Làm sao để biết mình thích nghề gì? Đáp án cho cuộc đời chính bạn

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-05-08 10:57:52

Bạn có biết mình thích nghề gì hay không? Công việc mơ ước trong tương lai ra sao? Nghề nghiệp mà bạn sẽ theo đuổi là gì? Sẽ có những người biết mình muốn gì và mình cần phải làm gì. Thế nhưng, cũng sẽ có rất nhiều người không biết mình muốn làm gì và cũng không biết nghề gì sẽ phù hợp với mình. Việc biết mình thích làm nghề gì sẽ là một sự định hướng tương lai của chính bản thân bạn, thế nhưng, câu hỏi mình thích nghề gì đôi khi bạn phải đi qua nửa cuộc đời của mình mới có thể trả lời được. Vậy, làm sao để biết mình thích nghề gì một cách sớm nhất để đưa ra được sự lựa chọn cho bản thân? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý để bạn có thể giải mã được câu hỏi “làm sao để biết mình thích nghề gì?

1. Câu chuyện làm sao để biết mình thích nghề gì?

Làm sao để biết mình thích nghề gì có lẽ là vấn đề của rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là các bạn trẻ. Việc không biết mình thích nghề gì không phải quá xa lạ, thế nhưng lại là một thực tại đáng lo ngại. Tại sao lại như vậy?

Làm sao để biết mình thích nghề gì?
Làm sao để biết mình thích nghề gì?

Không biết mình thích nghề gì, bạn sẽ không có một sự chủ động trong việc lựa chọn công việc của chính bạn. Vì thế mà với bạn nghề nào cũng sẽ như nhau, chỉ cần kiếm ra tiền là được. Và bạn đi làm với một thái độ vô cảm, thờ ơ và không quan tâm đến vấn đề xung quanh khác.

Bạn đi làm 8 tiếng/ ngày và hầu như một ngày của bạn sẽ chỉ ở công ty và tiếp xúc với đồng nghiệp, những dự án mà mình phải thực hiện. Ngày này qua tháng khác, dần dần, điều mà bạn sẽ cảm nhận được nhiều nhất chính là sự chán nản và mệt mỏi và rồi bạn có ý định nghỉ việc, nhưng vấn đề đặt ra là bạn không biết bản thân mình thích làm nghề gì?

Lùi lại so với thời điểm đi làm một chút, khi đó, bạn đang là một cô bé, cậu bé học sinh cấp 3. Đứng trước các sự lựa chọn về trường đại học, bạn không biết nên lựa chọn ngôi trường nào, bởi bạn không biết mình muốn làm công việc gì và vì thế mà bạn cũng sẽ không biết chọn ngành gì để theo học. Và rồi, sự lo lắng về tương lai của bản thân chính là nỗi lo theo suốt bạn trong những tháng ngày còn lại trước khi tốt nghiệp của mình.

Câu hỏi gây băn khoăn cho nhiều người
Câu hỏi gây băn khoăn cho nhiều người

Bạn thấy đấy, việc không biết mình thích gì có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta, dù bạn là học sinh, mới đi làm hay đã có kinh nghiệm 5 năm trong nghề đi chăng nữa thì việc không biết mình thích nghề gì vẫn diễn ra rất phổ biến. Tưởng chừng là một vấn đề hết sức đơn giản thế nhưng, nếu như bạn không làm công việc mà mình yêu thích thì cuộc sống của bạn sẽ chỉ dừng ở việc tồn tại mà thôi. Một cuộc sống nhàm chán và lặp đi lặp lại một cách vô vị, đó là tất cả những gì bạn muốn với cuộc sống của mình hay sao? 

Thay vì cứ yên ổn với những gì mình có, tại sao bạn lại không tự khám phá chính mình để biết bản thân thích làm nghề gì, đâu sẽ là đam mê cháy bỏng và nghề nghiệp sẽ khiến bạn có thể vui vẻ ít nhất là 8 tiếng/ngày?

chắc hẳn ai cũng sẽ mong muốn có một cuộc sống thi vị đầy màu sắc, làm công việc mình yêu thích và sống hết mình với những trải nghiệm của bản thân. Chính vì thế mà làm sao để biết mình thích nghề gì là những điều mà bạn muốn biết để đi tìm câu trả lời của cuộc đời mình. 

Sự lựa chọn cho tương lai
Sự lựa chọn cho tương lai

Xem thêm: Việc làm tư vấn

2. Đáp án làm sao để biết mình thích nghề gì

Việc làm sao để biết mình thích nghề gì đôi khi sẽ là một bài toán mà bạn phải mất khá nhiều thời gian mới tìm được đáp án. Thế nhưng, với những sự tìm hiểu và xác định sớm thì câu trả lời cũng có thể đến với bạn sớm hơn rất nhiều. 

Dưới đây sẽ là một lộ trình giúp bạn biết được nghề nghiệp mà bản thân yêu thích là gì.

2.1. Cây nghề nghiệp với việc xác định “quả” và “rễ”

Để bắt đầu cho hành trình tìm hiểu làm sao để biết mình thích nghề gì thì chúng ta sẽ bắt đầu với cây nghề nghiệp. Và việc đầu tiên chính là việc xác định phần quả và phần rễ của mô hình cây này.

2.1.1. Phần quả trong cây nghề nghiệp

Quả là phần mà chúng ta sẽ có thể “ăn” được (thông thường là như vậy) và nó được tạo ra sau một quá trình mà cây ra hoa và kết trái. Chính vì thế mà “quả” sẽ được hiểu là những trái ngọt mà ta nhận được sau một quá trình cố gắng làm việc.

Câu trả lời như thế nào?
Câu trả lời như thế nào?

Chính vì thế mà ở cây nghề nghiệp, phần quả sẽ là những yếu tố ở nghề nghiệp bất kỳ nào đó có thể khiến chúng ta yêu thích công việc, nghề nghiệp đó hơn. Ví dụ như việc bạn lựa chọn marketing vì sự năng động và cơ hội phát triển bản thân rộng mở, thích tài chính ngân hàng vì lương cực kỳ cao hay làm ở các công ty nước ngoài với chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn,.... 

Có rất nhiều yếu tố đem lại sức hút với các bạn từ chính công việc, nghề nghiệp đó. Chính vì thế mà bạn có thể yêu thích một công việc vì những điều mà nghề đó đem lại cho bạn. Đó chính là “quả”.

Thế nhưng, sẽ chẳng bao giờ có cái gì được tự nhiên sinh ra cả. Ngay chính bản thân bạn được tạo ra cũng nhờ tình yêu của bố mẹ bạn và quá trình mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày của mẹ thì bạn mới có mặt trên đời này và quả cũng sẽ như vậy. Trước khi có được quả thì chúng ta cần suy nghĩ đến nguồn gốc và đó chính là “rễ”.

Cây nghề nghiệp
Cây nghề nghiệp

 

2.1.2. Phần rễ trong cây nghề nghiệp

“Không làm mà đòi có ăn” thì bạn sẽ chỉ là thành phần ăn bám mà thôi. Việc trở thành một kẻ ăn bám, vô công rồi nghề chắc hẳn sẽ không phải là mơ ước của những bạn đang muốn biết cách làm sao để biết mình thích nghề gì.

Việc nhận được quả không phải là tự nhiên có cũng như việc bạn thích một nghề nghiệp cũng không phải là hoàn toàn ngẫu nhiên. trước khi có được một việc làm với các cơ hội thăng tiến hay mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt thì bạn cần suy xét đến tính cách của bản thân mình, những tiềm năng và thế mạnh của bạn, sở thích, các kỹ năng mà mình có,... Đó là những yếu tố gốc rễ để bạn có thể tận dụng và sau một quá trình chăm sóc bạn sẽ có thể thu hoạch được quả.

Chính vì thế mà thay vì đi tìm hiểu đích xác về nghề nghiệp mà mình thích thì tại sao bạn không đi tìm hiểu về chính bản thân mình trước. Xác định các yếu tố gốc rễ mà mình có để có thể biết được nghề nghiệp phù hợp và đúng mong muốn của mình là gì. Đôi khi việc suy nghĩ theo phương pháp lateral thinking sẽ giúp bạn hé mở được nhiều điều hơn về chính con người mình.

Xác định quả và gốc rễ
Xác định quả và gốc rễ

Xem thêm: Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp

2.2. Các câu hỏi giúp bạn định vị chính mình

Nếu quá khó khăn với việc tìm cách làm sao để biết mình thích gì thì bạn sẽ đi trả lời những câu hỏi nhằm định vị chính bản thân mình trước cuộc đời đầy những ngã rẽ này.

2.2.1. Mình có những sở thích gì?

Khi được hỏi về sở thích thì sẽ có những bạn có thể trả lời ngay, nhưng cũng sẽ có những bạn phải suy nghĩ một lúc mới có thể đưa ra được đáp án. Tuy nhiên, cũng sẽ có những bạn suy nghĩ lâu thật lâu rồi vẫn không biết sở thích của mình là gì. Vì thế, điều mà bạn cần lúc này chính là cách để xác định sở thích của bản thân.

- Thứ nhất, bạn hãy ngồi và liệt kê lại tất cả những hoạt động mà bạn đã từng tham gia trong quãng thời gian đi học của mình. Kèm theo đó chính là việc phân loại về những hoạt động mình thích tham gia và không thích tham gia, lý do cho việc thích là gì. Ghi càng cụ thể, càng chi tiết thì bạn sẽ càng dễ xác định được sở thích hơn rất nhiều.

- Thứ hai, hiện nay, các bài test tính cách rất phổ biến và đa dạng. Các bạn cũng có thể thử làm các bài test này để tìm hiểu về chính mình.

Sẽ không có điều gì là hoàn hảo hay hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. So9wr thích cũng như vậy, mỗi người sẽ có những sở thích khác nhau và những sở thích có phần “đặc biệt” hơn thường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn hơn.

Câu hỏi định vị bản thân
Câu hỏi định vị bản thân

Khi nhắc tới sở thích thì chúng ta cũng sẽ thường nghĩ tới đam mê. Đam mê, về bản chất được hiểu là một mức độ cao hơn so với sở thích. Sở thích thì bạn có thể thay đổi và thậm chí là có thể thấy chán nếu làm quá nhiều. Còn đam mê thì không, đây là một sự thôi thúc mãnh liệt của bạn với việc thực hiện đam mê của mình. Do vậy mà thông qua sở thích các bạn có thể xác định được đam mê của mình, có thể là đặt thử thách mỗi ngày dành ra 1 tiếng đồng hồ cho việc thực hiện sở thích đó, nếu như bạn đam mê thì bạn sẽ rất hứng thú khi 60 phút đó chuẩn bị được bắt đầu.

2.2.2. Những điều mà bạn có thể làm được là gì?

Những điều bạn làm được sẽ là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn thấy được ở ứng viên của mình. Vì thế mà bạn phải biết được những việc mà bản thân có thể thực hiện, những kỹ năng mà mình có để hoàn thành việc đó một cách tốt nhất. 

Để làm được điều này thì trước khi ứng tuyển bất cứ một vị trí nào, bạn nên tìm hiểu kỹ về JD mà nhà tuyển dụng đưa ra. Đây sẽ là những thông tin cực kỳ hữu ích và quan trọng để bạn xác định đúng những nhiệm vụ mình cần phải thực hiện và biết được mình có khả năng làm những gì và kỹ năng của mình có đáp ứng được điều đó hay không.

Hoặc một cách khác là làm các bài test về kỹ năng để khám phá các kỹ năng mà mình chưa nhận thấy.

Xác định sở thích và kỹ năng
Xác định sở thích và kỹ năng

Sau khi đọc đến đây thì bạn cũng có thể đặt ra một thử thách cho chính mình là viết ra được 10 kỹ năng của bản thân. Tất nhiên là trừ những kỹ năng quá phổ biến mà ai cũng có thể đưa ra như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hay tin học văn phòng,...

Mẫu thư xin việc

2.2.3. Xác định giá trị mà bạn mong muốn ở nghề nghiệp của mình

Giá trị nghề nghiệp hay là điều mà bạn muốn nhận được với sự lựa chọn công việc của mình. Mỗi một sự lựa chọn được đưa ra sẽ kèm theo đó chính là mong muốn của bản thân được thỏa mãn.

Bạn lựa chọn marketing vì việc đưa ra những chiến dịch tạo nên xu hướng toàn cầu khiến bạn rất vui và tự hào. Hay làm việc nhà nước tuy lương thấp nhưng bạn lại có nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình, đó là điều hạnh phúc. Mỗi một việc làm đều sẽ mang lại cho bạn những giá trị riêng và bạn sẽ được thỏa mãn những mong muốn của bản thân thông qua sự lựa chọn nghề nghiệp của chính mình.

Do vậy mà việc bạn sẽ lựa chọn việc làm ra sao phụ thuộc vào chính những điều mà bạn muốn ở sâu thẳm trong trái tim mình.

Đáp án cho chính mình
Đáp án cho chính mình

Làm sao để biết mình thích nghề gì? Sẽ có cách để giúp bạn nhận ra đâu là nghề nghiệp cho chính mình. Và để làm được điều đó thì việc khám phá, định vị chính bản thân bạn sẽ là cách giúp bạn tìm ra được đáp án cho cuộc đời của mình. Khi ấy, cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

2.2.4. Tự mình thử sức, đúc rút kinh nghiệm

Chẳng có cách nào khác để biết được bản thân mình phù hợp với nghề gì, thích hợp làm gì khi bạn không tự mình trải nghiệm. Cách đơn giản đó là thử sức làm công việc này, trong quá trình làm bạn sẽ nhận ra ưu nhược điểm của công việc, tính đặc thù đó liệu có hợp với mình hay không? Ví dụ bạn là người hướng nội nhưng luôn muốn phá vỡ định kiến, muốn trải nghiệm một lần làm các công việc tính chất phải giao tiếp nhiều. Tại sao lại không thử trong khi bạn chưa chắc chắn rằng mình có phù hợp hay không? Tuy rằng công việc đó không phù hợp thật nhưng ít ra bạn đã có được cho mình những kinh nghiệm quý báu, đó cũng là một điểm tốt

Trên đây chính là những chia sẻ về làm sao để biết mình thích nghề gì. Mong rằng, qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lười và định hướng đúng con đường sự nghiệp trong tương lai cho bản thân nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: