[Học luật quốc tế ra làm gì?] Góc giải đáp cơ hội ngành Luật

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-03-20 16:14:35

Cho dù bạn đã quyết định theo học chuyên ngành Luật quốc tế hay vẫn đang loay hoay tự hỏi: Liệu bạn có nên chọn ngành học này hay không? Thì sau cùng, bạn vẫn muốn khám phá những cơ hội nghề nghiệp nào có sẵn sau khi tốt nghiệp với chứng chỉ cử nhân Luật quốc tế. Học Luật quốc tế ra làm gì? Kinh nghiệm chuyên môn là một trong những trang bị cần thiết để tìm kiếm một công việc trong sự nghiệp công lý vĩ đại của bạn. Hãy thử xem xét những gợi ý sau đây của vieclam88.vn nhé!

Tìm Việc Làm Luật

1. Tổng quan ngành Luật quốc tế

Là một trong những phạm trù quy mô khó ai có thể hiểu rõ, Luật quốc tế là một hệ thống các quy chuẩn, quy định, nguyên tắc của luật pháp. Tuy nhiên, Luật quốc tế khác với luật quốc gia bởi vì nó được tạo ra và hình thành bởi sự đồng thuận và hợp tác chung tay xây dựng của nhiều quốc gia trên thế giới. Vai trò của luật lệ thì ai cũng hiểu rõ, và Luật quốc tế cũng như vậy, nó sinh ra dưới sự bình đẳng, tôn trọng giữa các chủ thể tham gia để hướng đến một mối quan hệ, một đời sống giữa các quốc gia được hài hòa và bình thường nhất.

tổng quan ngành luật

Nói về luật, bất kể là quốc gia hay quốc tế, đều là những nội dung dành cho mọi đối tượng đã tham gia vào luật. Đồng nghĩa với việc nó không có sự thiên vị hay giới hạn về vị thế, tiềm lực, tính chất và hình thức của mỗi chủ thể khi đã xây dựng mối quan hệ chung với nhau.

Luật quốc tế từ lâu đã được đưa vào chương trình đào tạo và giáo dục của mỗi quốc gia. Nó là một chuyên ngành chuyên truyền tải về những nội dung kiến thức luật, mà chú trọng đến vấn đề nghiên cứu, ứng dụng trong thực trạng quan hệ quốc tế hội nhập ngày nay. Thương mại - Công pháp và Tư pháp quốc tế là ba nền tảng cơ bản sẽ được đào tạo trong ngành Luật quốc tế.

Với những ai đang có dự định theo đuổi ngành học này, có thể còn chưa biết một cách sâu sắc những gì mà ngành học này mang lại cho sinh viên. Trên thực tế, tùy thuộc vào từng địa điểm đào tạo, Luật quốc tế có thể được thiết kế với một chương trình đào tạo riêng. Tuy nhiên nhìn chung, ngành trang bị cho mọi sinh viên theo học nền tảng và cơ sở tri thức cơ bản nhất, liên quan đến nhiệm vụ đối ngoại trong các mối quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo và giảng dạy về kỹ năng, cách có thể ứng dụng thông lệ, luật lệ của các nước trong việc giải quyết và đưa ra phương pháp xử lý các vụ kiện tụng, tranh chấp phát sinh, bao gồm cả dân sự và thương mại,...

Tựu trung, với một lượng khổng lồ các kiến thức được truyền tải trong quá trình theo học chuyên ngành Luật quốc tế. Chưa rõ cụ thể học Luật quốc tế ra làm gì, chúng ta vẫn có thể mơ màng hình dung được cơ hội nghề nghiệp của ngành này trong bối cảnh xu thế hội nhập toàn cầu hiện tại là vô cùng rộng mở.

Đọc thêm: Cơ sở pháp lý là gì ? Kiến thức luật cần thiết cho mọi người

2. Học Luật quốc tế trường nào? Thi những môn gì?

Tiếp ngay đây trong phạm vi tìm hiểu học Luật quốc tế ra làm gì? Hãy nằm lòng những thông tin cơ bản về các cơ sở đang giảng dạy ngành học này và quy định về những môn thi cho ngành Luật quốc tế bạn nhé!

trường học và môn thi

Trước hết, phải khẳng định rằng, nước ta có khá nhiều trường chuyên về luật, và một số trường Đại học tổng hợp có đưa ngành luật vào để đào tạo. Dường như, sinh viên mọi miền đều có thể có những lựa chọn tốt về trường nếu muốn theo học ngành Luật quốc tế. Bắc - Trung - Nam, tất cả đều sở hữu những đơn vị đào tạo chuyên ngành này rất chất lượng. Cụ thể như:

+ Miền Bắc có: Đại học Luật Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Đại học Khoa học Thái Nguyên.

+ Miền Nam có: Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG), Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ.

+ Miền Trung có: Đại học Luật - Đại học Huế.

Các cơ sở nêu trên đều được xếp vào hàng những cơ sở giảng dạy Luật quốc tế chất lượng nhất cả nước. Chính vì vậy, các sĩ tử hoàn toàn có thể yên tâm đưa ra một quyết định chọn trường phù hợp nhất với mình. Luật quốc tế được các cơ sở giáo dục tuyển sinh hàng năm, dưới những tổ hợp môn thi được quy định bao gồm: Tổ hợp môn khối A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Anh - Lý - Toán), C00 (Địa - Văn - Sử); D00 (Anh - Văn - Toán), D90 (Anh - KHTN - Toán). Đâu là tổ hợp môn nói lên thế mạnh của bạn, hãy bắt tay ngay vào việc ôn luyện để có cơ hội trúng tuyển vào ngành Luật quốc tế bạn nhé!

Đọc thêm: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì ? Tương lai ra sao

3. Học Luật quốc tế ra làm gì? Dễ hay không dễ khi xin việc?

Một sự nghiệp về công lý có thể đã từng hoặc đang nằm trong tư tưởng, mơ ước của nhiều bạn trẻ ngày nay. Những công việc liên quan đến luật pháp từ xưa cho đến nay luôn quan trọng và được xã hội tôn kính, quan tâm. Ở bối cảnh mọi lĩnh vực toàn cầu đang dần hội nhập, sự giao thoa giữa các mối quan hệ, khó có thể tránh khỏi những sự đụng độ và va chạm phát sinh từ các chủ thể quốc gia. Đến đây, bộ phận, cụ thể là những cá nhân làm trong ngành Luật quốc tế có cơ hội thể hiện và phát huy công dụng của mình.

Khẳng định lại một lần nữa, cử nhân Luật quốc tế không khó để tìm được một công việc trong thời đại ngày nay. Hãy tự tin lên, vì rất có thể bạn sẽ hứng khởi hơn với ngành Luật quốc tế sau khi đọc được những giải đáp về vấn đề học Luật quốc tế ra làm gì dưới đây cua vieclam88.vn!

3.1. Luật sư tại một công ty luật tư nhân

công ty tư nhân

Sự cần thiết và tầm quan trọng của ngành luật học đã thúc đẩy hàng loạt các doanh nghiệp luật tư nhân ra đời. Họ hoạt động trên mục đích thương mại, cung cấp luật sư và tư vấn về các vấn đề, giải pháp liên quan đến những công vụ pháp lý. Học Luật quốc tế, bạn có thể xin vào làm việc tại những cơ sở này với nhiều vai trò, và điển hình là một luật sư.

Khi làm việc cho một công ty luật tư nhân, bạn sẽ được phân công đảm nhiệm một trường hợp dựa trên những quyết định của công ty. Đó có thể là một vụ tranh chấp thương mại, một cuộc giao dịch quốc tế,.... Những gì bạn làm là đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, có lợi nhất, giảm thiểu được nhiều rủi ro nhất cho bên đối tác khách hàng.

3.2. Luật sư cho các doanh nghiệp

Một công ty liên doanh? Một công ty sở hữu 100% vốn từ nước ngoài? Hay bất kỳ một doanh nghiệp nào có liên quan đến các yếu tố quốc tế hoặc không. Tất cả đều có thể là địa điểm có nhu cầu tuyển dụng những cử nhân Luật quốc tế trong hiện tại và cả tương lai. Khi bạn làm một luật sư cho một doanh nghiệp, bạn chỉ có thể giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể của công ty đó. Các tập đoàn quốc tế lớn thường không ưa chuộng việc thuê ngoài một luật sư ở những công ty dịch vụ luật tư nhân.

Họ sẽ trang bị cho những một vài cá nhân trong phòng pháp lý. Tất cả sẽ dễ dàng quản lý, đặc biệt là có “đạo đức nghề nghiệp” và có “tinh thần phục vụ” hơn những cá nhân được thuê ngoài. Nhiều cử nhân Luật quốc tế chọn các doanh nghiệp vì họ có cơ hội tốt hơn để xây dựng một cuộc sống bên ngoài các công việc. Tuy nhiên, cũng nên xem xét kỹ càng và cẩn thận về những gì doanh nghiệp bạn muốn làm việc, và nếu như họ hoạt động đại diện trên những giá trị cốt lõi và tinh thần phát triển của bạn, hãy chọn họ nhé!

Đọc thêm: Học ngành luật ra trường làm gì ? Lời khuyên vàng cho sinh viên luật

3.3. Chuyên viên pháp lý cho Chính phủ

làm cho chính phủ

Nếu thực sự là một “ứng viên đẳng cấp”, bạn sẽ chẳng cần thắc mắc câu hỏi học Luật quốc tế ra làm gì? Một trong những lựa chọn không thể hào quang hơn, đó chính là cơ hội làm việc ở những cơ quan thuộc Chính phủ, trực tiếp xử lý và phục vụ cống hiện cho nước nhà. Những địa điểm như Sở Ngoại Vụ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng,... Tuy nhiên, mối khu vực Chính phủ, sẽ có một số loại văn phòng pháp lý riêng. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu với vai trò như người tranh tụng, người cố vấn, tham mưu, luật sư,...

Hầu hết các ứng viên được làm việc trong các văn phòng liên quan đến Luật trong Nhà nước cũng kiêm nhiệm những công vụ hành chính, và thậm chí các luật sư trẻ thường được cho trải nghiệm với nhiều trách nhiệm ngay lập tức.

3.4. Luật sư tại một tổ chức NGOs

Nhân quyền thực sự đã bùng nổ trong cả thập kỷ qua. Vì vậy, đã có rất rất nhiều người ưa thích làm việc ở những tổ chức và các dự phi chính phủ, phi lợi nhuận, nó có thể dành riêng cho một vấn đề và một khía cạnh cụ thể. Nếu được làm việc trong một tổ chức NGOs, bạn có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau, chẳng hạn như ủng hộ quyền của các nạn nhân, tranh luận về các vụ kiện tại tòa án, tư vấn cho cộng đồng địa phương và giúp tổ chức của mình quản lý vị thể pháp lý trong những quốc gia mà họ đang hoạt động.

3.5. Giảng viên - Giáo viên giảng dạy Luật quốc tế

giảng viên

Nếu bạn là một sinh viên “vạn người mê” ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn có thể nghĩ về một sự nghiệp giảng dạy sau này tại các cơ sở giáo dục. Làm công việc này, bạn sẽ có trách nhiệm giảng dạy, tư vấn cho sinh viên và có thể viết báo, nghiên cứu và phát triển các vấn đề liên quan đến Luật quốc tế, chẳng hạn như xuất bản công trình nghiên cứu của mình thành sách hay bài giảng.

Đọc thêm: Điều kiện trở thành luật sư mà bất cứ ai cũng nên hiểu rõ

3.6. Nhà nghiên cứu/ Trợ lý pháp lý

Hầu như mọi luật sư đều cần những trợ lý hay thư ký pháp lý để xử lý các khía cạnh hành chính hơn trong công việc của họ. Các tổ chức khác như tòa án, các đơn vị Chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức NGOs,... thường xuyên cần những chức danh tương tự như vậy. Làm công việc này, bạn có thể sẽ được giao nhiệm vụ đọc tài liệu, đọc các tư liệu liên quan đến các vụ án và nhiều nhiệm vụ hơn nữa để tìm thông tin hỗ trợ cho các lập luận của vụ án. Phân tích thông tin bạn tìm thấy cũng là một phần thiết yếu của công việc.

Nếu nói về mức thu nhập, bạn có thể sẽ khá bất ngờ vì đây là một trong những chuyên ngành có mức lương khá khẩm hiện nay. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nơi bạn ứng tuyển làm việc, kinh nghiệm và thực lực của bạn thì mới có thể quyết định bạn kiếm được bao nhiêu. Không tính đến mức thu nhập khi làm việc trong các đơn vị Chính phủ, ở các doanh nghiệp tư nhân, bạn có thể nhận được từ 7 triệu trở lên (cho một người chưa có kinh nghiệm) và 15 triệu trở lên (với người đã làm việc lâu năm).

kinh nghiệm học tập

Bạn có thể chưa biết, rằng cạnh tranh để đảm bảo một công việc trong lĩnh vực pháp lý là rất khốc liệt. Để thành công kể cả khi là một sinh viên Luật quốc tế hay khi làm công việc liên quan đến lĩnh vực này, bạn sẽ cần những kỹ năng quan trọng như sau:

  • Nhận thức thương mại, quan hệ quốc tế
  • Kỹ năng xử lý và phân tích chi tiết
  • Năng lực giao tiếp xuất sắc, sự tư tin trong đàm phán và đối diện
  • Kỹ năng nghiên cứu, tư duy logic và ra quyết định
  • Sự kiên nhẫn, bền bỉ và chịu được áp lực cao trong công việc

Không có gì ngạc nhiên khi Luật quốc tế là ngành học được thu hút nhiều sự chú ý từ các bạn trẻ ngày nay. Đây là ngành học khá phổ biến, với hàng loạt cử nhân Luật quốc tế ra trường hằng năm, họ đã tham gia và trải nghiệm những công việc khác nhau. Nhưng hầu hết, những ai thực sự có năng lực, có tố chất, đều đã có thể chạm tay vào ngưỡng cửa thành công của chính mình. Học Luật quốc tế ra làm gì? Bạn đã biết hay chưa? Bạn đã sẵn sàng cho chính con đường do mình làm chủ?

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: