gia thêm các hoạt động nghề nghiệp luật khác như việc trở thành một thư ký, trợ lý trợ giúp trong các công tác pháp lý, tư vấn viên, cộng tác viên tại các trung tâm tư vấn luật pháp.

Lưu ý rằng luật gia sẽ chỉ được hoạt động trong các mảng được căn cứ và quy định theo pháp luật về hoạt động tư vấn luật mà thôi kèm đó luật gia cũng không được thực hiện bất kỳ dịch vụ nào đem lại thù lao cá nhân. Bởi các luật gia phải qua sự công tác và tuân theo quy định của hội luật gia cũng như với các giới hạn hoạt động có thể tham gia cụ thể như:

+ Tham gia tố tụng trong các vụ án liên quan về hình sự, hành chính dân sự trong việc cung cấp dịch vụ liên quan về pháp lý, tư vấn theo sự phân công

+ Có thể trở thành bào chữa viên khi được trung tâm trợ giúp phân công

+ Thực hiện trợ giúp về pháp lý khi là một công tác viên, tư vấn viên. 

Đọc thêm: Chứng chỉ hành nghề luật sư – điều kiện và thủ tục để được cấp

2.3. Cách thức xin gia nhập hội luật gia

Một ứng viên khi muốn gia nhập hội luật gia sẽ cần thực hiện làm các thủ tục giấy tờ liên quan để có thể đáp ứng ra nhập. Khi các thủ tục nộp tại hội xác nhận thì hội luật gia sẽ phải đề nghị tới các cơ quan để xét duyệt và họp bàn đưa ra kết quả quyết định có chấp nhận thành viên đó tham gia được hay không. Nếu được chấp thuận cho việc tham gia hội viên sẽ được công nhận và ký nhận về việc kết nạp đó.

Các bạn không cần lo lắng về việc hội có một trụ sở nhất định bởi khi trở thành hội viên chính thức các bạn có thể thay đổi nơi sinh hoạt hội thông qua việc xin hoặc giới thiệu từ hội về nơi công tác mới để sinh hoạt.

Và khi bạn tham gia hội và không thể theo kịp hay do bản thân quá bận không thể sinh hoạt tại hội thì việc hội viên có thể thực hiện xin ra khỏi hội qua việc gửi đơn để phê duyệt mong muốn.

2.4. Quyền của một hội viên khi tham gia hội luật gia

Quyền của một hội viên khi tham gia hội luật gia
Khi trở thành hội viên của hội luật gia bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi và nghĩa vụ kèm

Khi trở thành hội viên của hội luật gia bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi và nghĩa vụ kèm theo như sau:

+ Hội viên có thể được tham gia trong việc đi ứng cử, bầu cử hay đề cử các cơ quan lãnh đạo hoặc tham gia thảo luận cùng các cuộc biểu quyết liên quan tại các hội nghị của hội đề ra

+ Thực hiện tham gia các hoạt động của hội cũng như giám sát các hoạt động đó để đóng góp về ý kiến, giải pháp cho việc mở rộng hoạt động 

+ Tham gia các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến cũng như việc chấp hành mọi điều lệ luật pháp quy định để giữ vững uy tín của hội

+ Tham gia các sinh hoạt hội, đóng góp phí để duy trì sự phát triển của hội

+ Khi tham gia hội bạn sẽ được cung cấp những thông tin liên quan cần thiết về hội, các hoạt động cần có của hội

+ Thành viên sẽ được yêu cầu hội về việc bảo vệ quyền lợi cá nhân khi bị xâm phạm bất hợp pháp.

>> Công chứng viên là gì? Những điều cần biết về nghề công chứng viên

3. Thủ tục cần cho một thành viên khi muốn tham gia ứng tuyển hội luật gia

Với bất kỳ một thành viên hay cán bộ nào muốn đăng ký tham gia hội luật gia sẽ cần biết đến thủ tục. Bởi khi bạn biết được chi tiết về thủ tục và điều kiện thì mới có thể đăng ký thành công cùng như nếu bạn thiếu điều kiện có thể hoàn thành rồi đăng ký.

Khi đăng ký để trở thành một luật gia các thành viên sẽ cần chú ý tới hai điều chính đó là về đơn xin gia nhập cũng như sơ yếu lý lịch tự thuật kèm theo để gửi đến chi hội làm điều kiện.

3.1. Về đơn xin gia nhập

Về đơn xin gia nhập
Đơn xin gia nhập này các ứng viên sẽ cần đến việc nêu bật được lý do và nguyện vọng của bản thân

Đơn xin gia nhập này các ứng viên sẽ cần đến việc nêu bật được lý do và nguyện vọng của bản thân để có thể truyền tải được tới hội luật gia về mong muốn gia nhập.

Sơ bộ về đơn xin gia nhập bạn cần chú ý:

+ Tiêu đề: ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

+ Kính gửi bạn sẽ các ứng viên cần nêu đầy đủ, chính xác để có thể gửi tới địa điểm gửi đơn cũng như thể hiện bạn đã tìm hiểu về hội

+ Phần thông tin về cá nhân bạn cần nêu rõ về tên, sinh ngày, tại đâu, giới tính, nghề nghiệp, thường trú, đơn vị công tác, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, thời gian bạn công tác pháp luật và công tác tại đâu,...

Mục thông tin này bạn sẽ cần nêu rõ ràng, chi tiết và đảm bảo tính chính xác nhất, đặc biệt với mục công tác về pháp luật bạn cần nêu rõ ràng hơn cũng như để lại thông tin liên hệ cần thiết để có thể xác nhận về tính đúng bất kỳ lúc nào. Và nếu bạn khai báo sai thì bản thân bạn đã đánh mất cơ hội tham gia hội của chính mình.

+ Phần nêu lý do nghiên cứu tới hội

Tại đây bạn có thể nêu một vào dòng ngắn gọn về việc bạn đã biết hội qua đâu, nghiên cứu về hội như thế nào và đã hiểu rõ về các điều kiện, điều lệ chi tiết. Cùng đó bạn nên khẳng định về việc bạn có thể thực hiện và chấp hành tốt về công việc của hội khi được tham gia để tạo sự chú ý.

3.2. Sơ yếu lý lịch của ứng viên

Sơ yếu lý lịch của ứng viên
Sơ yếu lý lịch đi kèm cũng được coi như một sơ lược tổng thể của một ứng viên khi tham gia hội

Sơ yếu lý lịch đi kèm cũng được coi như một sơ lược tổng thể của một ứng viên khi tham gia hội để hội có cái nhìn tổng quát nhất khi chưa tiếp xúc gặp mặt trực tiếp. Vậy nên việc bạn viết một sơ yếu lý lịch tốt cũng sẽ là điểm cộng cho chính bản thân bạn mà thôi.

Một sơ yếu lý lịch đẹp bạn cần có những tấm ảnh đi kèm, tốt nhất bạn nên chuẩn bị thêm từ 3 cái ảnh 2X3 cho sơ yếu của mình khi nộp gia nhập hội luật gia nha. Sau đó việc của bạn chỉ là khai báo tất cả những thông tin mà sơ yếu lý lịch yêu cầu về thông tin cá nhân, trình độ, gia đình,...và kèm theo lời nhận xét cơ quan công tác.

Ứng viên cần lưu ý rằng lợi nhận xét của nơi công tác là yếu tố rất quan trọng cho sơ yếu lý lịch của bạn bởi đó là điều kiểm chứng cho trình độ, kỹ năng cũng như việc mà bạn đã làm việc cống hiến thế nào cho công ty. Từ đó hội luật gia có thể đánh giá và nhận xét về bạn xem bạn khi tham gia có tạo sự phát triển cho hội hay không?

Tham khảo: [Tạo ngay] Mẫu sơ yếu lý lịch PDF chuẩn nhất

Mọi kiến thức mà vieclam88.vn đã chắt lọc trên bài viết mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật gia là gì cũng như các thông tin bổ ích về hội luật gia. Nếu bạn là một ứng cử viên ngành luật hay bạn có đam mê với ngành nghề này thì hãy vững bước theo đuổi bởi có lẽ đây là một ngành nghề chính đáng đem lại lợi ích cho cộng đồng trong xã hội.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: