Khiếu kiện là gì? Tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-05-28 14:27:14

Khiếu kiện, chắc hẳn không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta nữa đúng không nào? Có thể nói nó sẽ thật quen thuộc nếu như bạn đã từng vài lần dự một phiên tòa nào đó. Thế nhưng bạn có hiểu bản chất thật sự của khiếu kiện là gì không? Cùng theo dõi bài viết bên dưới đây để hiểu hơn về điều này nhé. 

Việc Làm Luật

1. Tìm hiểu xem khiếu kiện là gì?

Có thể nói vấn đề kiện tụng, tòa án khi nhắc đến là có khá nhiều người rụt rè, và không hiểu, theo quan điểm của nhiều người, họ cũng không muốn dính đến vấn đề này, bởi nó liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên trong cuộc sống của chúng ta thì không thể nói trước được điều gì, chính vì thế mà nếu lỡ như một ngày nào đó bạn phải đứng ra trước tòa để bảo vệ quyền, lợi ích cá nhân của mình thì chắc chắn phải hiểu về nó. Vậy thì hiểu trước còn hơn hiểu sau và hiểu về các vấn đề khiếu kiện, khiếu nại cũng sẽ giúp bạn tăng vốn hiểu biết của mình hơn. Chính vì thế mà hãy bỏ ra một chút thời gian để cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

 Tìm hiểu xem khiếu kiện là gì?
 Tìm hiểu xem khiếu kiện là gì?

Khiếu kiện có thể bạn sẽ nghe đến khá ít, chủ yếu là nghe đến khiếu nại là nhiều, tuy nhiên đây là hai từ xuất hiện khá nhiều và chủ yếu trong tố tụng. Khiếu kiện được hiểu chính là trong các mối quan hệ cá nhân với nhau, mối quan hệ tổ chức với nhau, hay là mối quan hệ của cá nhân với tổ chức thì khiếu kiện ở đây sẽ đóng vai trò là đảm bảo quyền và lợi ích, danh tính của các bên.

Việc khiếu kiện này chính là việc đã có một quyết định nào đó được đưa ra rồi, thế nhưng cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia vụ tố tụng đó lại không đồng ý, chấp nhận với kết quả. Họ sẽ thực hiện khiếu nại quyết định hành chính đó, đây còn được gọi là khiếu kiện hành chính đến tòa án. Việc khiếu kiện tức là việc mà cá nhân đó đang thực hiện quyền khiếu nại của mình và được phép chọn tòa án giải quyết việc này.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về khái niệm của khiếu kiện rồi đúng không nào? Tuy nhiên cùng đừng bỏ lỡ các nội dung trong các phần sau nhé, bởi đây sẽ là những nội dung khiến cho bạn hiểu hơn về khiếu kiện đó. 

Tham khảo: Đơn tố cáo là gì? Những thông tin quan trọng cần biết về đơn tố cáo

2. Bạn cần phải hiểu rõ “khiếu kiện” và “khiếu nại” là khác nhau

Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có rất nhiều từ ngữ được sử dụng thể hiện sự phong phú của tiếng Việt. Tuy nhiên điều này không thể tránh khỏi sự nhầm lẫn của các từ với nhau. Đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật, tố tụng thì có quá nhiều từ được sử dụng như: khiếu nại, khiếu kiện, kiện tụng, bị can, bị cáo,...những từ này không tránh khỏi làm cho người khác bị nhầm lẫn nếu như họ không am hiểu chuyên sâu về luật pháp và kiện tụng. Trong bài ngày hôm nay chúng ta đang tìm hiểu về “khiếu kiện” chính vì thế mà trong nội dung phần này chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy những điểm khác nhau giữa “khiếu kiện” và “khiếu nại”. Hai cụm từ gây nhầm lẫn nhiều nhất.

2.1. Khác nhau ở khái niệm

Khác nhau ở khái niệm
Khác nhau ở khái niệm

Đầu tiên hai từ này chúng khác nhau ở khái niệm nhé, ở hai khái niệm này bạn sẽ thấy ngay được điểm khác nhau của chúng. 

- Về khái niệm khiếu nại: Khiếu nại là việc mà một công dân, hay cơ quan hay một chức, một cán bộ, một công chức nào đó tuân theo thủ tục của luật khiếu nại quy định thì sẽ được quyền đề nghị lên các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền phải xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của một cơ quan có thẩm quyền đã quyết định hình thức kỷ luật cán bộ hoặc công chức khi có căn cứ buộc hành vi đó là trái với quy định của pháp luật và điều đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích của chính mình.

- Về khái niệm khiếu kiện: Khiếu kiện được hiểu chính là việc mà các cá nhân hay cơ quan tổ chức thực hiện khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính nào đó đến tòa án. Hay điều này còn được gọi là khởi kiện vụ án hành chính tại tòa.

2.2. Khác nhau ở chủ thể

Khác nhau ở chủ thể
Khác nhau ở chủ thể

- Chủ thể của khiếu nại bao gồm như sau:

+ Người thực hiện khiếu nại

+ Người bị khiếu nại

+ Người sẽ thực hiện giải quyết khiếu nại

+ Người có thẩm quyền và những nghĩa vụ liên quan

- Chủ thể của khiếu kiện sẽ bao gồm như sau:

+ Người thực hiện khởi kiện

+ Người bị khởi kiện

+ Người có quyền lợi và những nghĩa vụ có liên quan

Như vậy có thể thấy được chủ thể của khiếu kiện sẽ ít hơn khiếu nại một chủ thế là người thực hiện giải quyết.

2.3. Khác nhau ở đối tượng

Khác nhau ở đối tượng
Khác nhau ở đối tượng

- Về đối tượng của khiếu nại bao gồm như sau: các quyết định các hành vi hành chính của các cơ quan hành chính, của những người có đầy đủ năng lực và quyền hạn trong cơ quan nhà nước, các quyết định thực hiện kỷ luật cán bộ hoặc công chức. (Tham khảo luật khiếu nại)

- Về đối tượng của khiếu kiện sẽ bao gồm như sau: các quyết định hành chính, hành vi hành chính, các quyết định kỷ luật về buộc phải thôi việc của viên chức đang đảm nhận chức vụ từ tổng cục trưởng và các cấp tương đương trở xuống, các quyết định giải quyết việc khiếu nại về việc cạnh tranh, hay là đối tượng còn có các danh sách cử tri. Trong đó ở đối tượng đầu tiên thì sẽ TRỪ các trường hợp như sau: Các quyết định hành chính và hành vi hành chính thuộc bí mật của nhà nước, quốc phòng an ninh, ngoại giao, quyết định và hành vi của một tòa án trong việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính, xử lý các hành vi gây rối, cản trở hoạt động, hoặc là các quyết định, hành vi hành chính mang tính chất là của một cơ quan, tổ chức nào đó.

Đọc thêm: Khiếu nại là gì? Giúp bạn phân biệt khiếu nại với tố cáo

2.4. Khác nhau ở hình thức thực hiện

Về hình thức của khiếu nại và khiếu kiện cũng sẽ khác nhau như sau:

- Hình thức thực hiện khiếu nại: Nếu như bạn muốn khiếu nại quyết định hay hành vi hành chính thì có thể thực hiện theo hai cách. Thứ nhất là đến trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện khiếu nại. Thứ hai bạn có thể thực hiện khiếu nại một cách gián tiếp thông quan đơn khiếu nại gửi đi.

Hiện nay việc áp dụng hai hình thức khiếu nại này đang được thực hiện một cách rất linh hoạt và phổ biến, thông thường nếu như bạn muốn chắc chắn thì có thể đến trực tiếp tại cơ quan đó để khiếu nại. Còn nếu như quá mất thời gian cho việc di chuyển thì cũng có thể viết đơn khiếu nại và gửi đi.

- Về hình thức thực hiện của khiếu kiện: Đặc biệt hơn một chút thì hình thức của khiếu kiện chính là thực hiện bằng đơn khởi kiện. Tức là bạn chỉ có một hình thức thực hiện và phải viết đơn bằng văn bản chứ không được đến trực tiếp như khiếu nại.

2.5. Khác nhau ở thời gian thực hiện

Khác nhau ở thời gian thực hiện
Khác nhau ở thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện hay còn gọi là thời hiệu của khiếu nại và khiếu kiện cũng có phần khác nhau.

- Về thời gian của khiếu nại sẽ được quy định như sau: Sẽ là 90 ngày được tính từ khi nhận được đơn khiếu nại do cá nhân khiếu nại gửi.

- Về thời gian của khiếu kiện sẽ được quy định như sau: Sẽ được chia thành hai trường hợp là chưa khiếu nại và đã khiếu nại, cụ thể:

+ Đối với trường hợp chưa khiếu nại: Thời gian được tính từ khi nhận được, hoặc biết quyết định hành chính, hành vi hành chính, các quyết định thôi việc là 1 năm. Còn đối với thời gian là 30 được tính từ khi nhận được các quyết định giải quyết khiếu nại về xử lý cạnh tranh. Còn đối với từ ngày nhận được các kết quả giải quyết về lập danh sách cư tri, hoặc có thể là kết thúc thời gian cho phép mà không nhận được kết quả giải quyết sẽ là trước 5 ngày bầu cử.

+ Đối với trường hợp mà đã khiếu nại thì thời gian được quy định: sẽ được tính là 1 năm bắt đầu từ khi nhận được quyết định giải quyết lần thứ nhất hoặc thứ hai về khiếu nại. Hoặc thời gian sẽ được tính là 1 năm bắt đầu từ khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại, mà trường hợp này không được giải quyết, cũng không có văn bản nào trả lời, thông báo kết quả cho người thực hiện khiếu nại.

Như vậy có thể thấy về thời gian của khiếu nại sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với khiếu kiện, vì nó phải chia làm nhiều trường hợp và các mốc thời gian, thời hiệu khác nhau.

Có thể bạn quan tâm: Thời hiệu là gì? Click để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như các vấn đề liên quan đến thời hiệu.

2.6. Khác nhau ở việc thụ lý giải quyết

Không chỉ khác nhau trên những phương diện trên mà ngay cả việc thụ lý giải quyết giữa khiếu nại và khiếu kiện cũng có điểm khác nhau.

2.7. Khác nhau ở các giai đoạn giải quyết

Khác nhau ở các giai đoạn giải quyết
Khác nhau ở các giai đoạn giải quyết

Về các giai đoạn giải quyết công việc cũng có phần khác nhau, đối với khiếu nại thì sẽ có 5 giai đoạn khác nhau, còn đối với khiếu kiện sẽ có 6 giai đoạn. Cụ thể như sau:

- Khiếu nại bao gồm 5 giai đoạn giải quyết như sau:

+ Giai đoạn thụ lý các khiếu nại

+ Giai đoạn giải quyết các khiếu nại lần đầu

+ Giai đoạn giải quyết các khiếu nại lần thứ hai (nếu như xảy ra)

+ Giai đoạn khởi kiện ra tòa (nếu như có)

+ Giai đoạn thi hành các quyết định của khiếu nại

- Khiếu kiện bao gồm 6 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn thụ lý, tiếp nhận đơn khởi kiện

+ Giai đoạn chuẩn bị xét xử

+ Giai đoạn sơ thẩm

+ Giai đoạn phúc thẩm (nếu như có)

+ Giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm (nếu như có)

+ Giai đoạn thực hiện và thi hành các quyết định của tòa án

Đó chính là những điểm khác nhau đối với khiếu nại và khiếu kiện, như vậy sau khi biết được những điểm khác nhau như thế này thì bạn sẽ không còn những nhầm lẫn đúng không nào. Nếu như trong trường hợp mà bạn rơi vào những tình huống tố tụng này thì hãy nắm chắc các kiến thức để có thể khiếu kiện hay khiếu nại bảo vệ quyền lợi của mình khi thấy quyết định chưa đúng nhé.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về khiếu kiện là gì?

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: