Khiếu nại là gì? Giúp bạn phân biệt khiếu nại với tố cáo

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2020-01-14 18:02:28

Trước pháp luật con người được thể hiện quyền công dân, được bảo vệ và hơn hết là được “thi hành luật pháp”. Khiếu nại là một trong những quyền hạn mà pháp luật cho phép tất cả chúng ta được thực hiện. Vậy liệu bạn có hiểu thật rõ khiếu nại là gì và quyền hạn của mình trong việc khiếu nại như thế nào hay không?

Hãy đọc bài viết này và nói chúng tôi biết, bạn có đang hiểu đúng về khiếu nại và đã từng sử dụng quyền hạn pháp luật đó trong cuộc sống hàng ngày hay chưa nhé.

Việc Làm Ngành Luật

1. Khám phá khiếu nại là gì?

Thuật ngữ khiếu nại được các văn bản pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể tại Khoản 1, Điều 2 trong Luật khiếu nại. Theo đó, khiếu nại chính là việc người công dân, cán bộ, công chức hoặc cơ quan, tổ chức đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện xem xét lại những hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định thực hiện kỷ luật các cán bộ, công chức nếu có được căn cứ chứng tỏ rằng quyết định/ hành vi đó của họ là đang xâm phạm vào quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trái với pháp luật quy định.

Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là gì?

Nói tới khiếu nại, sẽ có rất nhiều khái niệm khác liên quan cần được làm sáng tỏ. Ngay sau đây chúng ta cùng điểm qua một vài khái niệm có liên quan, được cho là quan trọng trong quá trình tìm hiểu về quyền khiếu nại của công dân.

Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên tư vấn luật

2. Lý giải một vài khái niệm có liên quan đến khiếu nại

2.1. Đơn khiếu nại là gì?

Việc khiếu nại không được thực hiện qua lời nói xuông mà cần được trình bày qua đơn thư khiếu nại. Do đó các bạn cũng cần phải nắm bắt được đơn, thư khiếu nại là gì? Đơn khiếu nại thường viết theo mẫu có sẵn, đúng form chuẩn nhà nước quy định.

Trong lá đơn khiếu nại, người khiếu nại cần đưa ra những hành vi vi phạm, sai trái của những cá nhân hay tổ chức nào đó đã gây tổn hại đến quyền lợi của mình. Dựa vào đơn khiếu nại, những người có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét vấn đề để xác định xem người viết đơn khiếu nại có đưa ra đủ cơ sở luận tội đối tượng bị khiếu nại hay không.

TẢI MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI TẠI ĐÂY:

ĐƠN KHIẾU NẠI.doc

2.2. Quyền khiếu nại là gì?

Quyền khiếu nại là gì?
Quyền khiếu nại là gì?

Quyền khiếu nại là gì cho ví dụ là những thông tin kiến thức cơ bản mà người công dân phải nắm được. Quyền khiếu nại là quyền của người công dân về việc khiếu nại đã được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại thì đồng nghĩa vời việc các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, do đó họ cần phải hiểu rõ hơn nữa giải quyết khiếu nại là gì và các yêu cầu trong quá trình giải quyết khiếu nại.

2.3. Người khiếu nại là gì?

Người khiếu nại là chủ thể trực tiếp thực hiện quyền khiếu nại. Người khiếu nại sx viết đơn khiếu nại gửi đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại cần phải nắm bắt rõ luật khiếu nại là gì để thực hiện đúng quyền khiếu nại của mình.

Hiểu được thế nào là người khiếu nại thì bạn cũng sẽ biết người bị khiếu nại là gì. Họ chính là những người bị người khác cho rằng đã vi phạm những điều trái với pháp luật, và phải tiếp nhận sự giải quyết theo Luật khiếu nại của Nhà nước.

2.4. Thời hiệu khiếu nại là gì?

Thời hiệu khiếu nại là gì
Thời hiệu khiếu nại là gì

Thời hiệu hay thời hạn khiếu nại là gì được xác định rõ ràng trong văn bản luật theo quy định của pháp luật về Luật khiếu nại. Trong đó, thời hiệu khiếu nại chính là thời hạn mà pháp luật đã quy định khi hết thời hạn đó người chủ thể khiếu nại sẽ mất đi quyền khiếu nại.

2.5. Hành vi hành chính bị khiếu nại là gì?

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu hành vi hành chính là gì? Đó chính là những hành vi của cơ quan hành chính nhà nước và hành vi của những người có thẩm quyền ở trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hành vi này được xét ở phạm trù làm hay không làm nhiệm vụ, công vụ theo quy định được ban hành bởi pháp luật. Khi hành vi hành chính bị khiếu nại có nghĩa là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước và hành vi của những người có thẩm quyền bị cho rằng vi phạm vào quy định của luật pháp.

2.6. Thụ lý giải quyết khiếu nại là gì?

Thụ lý giải quyết khiếu nại là gì?
Thụ lý giải quyết khiếu nại là gì?

Thụ lý giải quyết khiếu nại là thời hạn giải quyết khiếu nại trong thời gian nhất định được Nhà nước quy định. Trong thời hạn 10 ngày, người có thẩm quyền sẽ có nghĩa vụ thụ lý giải quyết việc khiếu nại thông qua văn bản thông báo cho người khiếu nại, các đơn vị, cá nhân liên quan . Thời hạn giải quyết khiếu nại sẽ được tiến hành trong vòng không quá 30 ngày tính từ ngày thụ lý khiếu nại.

2.7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là gì

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là việc xác định rõ người có trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại và giải quyết những loại khiếu nại nào. Chẳng hạn như thẩm quyền giải quyết khiếu nại ở cấp bậc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã – phường, thị trấn là gì; thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tỉnh ủy ban nhân dân cấp huyện là gì, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan,… Khi thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tất cả các đối tượng đều phải hiểu có quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của Nhà nước. Do đó, các đối tượng trên đều phải hiểu rõ quyết định giải quyết khiếu nại là gì và những thủ tục giải quyết khiếu nại là gì.

2.8. Đối thoại khiếu nại là gì?

Đối thoại khiếu nại là hành vi trao đổi, trò chuyện, giải thích trực tiếp về vấn đề khiếu nại cần giải quyết giữa người có thẩm quyền và người khiếu nại. Mục đích của việc đối thoại khiếu nại là để công khai minh bạc các hồ sơ vụ việc đang được khiếu nại để đi tới việc giải quyết, làm rõ những nội dung khiếu nại cũng như yêu cầu của người đi khiếu nại, người bị khiếu nại.

Tìm hiểu thêm: Khiếu kiện là gì?

3. Xác định các nội dung liên quan đến khiếu nại

3.1. Mục đích của khiếu nại là gì?

Rất đơn giản để hiểu được mục đích của  việc khiếu nại là gì, đó chính là nhằm bả vệ quyền cũng như lợi ích của chủ thể khiếu nại, khi chủ thể đó cảm thấy quyền lợi của mình đang bị một cá nhân, tổ chức nào đó xâm phạm đến.

3.2. Nội dung khiếu nại là gì?

Nội dung khiếu nại chính là vấn đề mà người khiếu nại muốn đề cập đến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mà vấn đề đó chính là sự ảnh hưởng đến quyền lợi của người khiếu nại do người bị khiếu nại tạo gây ra. Khi giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền cần phải căn cứ cụ thể vào nội dung khiếu nại là gì để giải quyết.

3.3. Đối tượng của khiếu nại là gì?

Đối tượng của khiếu nại hay cũng chính là đang nói tới đối tượng c ủa khiếu nại hành chính, đã được quy định rõ trng pháp luật xác định đối tượng khiếu nại chính là những quyết định hành chính quyết định kỷ luật cán bộ - công chức, hành vi hành chính. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định hành chính và các hành vi hành chính đều được liệt kê vào thành đối tượng hành chính.

Đối tượng của khiếu nại là gì?
Đối tượng của khiếu nại là gì?

Thông thường khi nhắc tới khái niệm khiếu nại là gì, người ta sẽ nhắc liền bộ đôi khiếu nại là gì tố cáo là gì. Do hai khái niệm này ở gần nhau, có những điểm giống nhau nhưng giữa chúng khác biệt nhau hoàn toàn. Vậy bạn có biết sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì hay không?

Đọc thêm: Đơn tố cáo là gì?

Đó là lý do chúng ta cần khám phá tiếp nội dung bên dưới đây: 

4. Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại có căn cứ pháp lý dựa vào Luật Khiếu nại năm 2011 còn căn cứ pháp lý của tố cáo là Luật tố cáo 2018.

Khác nhau về khái niệm:

- Khiếu nại là việc mà người cá nhân, tổ chức, công chức - cán bộ đưa ra đề nghị đối với những người có thẩm quyền xem xét lại đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính đưọc cho là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của người khiếu nại .

- Tố cáo là hành động người công dân báo cho những người, những đơn vị có thẩm quyền rằng có cá nhân, tổ chức nào đó có hành vi vi phạm pháp luật và hành vi này đã gây ra những thiệt hại, thậm chí là đe dọa đối với lợi ích Nhà nước, quyền – lợi ích hợp pháp của người công dân.

Khác nhau về chủ thể thực hiện

Phân biệt khiếu nại và tố cáo
Phân biệt khiếu nại và tố cáo

- Khiếu nại có 3 chủ thể thực hiện bao gồm: Công dân, Cán bộ - công chức, Tổ chức

- Tố cáo chỉ có một chủ thể thực hiện là người công dân

Đối tượng của khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào?

- Đối tượng được xác định trong hoạt động khiếu nại bao gồm:

+ Quyết định hành chính

+ Quyết định kỷ luật đối với các cán bộ, công chức

+ Hành vi vi phạm hành chính của các cơ quan hành chính thuộc sự quản lý của Nhà nước, của những người có thẩm quyền ở trong cơ quan hành chính Nhà nước.

- Đối tượng của tố cáo chỉ có một đó là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ người công dân nào.

Yêu cầu về thông tin

Khiếu nại không đưa ra bất cứ yêu cầu nào về thông tin còn trong luật tố cáo, người tố cáo sẽ phải trình bày trung thực nội dung tố cáo. Nếu như trình bày không trung thực, người tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm với tội Vu khống theo Bộ luật Hình sự.

Quyền của chủ thể

Khiếu nại sẽ không được bảo vệ quyền của chủ thể còn tố cáo thì được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, tài sản, vị trí công tác, danh dự, nhân phẩm,…

Sự khác biệt của thời hiệu giải quyết

Khiếu nại có thời hiệu giải quyết trong vòng 90 ngày tính từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc quyết định hành vi hành chính. Còn tố cáo sẽ được giải quyết cho đến khi vấn đề được giải quyết triệt để.

Nói chung, thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu rõ được định nghĩa khiếu nại là gì và một vài vấn đề liên quan đến khiếu nại như thời hạn giải quyết khiếu nại là gì, đối tượng thực hiện quyền khiếu nại là gì,… Qua những thông tin này chúng ta hoàn toàn có thể trau dồi, tích lũy thêm một nguồn kiến thức luật pháp bổ ích giúp các bạn sống và làm việc tuân thủ các quy phạm chuẩn mực của xã hội hơn, từ đó góp phần xây dựng nên một xã hội hiện đại, văn minh và một lối sống lành mạnh.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: