Nên làm gì khi nhân viên không nghe lời và cách giải quyết phù hợp

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2022-02-21 08:27:32

Bạn đang là một người quản lý, người sếp hoặc trưởng nhóm, bạn sẽ luôn phải quản lý nhân viên của mình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhân viên khó bảo và không nghe lời bạn, vậy thì bạn sẽ xử lý ra sao? Làm gì khi nhân viên không nghe lời bạn? Đọc ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn giải quyết vấn đề “khó nhằn” này nhé!

1. Nên làm gì khi nhân viên không nghe lời của bạn?

1.1. Bí kíp giải quyết nhân viên không nghe lời

Là một người quản lý, một người giám sát nhân viên, bạn cần phải giám sát nhân viên mỗi ngày và đôi lúc, bạn gặp sự chống đối hay không nghe lời từ cấp dưới? Lúc này bạn nên làm gì? Liệu bạn đã có cách giải quyết đúng đắn trong trường hợp này hay chưa? Dưới đây là cách giải quyết giúp nhân viên nghe lời bạn.

Bí kíp giải quyết nhân viên không nghe lời
Bí kíp giải quyết nhân viên không nghe lời

1.1.1. Không tranh cãi và nổi nóng với nhân viên khó bảo

Khi nhân viên khó bảo và “cứng đầu”, nếu bạn chỉ cãi nhau hơn thua sẽ khiến tình huống càng trở nên căng thẳng. Thông thường, nhân viên thường bất đồng quan điểm với sếp nên ít khi nghe lời. Bạn cãi nhau hơn thua với họ sẽ chỉ khiến bạn ngang hàng với nhân viên và lúc này, họ đang bảo vệ quan điểm của mình gay gắt, do đó bạn càng “cãi tay đôi” với nhân viên, sẽ giống như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Bạn cần phải cố gắng giúp nhân viên đó hiểu theo tình huống công tâm và tiếp nhận kỹ càng công việc. Khi đó, nhân viên sẽ hiểu ra và nghe theo lời bạn, tự giác làm việc.

1.1.2. Có quyết định dứt khoát

Bạn cần hành động thẳng thắn trong công việc thì nhân viên mới tôn trọng bạn. Để nhân viên thấy được sự quyền uy của bạn, đừng nên chần chừ khi đưa ra quyết định nào đó. Bạn đừng nên để nhân viên thấy mình có thể điều khiển được sếp, hãy nói một là một, hai là hai và thể hiện sự chuyên nghiệp. Khi xử lý nhân viên không nghe lời cũng vậy, hãy ra quyết định dứt khoát.

Có quyết định dứt khoát
Có quyết định dứt khoát

1.1.3. Không nên cậy quyền cấp trên để ra lệnh

Thực tế, chẳng ai muốn sếp của mình thiếu tôn trọng nhân viên và lạm dụng quyền hành. Trên cương vị là một vị lãnh đạo, bạn không nên ra lệnh cho nhân viên theo cách thiếu tôn trọng, khiến cấp dưới không “tâm phục khẩu phục” và nhân viên sẽ cảm thấy như mình là một con rối khi nghe các mệnh lệnh của bạn. Bạn cần cho nhân viên hiểu rõ công việc đó là của họ, khi họ hiểu vai trò của mình, kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

1.1.4. Chấp nhận tính cách của nhân viên, không nạt nộ

Mỗi người sẽ có tính cách và sở trường khác nhau, không có sự đồng nhất, vì vậy mà nhân viên được giao đúng công việc sẽ phát huy được hết vai trò của mình. Những nhân viên giỏi hoặc có kỹ năng, tố chất nào đó sẽ làm việc vô cùng khoa học, không hành động theo kiểu máy móc.

Do đó, có muốn biết rằng vì sao họ phải làm công việc đó và muốn biết vai trò của mình. Đừng cố bắt ép hay dọa nạt nhân viên thực hiện bởi cho dù làm, kết quả công việc không đạt được tối đa. Bạn chỉ cần giải thích cho họ rõ ràng “vì sao phải làm như vậy”.

Chấp nhận tính cách của nhân viên
Chấp nhận tính cách của nhân viên

1.1.5. Không cho rằng mình luôn đúng

Dù bạn là vị lãnh đạo giỏi đến đâu đi chăng nữa, không phải lúc nào bạn cũng có thể làm hoàn hảo mọi thứ. Những nhân viên chuyên môn sẽ hiểu rõ công việc đó hơn bạn. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần lắng nghe ý kiến của nhân viên. Những người có chuyên môn cao sẽ chẳng nghe theo lời sếp răm rắp, vì vậy hãy tôn trọng cấp dưới của mình nhé!

1.2. Đã bao giờ bạn nhìn nhận lại bản thân mình?

Dù bạn là sếp hay quản lý một lĩnh vực nào đó, quy mô dù nhỏ hay lớn thì cũng chẳng phải điều dễ dàng. Bạn có thể tìm hiểu các cuốn sách về cách quản lý nhân viên, cách lãnh đạo… Từ đó, bạn có thể tự vấn lại bản thân, xem bạn đã làm đúng vai trò hay chưa. Bạn cũng cần đánh giá thái độ của mình với nhân viên xem đã đủ công tâm hay khách quan chưa. Công việc bạn giao cho nhân viên quá nhiều so với quyền lợi mà họ được hưởng hay không?

Đặc biệt, trong các công ty thì việc dùng người, giữ người rất quan trọng. Lãnh đạo nên đưa nhân viên vào khuôn khổ bằng cách quy định công việc rõ ràng. Những người không tuân thủ và khó đào tạo, bạn cần phải hành động dứt khoát. Trong một tập thể, để thành công thì không chỉ cần có duy nhất một người giỏi mà cần mọi mặt đồng điệu với nhau.

Nhìn nhận lại bản thân mình
Nhìn nhận lại bản thân mình

2. Những bước giúp bạn cải thiện thái độ chống đối của nhân viên

Bước 1: Áp dụng kế hoạch PIP – Cải thiện hiệu suất

Kế hoặc cải thiện hiệu suất (trong tiếng Anh là Performance Improvement Plan, viết tắt là PIP) được tạo ra gồm nhiều biện pháp với mục đích là đẩy mạnh sự kỷ luật, giúp nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc. Khi thực hiện kế hoạch này, bạn cần thẳng thắn trò chuyện và trao đổi với nhân viên, nếu họ không thay đổi hay có sự cố gắng, bạn có thể chấm dứt hợp đồng. Do đó, PIP khác hẳn với góp ý thông thường.

Bước 2: Theo dõi sát sao sự cố gắng, tiến bộ của nhân viên

Chắn chắn nhân viên khó có thể tiến bộ vượt bậc trong một khoảng thời gian ngắn, bởi thái độ làm việc cũng liên quan một phần đến tính cách cá nhân, do đó muốn cá nhân đó thay đổi thì cần thời gian và sự cố gắng không ngừng. Điểm mấu chốt là bạn đã nhanh chóng và kịp thời sửa chữa, chấn chỉnh các hành vi không tốt của nhân viên. Do đó, để đánh giá lại nhân viên, 2 tuần là thời gian hợp lý.

Theo dõi sát sao sự cố gắng của nhân viên
Theo dõi sát sao sự cố gắng của nhân viên

Nếu sau khoảng thời gian 2 tuần, họ cố gắng và tiến bộ, bạn có thể chúc mừng nhân viên của mình. Tuy nhiên, nếu họ vẫn không chịu thay đổi, bạn có thể cảnh cáo bằng văn bản về các vấn đề đang tồn tại ở nhân viên đó. Nếu họ vẫn không chịu cải thiện, bạn nên thực hiện đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với họ.

Hãy yêu cầu họ ký tên bên dưới tờ cảnh cáo và giải thích với người đó rằng văn bản này sẽ kèm theo hồ sơ cá nhân hay CV xin việc. Dù họ phải đối hay không, chữ ký của họ không liên quan đến việc đồng ý hay không mà chỉ thể hiện tính xác thực của cảnh cáo.

Bước 3: Nếu không nghe lời, hãy đình chỉ công việc

Bạn chỉ cảnh cáo thôi thì chưa đủ, nếu nhân viên vẫn “cứng đầu” và không cố gắng trong công việc, bạn cần thực hiện mạnh tay hơn bằng việc đình chỉ không lương.

Bạn có thể nói nhẹ nhàng để tránh tình huống thêm căng thẳng, ví dụ: “Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức để khắc phục các vấn đề còn tồn tại của bạn nhưng có vẻ nó không được cải thiện. Tuy công ty trân trọng nhân viên và vai trò của bạn trong công ty, nhưng các nhân viên khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, thái độ làm việc của bạn đang ảnh hưởng đến công ty và khiến hình ảnh công ty bị phá hỏng. Vì vậy, theo đúng kế hoạch, bạn sẽ tạm thời bị đình chỉ không lương trong vòng 3 ngày”.

Nhân viên không nghe lời nên xử lý mạnh tay
Nhân viên không nghe lời nên xử lý mạnh tay

Bước 4: Chấm dứt hợp đồng

Sau khi đình chỉ, nếu nhân viên đó vẫn không có sự thay đổi, bạn hãy để người đó nghỉ việc. Dù việc sa thải nhân viên không hề có lợi cho công ty nhưng nếu để tình trạng này tiếp diễn, công ty sẽ thiệt hại về lâu dài.

Chẳng hạn, các nhân viên khác nếu làm chung với một người bất hợp tác sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý, do đó họ có thể sang môi trường làm việc khác có thái độ đồng nghiệp tốt hơn.

Như vậy, chẳng ai muốn nhân viên có thái độ chống đối hay không nghe lời. Tuy nhiên, cách tốt nhất để duy trì hiệu suất công việc và hình ảnh của công ty, bạn cần phải mạnh tay và xử lý triệt để với những người không nghe lời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhìn nhận lại bản thân mình xem cách xử lý và thái độ của mình với nhân viên đã phù hợp hay chưa. Hy vọng bài viết về chủ đề “làm gì khi nhân viên không nghe lời” sẽ hữu ích cho bạn!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: