Tìm hiểu kịch là gì? Làm thế nào để trở thành một diễn viên kịch?

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2022-01-17 09:28:44

Một vài giá trị văn hóa cổ truyền như kịch kể từ khi du nhập vào nước ta đến nay, ngày càng tỏ ra khiêm nhường và ít người biết tới. Do đó, nhiều nghệ sĩ trong làng văn học ngày càng lo ngại cho giá trị của văn hóa này. Vậy kịch là gì? Để trở thành diễn viên kịch cần có tố chất gì? Những góc khuất trong nghề kịch là gì? Cùng vieclam88.vn tìm hiểu những thông tin về kịch trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kịch là gì?

Kịch được xem là một bộ môn nghệ thuật trong ngành diễn viên điện ảnh, được biểu diễn với sự kết hợp giữa hài kịch và bi kịch ở trên sân khấu. Kịch được coi là một trong ba cách thức chính để nói lên cảm xúc cực kỳ chân thực của văn học phản ánh lại hiện thực. Kịch vừa mang tính chất kịch tính vừa có ý nghĩa hành động và thuật ngữ kịch bắt nguồn từ ngôn ngữ của Hy Lạp.

Khái niệm kịch là gì
Khái niệm kịch là gì

Kịch có đặc trưng là phản ánh và thể hiện đời sống thông qua hành động và các xung đột về tính cách, gồm cả xung đột trong xã hội. Giới nghệ sĩ dựa theo nội dung mà chia kịch ra các thể loại như sau: Hài kịch bi kịch, bi hài kịch, chính kịch, kịch hiện đại, kịch cổ điển, kịch thần thoại, kịch dân gian… Ngoài ra, nếu phân theo thời gian của các vở diễn kịch trên sân khấu thì gồm hai thể loại là kịch ngắn và kịch dài.

2. Nghề diễn viên kịch và tố chất để trở thành diễn viên kịch

2.1. Bạn biết gì về nghề diễn viên kịch?

Sau khi đã hiểu được khái niệm diễn viên kịch là gì, để trở thành diễn viên kịch, bạn cần phải biết cách biểu lộ cảm xúc, có năng lực diễn xuất cùng với biểu lộ được lời thoại do nhân vật mình đảm nhiệm ở trên sân khấu kịch. Mục đích của diễn viên này là diễn đạt được lời thoại nhân vật trong mỗi tình huống lịch và tạo được ấn tượng trong lòng khán giả.

Bên cạnh việc đọc lời thoại, để trở thành diễn viên kịch, bạn cần biết cách kết hợp nhiều cử chỉ như hát, múa để khán giả đang theo dõi có thể cảm nhận được các cung bậc cảm xúc của nhân vật mà bạn đóng.

Diễn viên kịch cần thể hiện qua nhiều hành động và cử chỉ
Diễn viên kịch cần thể hiện qua nhiều hành động và cử chỉ

Khi biểu diễn trước khán giả hay ống kính máy quay, vì mỗi nhân vật khác nhau sẽ có cách diễn đạt khác nhau, do đó diễn viên kịch cần lưu ý biểu cảm gương mặt, giọng nói và ngoại hình để biểu lộ biểu hiện của nhân vật đang đóng một cách xuất sắc.

2.2. Trở thành diễn viên kịch cần có tố chất nào?

Để trở thành một diễn viên kịch, bạn cần có các tố chất riêng thì mới có thể thành công trên con đường này.

2.2.1. Năng lực diễn xuất

Năng lực diễn xuất là yếu tố quyết định bạn có thành công với nghề diễn viên kịch hay không, bởi bạn cần có khả năng này thì mới có thể hóa thân vào nhân vật dễ dàng. Nghề diễn có bản chất chính là hóa thân thành một nhân vật nào đó gồm nhiều phương diện như các trạng thái, tính cách, độ tuổi khác nhau để có thể tái hiện được linh hồn của nhân vật trong vai diễn của mình.

Diễn xuất là yếu tố thành công với diễn viên kịch
Diễn xuất là yếu tố thành công với diễn viên kịch

2.2.2. Nắm bắt ý tưởng nhanh và biết cách tưởng tượng

Diễn viên kịch cần có khả năng nắm bắt ý tưởng nhanh và đầu óc tưởng tượng tốt thì mới có thể hiểu được hết tình huống, nội dung trong vở kịch. Qua đó, bạn mới có thể truyền đạt nội dung vở kịch qua cảm xúc, hành động và cử chỉ.

2.2.3. Sức khỏe tốt và chịu áp lực cao trong nghề diễn

Khi bắt đầu dấn thân vào con đường nghệ thuật này, bạn sẽ phải trải qua những khó khăn khác nhau và đôi khi bạn có thể muốn từ bỏ nghề. Vì vậy, bạn cần có một sức khỏe tốt và tinh thần vững chắc cho bản thân thì mới có thể nhận được những ánh hào quang trong nghề diễn.

2.2.4. Đam mê với nghề

Với ngành nghề nào cũng vậy, bạn cần phải chịu được áp lực từ nhiều phía như năng lực bản thân, thu nhập, công việc. Vì vậy, để trở thành một diễn viên kịch làm việc trong ngành nghệ thuật, bạn cần đam mê với nghề và yêu nghề.

2.2.5. Phối hợp cùng bạn diễn

Diễn viên kịch không chỉ làm việc độc lập mà cần làm việc theo tập thể, do đó bạn không thể chỉ làm việc một mình. Để tạo nên một vở diễn thành công, bạn cần phối hợp ăn ý với các diễn viên và bạn diễn của mình trong vở kịch đó.

Biết cách phối hợp ăn ý với bạn diễn
Biết cách phối hợp ăn ý với bạn diễn

3. Giới trẻ có còn thu hút bởi nghề diễn viên kịch?

Vào những thế kỷ trước, kể từ khi ra đời, kịch săn đón được rất nhiều nguồn nhân lực và trở thành một nghề mà nhiều người muốn hướng đến trong xã hội, đặc biệt là vị trí diễn viên kịch được quan tâm hơn cả. Đây là một ngành nghề biểu diễn qua truyền hình hoặc biểu diễn trên sân khấu và sử dụng lời thoại cùng khả năng diễn xuất, nhập tâm vào nhân vật để tái hiện lại nhân vật đó qua hành động, cảm xúc và cử chỉ.

Người diễn viên kịch thường hoạt động tại các sân khấu trong những nhà hát kịch, được mời tham gia đóng các phim nhựa hay xuất hiện trên truyền hình. Bên cạnh đó, nghề diễn viên kịch có chứng chỉ hành nghề nên có thể tham gia lồng tiếng cho những vở kịch được phát sóng trên tivi, đóng quảng cáo hay đọc những câu truyện cho các bạn thiếu nhi qua đài radio.

Bạn có thể tham gia đóng quảng cáo hoặc lồng tiếng với nghề kịch
Bạn có thể tham gia đóng quảng cáo hoặc lồng tiếng với nghề kịch

Do đó, bạn có thể thấy nghề diễn viên kịch là một trong những nghề có cơ hội việc làm khá cao. Tuy vậy, hiện nay có số ít bạn trẻ đang quan tâm và theo đuổi nghề kịch. Trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển và hiện đại hơn, kịch đang trở nên nhàm chán dần và nhiều người không còn muốn xem kịch. Vì vậy, nhiều người theo đuổi nghề này cũng chỉ vì thu nhập của nghề này khá cao.

Tuy vậy, không phải tất cả mọi người đều quay lưng lại với kịch. Bởi vẫn có một số người đam mê diễn kịch và dấn thân vào nghề này, đó có thể là những người xuất thân từ gia đình có nghề diễn kịch truyền thống, yêu văn chương hay có cảm hứng với những tác phẩm kịch.

4. Nghề kịch và góc tối chưa kể

Nhiều người cứ nghĩ rằng, diễn viên kịch sẽ giống như các nghề diễn viên khác, chẳng hạn như diễn viên quần chúng, có thu nhập cao chót vót và sống nhàn nhã. Tuy vậy, quan điểm này hoàn toàn sai lầm với nghề kịch.

Công việc này đòi hỏi bạn cần có nhiều thời gian để luyện tập và phát huy hết khả năng của bản thân, tuy nhiên không phải ai cũng có thể gắn bó được với quá trình này, bởi nguồn thu nhập của diễn viên kịch khá bấp bênh. Để có thể có nguồn thu nhập cao, lượng khán giả đến xem chính là yếu tố tiên quyết. Do đó, để có thể thành công hay nhận khoản thù lao lớn thì khá là khó trong nghề này.

Nghề kịch và góc tối chưa kể
Nghề kịch và góc tối chưa kể

Bên cạnh đó, ngày nay nhiều loại hình giải trí ngày càng phát triển, thu hút đông đảo được sự chú ý của khán giả, do đó mà kịch ngày càng bị bỏ bê và bị khán giả quay lưng. Vì thế mà có rất nhiều người bất đắc dĩ phải chia tay với nghề vì đồng lương quá ít ỏi. Số ít người còn theo nghề kịch đến bây giờ, họ chính là những người yêu diễn kịch và sân khấu kịch với họ chính là hơi thở, là cuộc sống.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kịch là gì, những tố chất để trở thành một diễn viên kịch và một số góc khuất trong nghề kịch. Tuy nghề kịch ngày càng gian truân và mai một, tuy nhiên nếu bạn đam mê với nghề kịch và muốn dấn thân với nghề này, bạn có thể thử sức mình và dấn thân vào con đường nghệ thuật này. Chúc bạn thành công!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: