Gu là gì? Bí quyết săn ứng viên giỏi nhờ gu, bạn biết chưa?

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2024-07-01 09:00:41

“Gu Cafe của bạn là loại nào vậy?”, “Gu thời trang của ông dạo này đỉnh thật đó nhé!” thậm chí “ Bà này, gu ẩm thực “mặn mà” ghê!”...Chúng ta hằng ngày vẫn bắt gặp hàng triệu tình huống như vậy với tâm điểm là từ “gu” huyền thoại được dùng cho tất cả các lĩnh vực. Dĩ nhiên, đáp lại mỗi câu hỏi hay lời khen, có thể là một câu trả lời hoàn chỉnh hay chỉ một nụ cười trừ. Nhưng đã bao giờ, bạn dừng lại lúc đó và suy nghĩ một cách nghiêm túc về từ trung tâm mà nhiều người đang nói ấy: “ Gu là gì?

1. Bạn hiểu đã hiểu Gu là gì chưa?

Bạn hiểu đã hiểu Gu là gì chưa?
Bạn hiểu đã hiểu Gu là gì chưa?

Nếu bạn tinh ý một chút và hiểu về ngôn ngữ tiếng Việt,  bạn sẽ dễ dàng nhận rằng thuật ngữ “gu” thực chất chỉ là từ mượn trong biển từ cùng với “xà phòng” ( tiếng Pháp), Lê Nin ( Tiếng Nga) hay Bắc Kinh ( tiếng Trung) chứ không phải là tiếng Việt theo nghĩa nguyên thủy. Lẽ vì lý do này, cho nên khái niệm Gu sẽ là gì sẽ được giải thích nhanh và ngắn gọn hơn bởi những người thường xuyên xem phim và tiếp cận các văn hóa phẩm đến từ nước ngoài.

Cụ thể ở đây là tiếng Pháp. Gu đích thị là từ mượn trong tiếng Pháp với âm vị nguyên thủy là : “Gout” và được dùng với nghĩa là sở thích, niềm đam mê,  niềm say mê hứng thú với một thứ gì đó. Gu được ứng dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực và phong phú trong cuộc sống nhưng chủ yếu xuất phát từ bộ phận giới trẻ hay trong những cuộc giao tiếp thoải mái, thông thường. Chúng ta thường thấy mọi người đề cập đến gu âm nhạc, gu thời trang, gu phim, gu công việc thậm chí là gu bạn bạn đời. Nhưng gu không đơn thuần là sở thích mà thể hiện được cá tính của từng cá nhân. 

Qua gu, người khác có phát hiện ra nhiều đặc điểm về bạn hay những thói quen của bạn. Qua gu của một cộng đồng, người ta có thể nhìn ra bản sắc văn hóa của cộng động đó...dĩ nhiên từ đây để căn cứ cách cư xử cho phù hợp. Chúng ta có thể sống trong một không gian,tận hưởng một bầu trời, làm một công việc,  nhưng gu mỗi người là khác nhau.

Gu là sở thích, đam mê trong tiếng Pháp
Gu đích thị là từ mượn trong tiếng Pháp với âm vị nguyên thủy là : “Gout” và được dùng với nghĩa là sở thích, niềm đam mê,  niềm say mê hứng thú với một thứ gì đó

Trong những quán trà sữa - địa điểm hội tụ của nhiều bạn trẻ, để có thể đáp ứng của nhu cầu về những gu về ẩm thực khác nhau, các bạn có thể nghe nhân viên phục vụ hỏi về tỉ lệ “đường và đá” trong một ly trà, màu sắc của trân châu”, trong những quán cafe, chúng ta cũng thấy đa dạng những lựa chọn từ “cà phê đen”, “ nâu nóng” đến bạc xỉu...Thực ra, đây là cách mà các doanh nghiệp, shop đang khai thác “gu” về mùi vị để nâng cao chất lượng và dịch vụ khách hàng.

Gu của mỗi người phần lớn có thể thay đổi theo theo thời gian hay sự tác động của sự kiện quan trọng hay một hiện tượng mang tính đột biến chứ không bền vững. Song cũng có những gu gắn với một vài cá nhân như hình với bóng chỉ bởi gu đó gắn với cội rễ, văn hóa và bản sắc ăn sâu vào tâm thức họ từ thuở mới lọt lòng. Đơn giản như những người miền Nam thường có gu ăn ngọt và điều đó thể hiện ngay trong cách họ chế biến thức ăn, trong khi người Bắc có gu ăn thanh đạm. Khi khác, gu lại xuất hiện và phân biệt thành tầng lớp trong xã hội, khi theo điều tra trên Wealth -X, hãng nghiên cứu thị trường nhằm vào gu của những người giàu, khoảng 28 -30 % giống nhau ở gu chơi golf để thư giãn đầu óc. 

Gu không phải chỉ là sở thích, nhưng để xác định gu của một ai đó, bạn cần căn cứ vào sở thích của họ, cách mà họ giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.

Đến đây, chắc là bạn đã có cái nhìn tương đối đầy đủ về gu là gì rồi đúng không nào. Nhưng thuật ngữ này vẫn còn nhiều điều thú vị và hé lộ sau đây sẽ giúp bạn khám phá điều thú vị đó.

2. Người đối diện nhìn được gì nếu họ khám phá được gu của bạn?

Người đối diện nhìn được gì nếu họ khám phá được gu của bạn
Người đối diện nhìn được gì nếu họ khám phá được gu của bạn

Các bạn độc giả của tôi thân mến! Chúng ta đã nói với nhau về gu cà phê, gu ăn mặc và cách xác định gu là một phần dựa trên sở thích. Nhưng Gu của một người cũng quyết định không nhỏ đến tính cách và thói quen, phong cách làm việc, lối suy nghĩ và cách giải quyết tình huống khó khăn trong cuộc sống của chúng ta nữa đấy nhé. 

Căn cứ vào gu của bạn, người đối diện sẽ nhìn ra được tính cách, con người của bạn trong đó. Theo dõi một ví dụ sau đây nhé.

Nếu gu của bạn là những bản nhạc không lời, muốn tận hưởng niềm vui một mình tại một quán cà phê sách, muốn giải quyết những khó khăn trong những tình huống mắc kẹt trong cuộc sống bằng việc tâm sự với chỉ một đến hai người bạn thân thậm chí là “gặm nhấm nỗi đau” một mình thay vì tham gia tranh luận cùng đám đông hay hòa vào những cuộc “ăn chơi tới bến” thì họ là những người hướng nội. Tôi đoán rằng, bạn đủ tinh ý để nhận ra điều đó. 

Nếu gu ăn mặc của bạn khá “bánh bèo”, ưa cách ăn nói nhỏ nhẹ, môi trường hiền hòa...đó sẽ là “bằng chứng tố cáo” bạn là một người nữ tính. Điều này đối lập với với những người con gái cứng rắn và chuộng phong cách cá tính tự chọn cho mình kiểu tóc tém và phong cách ăn mặc tomboy. 

Quan trọng hơn, gu đóng vai trò quan trọng giúp các cá nhân có thể lựa chọn được lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Đó là sự nghiệp. Gu của chúng ta sẽ quyết định khoảng 70% cách bạn lựa chọn con đường nghề nghiệp. 

Benjamin Franklin nói rằng “ Our passions are ourselves” chúng ta có thể hiểu nôm na là “Những đam mê của chúng ta nói lên chính bản thân ta”. Để có thể gắn bó với một công việc lâu dài và đủ động lực để vượt qua những khó khăn trước mặt, trước hết, bạn cần xác định xem gu của mình là gì và nuôi lớn thứ gu đó thành đam mê của bạn. Nếu như  gu của bạn là quan sát hay dừng chân tại những quán cà phê sách rồi ngồi đọc hay ghi chép ra những cuốn sổ. Nếu bạn ưa viết lách và ghi lại hành trình của mình sau những chuyến đi, thích giao du và tìm hiểu về mọi thứ xung quanh mình để lấy nguyên liệu cho những trang Blog, có vẻ như con đường đến với sự nghiệp copywriter sẽ dễ dàng hơn so với những người xuất thân từ gu kỹ thuật hay tính toán.

Người lại, nếu bạn có gu trinh thám, yêu thích khoa học điều tra đồng thời có hứng thú với những kiến thức y sinh, khoa học hình sự… Bạn sẽ khá phù hợp để theo đuổi nghề pháp y. 

gu là gì
Gu của chúng ta sẽ quyết định khoảng 70% cách bạn lựa chọn con đường nghề nghiệp

Nhưng với những tin đồ công nghệ,  yêu khoa học tìm tòi và công nghệ máy tính, các ứng dụng, các game và phương thức tạo lập ra chúng, kết hợp với khả năng tư duy tốt. Công nghệ thông tin có thể là lựa chọn nghề mà bạn đang tim kiếm. 

Dĩ nhiên, chỉ căn cứ vào gu thôi có để đánh giá được phần nào đó rằng người này hợp với công việc nào, ít nhất là trong một thời điểm nhất định. Song kết quả chắc chắn là nằm ở quyết định theo đuổi hay không của người đó. Hơn nữa, gu có thể thay đổi. Một vài lý do khác như triển vọng phát triển của nghề nghiệp, khả năng của bản thân, mức thu nhập của nghề đó...là những nhân tố tác động mạnh đến gu của mỗi người. Đây là lý do vì sao, sở thích, đam mê rất quan trọng song việc nghe theo gu - lắng nghe trái tim luôn phải song hành cùng “lý trí”. 

Nhưng đấy chỉ là khía cạnh của cá nhân ứng viên, còn nhà tuyển dụng, nhờ nắm bắt được gu của người tìm việc để đánh giá rằng đâu là ứng viên phù hợp với mình, đâu là tài năng cần chiêu mộ. Thông tin dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ điều đó. 

Xem thêm: Cạ cứng là gì?

3. Nhà tuyển dụng sẽ chiêu mộ được ứng viên tốt nếu tìm ở ứng viên những gu sau đây

Gu của bạn là gì tưởng chừng như chỉ câu hỏi xã giao hàng ngày khi lướt qua nhau hiểu hơn về phong cách, thói quen, sở thích của từng người hay công việc của có thể phù hợp với ai đó trong tương lai. Nhưng cũng thông qua, câu hỏi đó, thực tế còn có nhiều lợi ích hơn nhiều, đặc biệt với vấn đề tuyển dụng của nhà tuyển dụng. Tin được không? Nắm được gu của ứng viên là gì đủ để nhà tuyển dụng có thể xác định được đâu là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. 

3.1. Bạn đam mê gì?

 Nhà tuyển dụng sẽ chiêu mộ được ứng viên tốt nếu tìm ở ứng viên những gu sau đây
Bạn đam mê gì?

Nếu ai đã trải qua công cuộc xin việc lần đầu tiên, hẳn rằng, bạn hiểu, không cần đến phỏng vấn mới có thể bộc lộ được gu của mình. Thông qua khúc dạo đầu - CV, gửi đến từ những sở thích bạn trình bày trong đó, đặc biệt là những thông tin liên quan trực tiếp đến công việc...gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng rằng bạn chính là đối tượng đáng để lọt vào vòng phỏng vấn. Với những thông tin tuyển dụng chiêu mộ kỹ sư IT, nhà tuyển dụng sẽ để ý hơn vào những CV có để cập đến đam mê công nghệ, năng động hay những sự kiện, cuộc thi kỹ thuật. Gu mê đọc sách cùng với ưa thích những chuyến thiện nguyện, chương trình từ thiện...cũng là hai trong nhiều “gu” mà tuyển dụng khá tâm đắc để mở rộng cơ hội cho ứng viên. 

Đọc thêm: Đam mê là gì?

3.2. Khả năng tư duy, sáng tạo của bạn đến đâu?

Kỳ thực trong kho những người nổi tiếng, tỷ phú hàng đầu thế giới - biểu tượng của sự thành công luôn là cảm hứng để các nhà tuyển dụng tìm ra những ứng viên có đủ tăng lực và tư duy phục vụ vị trí mà họ đang tuyển dụng. Chắc bạn từng nghe đến Nikola Tesla - chúa tể của những phát minh vĩ đại như Robot, dòng điện xoay chiều, Radio...lại có một gu cực kỳ kỳ lạ. Đó là chăm sóc những chú chim bồ câu, cho đến khi ông ốm nặng, gu này vẫn hiện diện mạnh mẽ đến mức cố gắng ngồi dậy để cho chúng ăn và vuốt ve chúng. 

Còn với Bill Gates -tỷ phú, nhà điều hành tập đoàn công nghệ hàng đầu Microsoft lại có niềm đam mê vô bờ bến với việc tìm hiểu thông tin trong những cuốn sách hay dành số tiền kếch xù của mình cùng vợ đi làm từ thiện. Với ông, gu này chính là nền tảng của sự sáng tạo và làm tâm hồn trở an lành, thoải mái sau những giờ mệt mỏi với những bài toán lập trình hay quản lý. 

Với ông chủ của nhà Táo Apple- Tim Cook đam mê với việc dậy sớm vào lúc 3 -4 giờ bắt đầu công việc là nguyên tắc khơi trào và phát huy hơn nữa khẩu hiệu muôn đời của Apple - “Think different”( Hãy nghĩ theo một cách khác).

Tìm hiểu thêm: Tư duy sáng tạo là gì? Giải pháp thúc đẩy tư duy sáng tạo hiệu quả

3.3. Bạn mạnh về khả năng làm việc nhóm hay cá nhân hơn?

 Bạn mạnh về khả năng làm việc nhóm hay cá nhân hơn?
Bạn mạnh về khả năng làm việc nhóm hay cá nhân hơn?

Thực ra tùy đặc thù của từng công việc mà khả năng làm việc nhóm và phát huy năng lực cá nhân được đánh giá là công việc quan trọng. Nếu gu một người là tham gia các hoạt động xã hội, hòa đồng, thích nói chuyện với mọi người và nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm...bạn sẽ dễ dàng thích ứng với môi trường đòi hỏi tính làm việc nhóm cao hơn là những ai thụ động trong hoạt động này. 

Bù lại, những ai khả năng tự mình giải quyết công việc tốt, từng làm trưởng nhóm, có khả năng đưa ra quyết định kết hợp với năng lực thuyết phục tốt… vị trí quản lý, trưởng team cũng đáng được cân nhắc. 

Hi vọng những thông tin trên đây của vieclam88.vn về Gu là gì cũng những một số bí quyết khai thác gu để thành công trong công việc và lựa chọn thành công nhân tài cho doanh nghiệp sẽ thực sự hữu ích với bạn. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: