Khó khăn khi làm việc nhóm - Teamwork liệu có thực sự dễ dàng?

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-05-03 10:13:35

Làm việc nhóm được xem là một trong những kỹ năng mà bất cứ ứng viên nào cũng cần có. Và với vai trò của một người lãnh đạo thì việc nắm bắt những khó khăn khi làm việc nhóm là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho các leader có thể có được cho mình những biện pháp khắc phục và phản ứng một cách kịp thời, hiệu quả nhất để có thể giúp cho công việc của cả đội được thuận buồm xuôi gió. Vậy, đâu là các khó khăn khi làm việc nhóm thường gặp nhất? Cùng tìm hiểu nhanh về các khó khăn khi làm việc nhóm qua bài viết dưới đây nhé!

Làm việc nhóm hay còn được biết đến với cái tên là teamwork có lẽ không quá xa lạ với chúng ta. Làm việc trong cùng một tập thể thì teamwork chính là một quá trình phát huy được những ưu điểm của những cá nhân được tụ họp lại. Như ông bà ta vẫn thường nói “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Điều này cho thấy được rằng sức mạnh của tập thể sẽ tạo nên thành công nếu như chúng ta biết đoàn kết. Tuy nhiên, một tập thể lại bao gồm rất nhiều cá nhân, mỗi một cá nhân lại có tính cách và suy nghĩ khác nhau. Do vậy mà việc gặp khó khăn khi làm việc nhóm là điều khó tránh khỏi. 

Nắm bắt những khó khăn thường gặp sẽ giúp các leader có thể có cho mình những cách ứng xử và biện pháp khắc phục một cách nhanh chóng hiệu quả nhất. Và ngay dưới đây sẽ là những khó khăn khi làm việc nhóm thường gặp nhất mà các bạn có thể tham khảo.

1. Tạo dựng sự tin tưởng

Đối với làm việc nhóm thì điều quan trọng nhất chính là sự tin tưởng lẫn nhau. Tin tưởng vào người leader và tin tưởng vào những thành viên khác trong nhóm. Chỉ khi mọi người tin tưởng nhau thì hiệu quả của công việc mới đạt được năng suất cần có và sức mạnh của tập thể mới có thể được phát huy.

Khó khăn khi làm việc nhóm
Khó khăn khi làm việc nhóm

Nếu như không có sự tin tưởng, bạn sẽ luôn nghi ngờ hiệu quả công việc của người khác, dẫn đến phong cách làm việc cá nhân khi bạn quá cầu toàn và muốn đảm bảo mọi thứ một cách trọn vẹn nhất và điều này sẽ khiến bạn ôm hết mọi việc vào người. Điều này khiến cho sự đoàn kết của một tập thể bị phá vỡ cùng với đó chính là văn hóa cá nhân khi ai làm việc của người đó và không quan tâm đến nhau. 

Trong khi đó, việc bạn có một môi trường làm việc mà sự tin tưởng được đề cao sẽ giúp bạn có thể đủ tự tin để phát huy năng lực và thể hiện được tài năng của mình trong công việc. Đồng thời, đây cũng sẽ là điều kiện tốt để các thành viên trong nhóm có thể thoải mái chia sẻ hay nêu các ý kiến cá nhân của mình. Đây sẽ chính là cách có thể tháo gỡ được những khó khăn mà cả nhóm mắc phải.

Tuy nhiên, việc có thể tin tưởng lẫn nhau không phải là điều đơn giản hay dễ dàng. Sự tin tưởng là cả một quá trình gắn bó, làm việc và quan sát nhau. Vì thế mà với các leader hay những thành viên khác cần thể hiện sự cởi mở trong quá trình tương tác với người khác và không nên để cái tôi của bản thân quá lớn trong việc nhìn nhận, đánh giá các thành viên trong nhóm.

Tạo sự tin tưởng
Tạo sự tin tưởng

Xem thêm: Mô tả công việc trưởng nhóm  kinh doanh

2. Thường ngại với việc tạo ra xung đột và nể nang lẫn nhau

Trong một tập thể, người ta vẫn thường nói “dĩ hòa vi quý” để tránh cho việc xảy ra các xung đột. Thế nhưng, việc này không đồng nghĩa với việc các tranh luận cần thiết cũng không được xảy ra để có thể đưa ra những ý kiến tốt nhất cho công việc của cả nhóm. 

Có những việc chúng ta nên dùng thái độ hòa hoãn để công việc của nhóm có thể được tiến hành suôn sẻ và có những việc cần có sự tranh luận được tạo ra, các chất vấn cần được nêu ra để cả nhóm có thể cùng thảo luận, đóng góp hiệu quả. Chỉ có như vậy thì công việc của một tập thể mới đạt được hiệu quả cần có.

Thêm vào đó, việc lẫn lộn giữa tình cảm và công việc chung diễn ra khá phổ biến. Đôi khi chúng ta vì quá nể nang ai đó mà việc phản bác ý kiến hay đặt câu hỏi ngược lại thường không được thực hiện. Điều này sẽ dẫn đến sự xuề xòa và dễ dãi trong công việc chung và vô tình làm giảm đi sự hiệu quả mà cả nhóm bạn có thể làm tốt hơn mức đó rất nhiều.

3. Quá thụ động, lười đưa ra ý kiến 

Nếu đã từng làm việc nhóm dù to hay nhỏ, dù ở trường học hay nơi làm việc thì đây có lẽ là thành phần không bao giờ thiếu. Trong một nhóm sẽ luôn có thành phần chỉ ngồi im và không bao giờ có ý kiến gì cả. “Ba cũng ừ, tư cũng gật” và được giao việc gì thì làm việc đó. 

Thụ động
Thụ động

Những thành phần này không phải là không có năng lực làm việc, đôi khi công việc được họ thực hiện lại có những hiệu quả bất ngờ. Thế nhưng, về bản chất thì những đối tượng này không có những đóng góp tích cực nào cho công việc chung của cả nhóm, tức là họ chỉ ngồi đấy, ai nói gì cũng tán thành và thái độ này được xem là một trong những thái độ có sự độc hại và ảnh hưởng khá nhiều tới công việc và kết quả tạo ra của cả nhóm.

Không những vậy, sự thụ động cho thấy được họ thực sự kém tự giác và không tích cực với công việc của nhóm. Chính vì thế mà đôi khi chúng ta sẽ có thể trải qua trường hợp cân team, có những người thì phải làm hết mình còn có những người thì lại khá thảnh thơi.

4. Tỏ thái độ bất mãn và không quan tâm tới công việc chung

Trái ngược với những người thích thụ động thì có những người lại rất hay đưa ra các ý kiến đối với công việc chung. Điều này sẽ là điều rất tốt nếu như họ không cho rằng ý kiến của mình là đúng nhất, mình là giỏi nhất và tỏ thái độ bất mãn một cách khá rõ ràng khi ý kiến của mình bị bác bỏ.

Không quan tâm tới việc chung
Không quan tâm tới việc chung

Và khi ấy, họ sẽ không quan tâm tới công việc của cả nhóm ra sao và có xu hướng mặc kệ, coi như mọi chuyện không liên quan đến mình và ngồi làm những việc riêng khác. 

Nếu như cứ tiếp diễn như vậy thì chắc chắn nội bộ của nhóm sẽ xảy ra lục đục và nguy cơ tan vỡ cũng sẽ rất cao. Khi ấy, công việc vừa không được đảm bảo mà ngay cả một nhóm hoàn chỉnh cũng chưa chắc đã có thể trụ vững.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên tổ chức sự kiện

5. Thường đùn đẩy trách nhiệm 

Đối với làm việc nhóm thì việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc không thảo luận cụ thể và rạch ròi sẽ khiến cho việc phân công cũng trở nên mù mờ hơn và mọi người ai cũng sẽ nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của mình. Để rồi từ đó, khi sự kém hiệu quả đã được mọi người nhìn thấy thì không một ai đứng ra chịu trách nhiệm cho những sai sót này. 

Không những vậy, xu hướng bao biện và việc lấy đủ các lý do khác nhau để biện minh cho sự thất bại là điều rất dễ gặp. Một là đổ trách nhiệm cho người khác và hai là từ chối làm sao để trách nhiệm đó không thuộc về mình.

Đùn đẩy trách nhiệm
Đùn đẩy trách nhiệm

6. Để cái tôi quá lớn vào công việc chung

Những nhân tài trong một nhóm là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả và đảm bảo được kết quả công việc. Thế nhưng, sự tinh túy trong kiến thức và kinh nghiệm cần được chia sẻ trong một nhóm thì mới có thể phát huy được vai trò của tập thể. Nếu như bạn để cái tôi của mình quá lớn trong công việc chung thì ai cũng sẽ khiến bạn khó chịu và bạn cũng sẽ trở thành nhân tố bị ghét nhất nhóm. Một nhóm làm việc tốt và được đánh giá cao chính là nhóm phát huy được tính đồng đội và sẵn sàng để chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. 

Mẫu đơn xin việc

7. Thiếu sự tương tác với nhau

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thì làm việc online đang khá phổ biến. Bên cạnh các lợi ích thì làm việc từ xa là một trong những cách gây kém hiệu quả của công việc nhóm nhất. Đây chính là một trong những khó khăn khi làm việc nhóm tiêu biểu của thời đại công nghệ.

Cho dù bạn có thể nhìn thấy mặt nhau nhưng việc đối mặt trực tiếp và có sự tương tác trực diễn bao giờ cũng sẽ có hiệu quả hơn so với việc gặp gỡ nhau qua màn hình. Đôi khi, chính điều này sẽ khiến cho việc tương tác, trao đổi kém đi ý nghĩa cần có, sự hiệu quả giảm sút rõ rệt theo thời gian. Và đến một lúc thì gặp gỡ chỉ còn là hình thức mà thôi.

Thiếu tương tác
Thiếu tương tác

Sự xa cách về mặt không gian, đi8ja lý vô hình chung đã khiến cho việc tương tác giữa người với người và con người với xã hội trở nên kém đi. Trong khi đó, việc gặp trực tiếp giúp chúng ta có thể nắm bắt và thu nhận tín hiệu từ những người khác qua nhiều phương thức hơn, từ lời nói, ánh mắt cho đến các cử chỉ,... Điều này giúp chúng ta có thể hiểu nhau hơn và làm việc được ăn ý hơn rất nhiều.

8. Quá quan tâm tới việc thắng - thua, được - mất

Những lợi ích cá nhân là điều mà chúng ta thường quan tâm hơn cả khi làm việc tập thể. Thực tế là chúng ta có xu hướng quan tâm nhiều hơn việc mình được gì và mất gì thay vì để ý tới kết quả, hiệu quả của công việc nhóm. 

Đây thực sự là một điều không nên có khi chúng ta sống và làm việc trong một tập thể. Việc quá để ý đến lợi ích bản thân sẽ khiến chúng ta sa đà vào những việc làm tiểu tiết mang lại ý nghĩa cho mình nhiều hơn là suy nghĩ tới đại cục. Điều này được xem là điểm yếu cũng như khó khăn khi làm việc nhóm mà diễn ra khá phổ biến hiện nay.

Thắng - Thua
Thắng - Thua

Làm việc nhóm không đơn giản chỉ là chúng ta ngồi lại và thảo luận với nhau mà nó còn hơn thế. Các bạn sẽ cần phải sử dụng năng lực của mình để hoàn thành công việc chung và phải có phong cách ứng xử trong nhóm sao cho hài hòa nhất nhằm tăng hiệu quả của quá trình làm việc nhóm. Do vậy, mỗi thành viên trong nhóm cần có sự tự giác trong việc ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình với công việc nhóm ra sao để có thể phát huy tốt nhất được sức mạnh của tập thể, từ đó mở ra những cơ hội cho chính mình.

Trên đây chính là những chia sẻ về khó khăn khi làm việc nhóm. Hy vọng rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích nhất với các bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: