Kiến trúc sư là gì? Nhiệm vụ công việc cơ bản của kiến trúc sư

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-10 12:05:11

Trước khi tiến hành thi công bất kỳ công trình xây dựng nào cần phải có người phụ trách lên kế hoạch và thiết kế bản vẽ chi tiết, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện để đảm bảo đúng theo yêu cầu đề ra. Người đó không ai khác chính là kiến trúc sư. Vậy kiến trúc sư là gì? Họ phải làm những công việc gì để hoàn thiện kế hoạch?

1. Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người phụ trách thiết kế mặt bằng, cấu trúc, không gian và dự đoán sự phát triển của công trình xây dựng từ đó đưa ra giải pháp về công năng, tính thẩm mỹ cũng như những giải pháp kỹ thuật cho các công trình, đảm bảo tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc độc đáo, tiện nghi nhất.

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ về không gian, cách sử dụng mặt bằng, cấu trúc cùng xây dựng hình thức của một công trình, đồng thời thiết kế những bản quy hoạch của các khu công nghiệp, khu dân cư hay theo một vùng cố định và dự đoán sự phát triển của nơi thực hiện. Kiến trúc sư có nhiệm vụ đưa ra những phương pháp kỹ thuật phù hợp với công năng và có gu thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau.

Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là gì?

Có thể hiểu đơn giản, kiến trúc sư sẽ đóng vai trò trung gian giữa công trình kiến trúc và người sử dụng để đảm bảo tối ưu các nhu cầu về công năng sử dụng nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ. Từ những yêu cầu của người dùng mà kiến trúc sư phải đưa ra các giải pháp về không gian - mặt bằng sử dụng phù hợp với kỹ thuật của công trình hoặc có thể tư vấn cho người dùng về vấn đề cải tạo và thay đổi công năng mới trong dây chuyền nếu cần thiết. Để trở thành kiến trúc sư ngoài khả năng chuyên môn còn cần phải có gu thẩm mỹ nghệ thuật để đem lại những tác phẩm kiến trúc vừa chất lượng vừa đẹp mắt.

Tham khảo: 8 Quy trình thiết kế kiến trúc chuẩn đét bạn không nên bỏ qua

2. Công việc cơ bản của kiến trúc sư cần phải làm

Công việc chính của kiến trúc sư chính là thiết kế bản vẽ chi tiết cho công trình thực hiện. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà kiến trúc sư sẽ có những nhiệm vụ đặc thù riêng để đáp ứng các yêu cầu và đề nghị của khách hàng về việc sử dụng không gian, mặt bằng và cấu trúc của công trình thực hiện. 

Thiết kế bản vẽ chi tiết là nhiệm vụ chính của kiến trúc sư
Thiết kế bản vẽ chi tiết là nhiệm vụ chính của kiến trúc sư

2.1. Thiết kế quy hoạch công trình 

Kiến trúc sư phải có trách nhiệm đến hiện trường khảo sát thực tế đề nắm được tình trạng xây dựng như điều kiện sống xung quanh, hệ thống lưu thông, mạng lưới cung cấp điện nước, khu dân cư,... 

Tham khảo ý kiến của người dân địa phương hoặc đối tượng sử dụng hướng đến để ghi chép lại những thông tin cần thiết hỗ trợ tìm kiếm ý tưởng và thảo luận về cách nhìn cụ thể.

Xây dựng đề cương thiết thế cùng các bước áp dụng bằng cách vẽ phối cảnh, mặt bằng, mặt đứng,... Hoàn thiện hồ sơ thiết kế và phải thực hiện bảo vệ công trình thiết kế dự kiến trước các nhà đầu tư, cơ quan chức năng, lãnh đạo về tính ứng dụng và hiệu quả thực hiện. 

Đây là một trong những tiến trình quan trọng quyết định công trình có được phép thi công hay không nên cần làm việc theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo hoàn thiện toàn diện.

Tìm hiểu về chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư

2.2. Thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Các bước thiết kế công trình cũng tương tự như thiết kế quy học cũng cần kiến trúc sư phải đi khảo sát thực địa để xây dựng đề cương công việc kèm theo những ý tưởng và hình vẽ mẫu. Đồng thời phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau từ đó hoàn thiện hồ sơ thiết kế và bảo vệ trước các bên có trách nhiệm liên quan.

Khi thông qua sự cho phép của các cơ quan chức năng và các bên liên quan thì kiến trúc sư phải có trách nhiệm giám sát thi công để đảm bảo công trình xây dựng theo đúng tiêu chuẩn và quy trình theo quy định bám sát vào bản thiết kế ban đầu.

Công việc được thực hiện dựa trên khả năng chuyên môn kết hợp với gu thẩm mỹ cá nhân đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đọc thêm: Thiết kế kiến trúc là gì? Những điều cần biết về thiết kế kiến trúc

2.3. Thiết kế nội thất trong công trình

Để thiết kế nội thất bên trong thì kiến trúc sư phải tìm hiểu về nhu cầu của người sử dụng hay nhà đầu tư để nắm được sở thích và mong muốn của họ từ đó định hướng thiết kế và bố trí các vật dụng, sắp xếp các thiết bị theo cách phù hợp nhất.

Thiết kế nội thất trong công trình
Thiết kế nội thất trong công trình

Nội thất của công trình phải đảm bảo tính đồng bộ cùng với gu thẩm mỹ cao của kiến trúc sư để sắp xếp các vật dụng như giường, bàn ghế, tủ, đèn, tường, sàn nhà,... hài hòa nhất.

2.4. Thiết kế cảnh quan xung quanh

Không chỉ chú trọng vào nội thất bên trong mà còn phải thiết kế dựa trên phong cảnh xung quanh như phong cảnh, đô thị, cảnh quan chuyên biệt để đảm sự hài hòa và đẹp mắt.

Kiến trúc sư phải có trách nhiệm thiết kế các hình khối để tạo nên 1 chỉnh thể hài hòa bằng cách chọn lọc và sắp xếp đồng nhất các yếu tố như hồ nước, nền đường, cầu vượt, thảm cỏ,... Để làm được điều đó thì kiến trúc sư phải am hiểu về sinh thái, thực vật học để bản thiết kế phù hợp với những yếu tố môi trường xung quanh.

2.5. Kết hợp với những bên liên quan

Kiến trúc sư phải đảm bảo tính khả thi và ứng dụng của công trình có sự đồng nhất cao với thực thế mà vẫn phải đáp ứng đúng các chuẩn mực về môi trường không vi phạm các luật xây dựng và quy hoạch nên cần phải phối hợp với những bên liên quan phụ trách về những lĩnh vực cụ thể như kỹ sư hoặc quản lý xây dựng, bộ phận chịu trách nhiệm về Luật quy hoạch thành phố, dự trù ngân sách dự án và bảo vệ môi trường cùng với những chuyên gia về bất động sản trong các vấn đề cần thiết.

2.6. Giám sát công đoạn thi công lắp đặt công trình theo đúng kế hoạch

Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của kiến trúc sư phải luôn trực tiếp giám sát công đoạn thi công tại hiện trường để đảm bảo chất lượng công trình. Đồng thời, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất dựa trên kế hoạch các hạng mục xây dựng bằng cách phối hợp với các bên chủ thầu hoặc quản lý xây dựng để đội ngũ thực hiện làm theo đúng quy trình, sử dụng nguyên liệu đề ra,... 

Gián sát công đoạn thi công lắp đặt công trình
Gián sát công đoạn thi công lắp đặt công trình

Trong trường hợp có bất kỳ sai sót hoặc ăn bớt nguyên liệu thi công thì phải có trách nhiệm yêu cầu xây lại hoặc chỉnh sửa như đúng kế hoạch ban đầu sau đó kết hợp với những bên chịu trách nhiệm liên quan nghiệm thu khi đã hoàn tất công trình.

Đọc thêm: Những phần mềm thiết kế nội thất bạn nên biết

2.7. Thực hiện báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý sự cố khi cần thiết

Qua việc giám sát tiến độ thi công, kiến trúc sư phải viết báo cáo công việc để từ đó đánh giá tình hình cho chủ đầu tư hoặc khách hàng về độ khả thi của công trình. Nếu như có bất kỳ đề xuất nào cần thiết cho các cá nhân liên quan hay bộ phận trong dự án phải được chỉ định dựa trên căn cứ chính xác để điều chỉnh phù hợp các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện như bổ sung nguồn nhân lực, vốn công trình hoặc thêm nguyên vật liệu cần thiết,...

Trong quá trình nghiệm thu mà phát hiện những lỗi phát sinh qua các bước lắp đặt thi công thì kiến trúc sư được phép đề xuất những biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng công trình.

2.8. Thực hiện những công việc khác liên quan

Ngoài nhiệm vụ chính là thiết kế công trình thì kiến trúc sư sẽ phải tham gia vào quản lý dự án từ khi bắt đầu kế hoạch cho tới lúc hoàn thiện công trình lắp đặt.

Đồng thời có trách nhiệm tham gia các buổi họp cùng các bên chịu trách nhiệm liên quan đến dự án để thảo luận và đóng góp ý kiến điều chỉnh thiết kế sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của các bên mà vẫn có sự đồng nhất và giữ được mục đích bản vẽ ban đầu.

Kiến trúc sư phải kiêm khá nhiều những công việc hỗ trợ hoàn thiện công trình như về nghệ thuật, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như khả năng thiết kế khác ngoài bản vẽ chi tiết như thiết kế bao bì, điêu khắc,...

3. Yêu cầu công việc đối với kiến trúc sư

Kiến trúc sư phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn cùng những tiêu chí khác về kinh nghiệm làm việc và kỹ năng nghiệp vụ, cụ thể là:

Yêu cầu công việc đối với kiến trúc sư
Yêu cầu công việc đối với kiến trúc sư

- Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp thấp nhất là bậc cao đẳng các chuyên ngành liên quan đến kiến trúc, xây dựng, thi công,...

- Kinh nghiệm làm việc: ưu tiên những người đã có kinh nghiệm trong các vị trí tương đương, tham gia vào các công trình xây dựng, thiết kế cho bất kỳ dự án nào.

- Kỹ năng nghiệp vụ: kiến trúc sư phải đảm bảo sử dụng thành thạo những phần mềm thiết kế như Microsoft, AutoCad, Revit, Photoshop,.. Đặc biệt phải có gu thẩm mỹ cao cùng kỹ năng đàm phán thuyết phục tốt khi trao đổi với khách hàng hay bảo vệ thiết kế. Ngoài ra, kiến trúc sư phải vừa có kỹ năng làm việc nhóm vừa phải làm việc cá nhân tốt cùng khả năng quản lý và giám sát công trình. Kiến trúc sư nên thành thạo tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác để phục vụ cho công việc cũng như có cơ hội làm việc với những khách hàng quốc tế.

- Phẩm chất nghề nghiệp: khối lượng công việc của kiến trúc sư khá nhiều nên cần chịu được áp lực công việc tốt cũng như đảm bảo sức khỏe trong quá trình làm việc. Phải có tinh thần trách nhiệm cao cùng sự tỉ mỉ, sáng tạo, nhiệt huyết trong công việc luôn cẩn thận và linh hoạt để ứng biến với mọi tình huống phát sinh.

4. Mức lương của kiến trúc sư hiện nay có cao không?

So với mặt bằng chung thì công việc kiến trúc sư tương đối cao bởi đòi hỏi người thực hiện có trình độ chuyên môn cao cùng những kỹ năng cần thiết, thông thường thu nhập của họ sẽ dao động từ 12 - 20 triệu/tháng.

Đây chỉ là mức lương cơ bản, ngoài ra kiến trúc sư còn được hưởng những khoản đãi ngộ khác tùy vào từng dự án thực hiện như tiền hoa hồng, bồi dưỡng, trợ cấp, lương thưởng,... Với những kiến trúc sư có trình độ cao và tiếng tăm trong ngành thì mức lương có thể lên tới hàng trăm triệu một tháng là điều bình thường, sự chênh lệch này dựa trên kinh nghiệm và khả năng của ứng viên cũng như quy mô dự án thực hiện

Mức lương của kiến trúc sư khá cao so với mặt bằng chung
Mức lương của kiến trúc sư khá cao so với mặt bằng chung

Kiến trúc sư hoàn toàn có thể nhận làm theo dự án mà không cần làm cố định cho một doanh nghiệp nào cả nếu như có mối quan hệ và được công nhận về tài năng thì mức thu nhập là không giới hạn.

Bên trên là những thông tin liên quan đến kiến trúc sư là gì cùng nhiệm vụ cơ bản mà họ phải làm. Đây là công việc tốt với mức thu nhập cao cùng nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp nếu như bạn đầu tư để nâng cao trình độ cá nhân và tích lũy trong nghề thì mức lương là không giới hạn. Để tìm hiểu thêm về các bài viết hữu ích liên quan đến ngành kiến trúc truy cập website vieclam88.vn

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: