Kỹ năng giải quyết xung đột cho lãnh đạo doanh nghiệp!

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-05-13 14:07:22

Trong cuộc sống và quá trình làm việc, xung đột là một thành tố tất yếu xảy ra trong một tổ chức, biểu hiện bởi những bất đồng quan điểm giữa những thành viên. Một mặt xung đột tạo ra được một sự vận động và làm tiền đề cho sự ra đời của một quan điểm, phát minh mới mẻ, tăng thêm sự thấu hiểu của các thành viên. Mặt khác, những xung đột thường nhật trở thành nguyên nhân của hàng loạt mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc chung của tổ chức. Với tư cách là người quản lý thì ứng dụng kỹ năng giải quyết xung đột như thế nào cho đúng? Bạn đang đau đầu về câu hỏi này? Hãy cùng tìm câu trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tìm ra nguyên nhân thất sự của sự xung đột trong doanh nghiệp 

Trong đời sống doanh nghiệp, có đến cả trăm nghìn lý do lý giải cho những mối xung đột xảy ra. Đôi khi, đó chỉ xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ liên quan đến lợi ích và bị những người trong cuộc “xé ra to”khi lôi kéo thêm những thành viên khác cùng “tham chiến”. 

Tìm ra nguyên nhân thất sự của sự xung đột trong doanh nghiệp
Tìm ra nguyên nhân thất sự của sự xung đột trong doanh nghiệp 

Đôi khi những xung đột này diễn ra khởi phát từ việc ủng hộ một quan điểm ý kiến hoặc phản đối một chính sách vừa mới ban hành hay thậm chí là sự tổng hợp của hàng loạt những xích mích đã tồn đọng từ rất lâu. Dù với nguyên nhân gì đi nữa, khi đứng ở tư cách là người quản lý, việc đầu tiên để có thể xử lý tình huống này nhanh nhất chính là xem lại thật kỹ sự việc, xung đột xảy ra như thế và nào và tự tìm nguyên nhân chính xác của sự xung đột ấy. Nếu không thể làm một mình, hãy liên kết với các lãnh đạo của phòng ban khác để cùng “điều tra” và xác minh cụ thể và sau cùng đưa ra một hướng giải quyết công bằng nhất. Hãy đặt đúng vị trí trọng tài của mình trong cuộc phân xử, bỏ cái tôi qua một bên và đặt sự thật khách quan và lợi ích chung lên hàng đầu. Đây chính là bước đầu tiên để thể hiện cho kỹ năng giải quyết xung đột của bạn. 

Xem thêm: Công việc của giám đốc điều hành

2.  Tìm ra nút thắt của cuộc xung đột này để từ từ tháo gỡ

Nguyên nhân của xung đột có thể là vô vàn, thế nhưng nút thắt của sự việc để làm cho xung đột tại nơi làm việc đầy lên đỉnh điểm thì chỉ có một. Sau quá trình điều tra và xác minh nguyên nhân, các nhà quản lý cần tìm ra nút thắt của xung đột đó để hóa giải vấn đề.

Tìm ra nút thắt của cuộc xung đột này để từ từ tháo gỡ
Tìm ra nút thắt của cuộc xung đột này để từ từ tháo gỡ

Thường thì, nút thắt của các xung đột tập thể, có thể xuất phát từ một chính sách không hợp lòng nhân viên của cấp trên, hay một thái độ bất mãn của một cá nhân. Người quản lý cần đi tìm ra những “kẻ cầm đầu” xung đột, người tạo ra mâu thuẫn. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với người này để tìm ra được cội nguồn của vấn đề, sau đó lên phương án xử lý với nút thắt này một cách nhanh gọn nhất và hiệu quả. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể dập tắt hoàn toàn sự xung đột khi bạn tìm ra người khơi mào và lý do trực tiếp được người này khai ra khi mở đầu ra “trận chiến”.

3. Lắng nghe trước khi nói 

Thường thì rất nhiều nhà quản trị thường cậy sức mạnh, trách nhiệm rồi dùng “quyền lực” và “ uy thế” để áp chế những mẫu thuẫn hay những người tạo ra nút thắt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, đây không phải là những cách hay bởi lẽ, đó chứng tỏ rằng, bạn thiếu đi kỹ năng xử lý vấn đề. Ở một người quản lý, dù chức vụ cao đi chăng nữa, bạn cần đến nhân viên để thực hiện được những mục đích phát triển công ty, vì vậy hãy đừng chỉ quyền lực, hãy lắng nghe nhân viên của bạn nói gì.

Lắng nghe trước khi nói
Lắng nghe trước khi nói 

không lắng nghe một phía và hãy nghe nhiều phía, để đoán biết được tình hình thực tế và thấu hiểu được căn nguyên. Biết đâu đằng sau những sự thật bạn đã và đang nhìn thấy có một lý do gì đó bất khả kháng có thể thông cảm được. Từ đó, bạn biết được cách xóa tan đi mọi hiểu nhầm của các thành viên và kết nối lại để họ hợp tác hiệu quả hơn. 

Xem thêm: Trưởng phòng tổ chức hành chính

4. Đưa ra các nhiều phương án lựa chọn, gắn kết tập thể 

Khi mâu thuẫn xảy ra và bắt đầu lan rộng ra trọng doanh nghiệp, bạn đã nắm rõ được nguyên nhân và những nút thắt cũng như lắng nghe các bên. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu bạn dùng cái tôi cá nhân của mình để xác định duy nhất một giải pháp có lợi hơn cho một bên và bắt bên còn lại làm theo. Bởi lẽ, khi hai bên đều có lý lẽ riêng của họ. Bên còn lại chắc chắn sẽ cảm thấy bị bất mãn và bùng nổ mâu thuẫn mới với người đứng đầu.

Đưa ra các nhiều phương án lựa chọn, gắn kết tập thể
Đưa ra các nhiều phương án lựa chọn, gắn kết tập thể 

Để xử lý tình huống này, thay vì suy ra duy nhất một phương án tối ưu hãy đưa ra nhiều giải pháp cho tất cả các bên sau đó cùng nhau thảo luận và giải quyết, sau đó thống nhất lấy một phương án tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất. Đây chính là cách tránh đưa các bên vào tình trạng xung đột cao hơn nữa. 

Mẫu thư xin việc làm

5. Không sử dụng cái tôi cá nhân của mình để xử lý xung đột

Bạn có biết, trong một cuộc mâu thuẫn cái tôi cá nhân của mỗi người là cực kỳ cao, trong đó, không một ai, hay phe phái nào lại muốn hạ cái tôi của mình xuống để nhường nhìn bên còn lại. Khi đứng ở tư cách là người quản lý hay nằm trong lực lượng được công ty cắt cử để hòa giải các mối xung đột, tránh việc sử dụng cái tôi của mình để xem xét các vấn đề. Ngoài việc điều tra, nhìn nhận về những mâu thuẫn, nguyên nhân diễn biến thật kỹ.

Không sử dụng cái tôi cá nhân của mình để xử lý xung đột
Không sử dụng cái tôi cá nhân của mình để xử lý xung đột

Bạn hãy đứng tư cách là người ở giữa và hướng đến mục tiêu chung là lợi ích của tập thể. Nguyên tắc này ứng dụng trong việc bạn đứng ra giải quyết xung đột giữa bản thân với tập thể khác hay trong vai trò là người phán xử. Thực ra, trong môi trường công sở hay ngoài cuộc sống cũng vậy, đối khi giải quyết xung đột không phải là tìm ra anh là người đúng, ai là người sai mà là giúp hai bên thấu hiểu được vấn đề, hiểu cho nhau và hòa thuận trở lại, bỏ qua cái tôi của mình và hướng đến mục đích chung. 

Về cơ bản, đã xung đột thì nhiều người đồng ý rằng, điều này luôn mang lại những điều xấu, không hay hay cho rằng, khả năng quản lý của lãnh đạo không thật sự tốt. Nhưng từ thực tế, điều này không hoàn toàn đúng. Đôi khi, xung đột đó là tiền đề để cho ra đời những ý tưởng, phát minh mới hoàn toàn so với những điều cũ đã được doanh nghiệp ứng dụng. Hãy nghe nhân viên trình bày cái lý của họ trước sau đó, sử dụng khả năng phân tích của mình để nhìn nhận, ngoài ra cho họ cơ hội để kiểm nghiệm mức  độ đúng của ý kiến quan điểm được đưa ra. Quan trọng nhất là bạn biết suy nghĩ rằng, những điều này đều tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

6. Động viên, gắn kết các thành viên trong tập thể

Dĩ nhiên, bạn sẽ không thể trông chờ là bất kỳ khi nào cũng có những nhân viên nghe lời mình răm rắp hay có các nhân viên tự động đoàn kết gắn bó với nhau. Tuy nhiên, kỹ năng giải quyết xung đột cần mặc định xuất hiện trong đầu của bạn khi hòa vào tập thể nào đó.

Động viên, gắn kết các thành viên trong tập thể
Động viên, gắn kết các thành viên trong tập thể

Với tư cách là người quản lý, bạn có đủ thời gian, kiên nhẫn và độ khéo léo để hạn chế thấp nhất những mối nguy do xung đột tập thể mang lại bằng việc đưa ra những chương trình, chính sách kích thích sự đoàn kết của tập thể như teambuilding, thường xuyên nói chuyện, chia sẻ với nhân viên, cho làm việc nhóm, cho trình bày quan điểm của từng người trên cơ sở góp ý và đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu...Có như vậy, mới có thể đảm bảo được rằng, các thành viên trong tổ chức có thể đứng ở vị trí của nhau để thấu hiểu và thông cảm cho nhau ở mọi vấn đề và cùng đoàn kết xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của vieclam88.vn xoay quanh kỹ năng giải quyết xung đột trong doanh nghiệp dành cho quản lý. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: