Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân trong CV xin việc ấn tượng

Icon Author Hương Chi

Ngày đăng: 2024-04-02 08:02:13

Từ thời xưa khi đi xin việc, chúng ta luôn phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mình một bộ hồ sơ. Việc này luôn đúng tại mọi thời điểm. Ngày nay, để có thể xin ứng tuyển vào một vị trí mong muốn tại một công ty nào đó, thì bạn cũng phải có cho mình một hành trang quan trọng đó chính là CV xin việc online. Vậy tầm quan trọng của CV như thế nào mỗi khi chúng ta đi xin việc? Và cách giới thiệu bản thân trong CV để có thể gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng là như thế nào? Đừng lo, dưới đây là những tuýp chia sẻ giúp bạn quẳng gánh lo đi mà apply vào nơi mà bạn mơ ước.

1. Bạn đã thực sự biết gì về CV chưa?

CV được hiểu là một cụm từ viết tắt từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh. Nó là một bản sơ yếu lý lịch thu nhỏ những thông tin cá nhân, quá trình học tập, các kỹ năng cần thiết và những kinh nghiệm làm việc của bạn. Chỉ là bản thu nhỏ, nhưng lại có một ý nghĩa rất lớn. Bạn biết đấy, thông qua một vài hành động cử chỉ của một con người thì ta cũng có thể đoán sơ qua được người đang nói chuyện với mình có đặc điểm tính cách như thế nào. Nhưng sẽ rất khó khăn nếu như người bạn muốn truyền tải những thông điệp lại chẳng hề biết bạn là ai cả.

Vậy thì, bạn phải làm một điều gì đó, để dù bạn và họ chưa gặp nhau nhưng thông qua những gì bạn chia sẻ thì họ có thể phần nào hiểu được con người của bạn và đánh giá bạn ra làm sao. Thì nhiệm vụ chính của CV là như vậy. Với những nội dung mà bạn giới thiệu bản thân trong mẫu CV đơn giản sẽ là một cách gián tiếp giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ lược về khả năng cũng như con người của bạn. Đồng thời sau khi đã xem xét kỹ càng hơn, họ sẽ đưa ra quyết định xem bạn có phải là người mà họ đang tìm kiếm và có gọi bạn đến vòng phỏng vấn hay không.

Bạn đã thực sự biết gì về CV chưa?

CV chính là bước đệm vững chãi cho quá trình phỏng vấn của bạn. Khi đã được nhà phỏng vấn chấp nhận CV điều này có nghĩa là bạn đã thành công một nửa rồi.

Với mỗi một cv xin việc online hay cv viết tay nhận được, nhà tuyển dụng chỉ lướt qua trong vài giây ngắn ngủi. Vì vậy, để trở thành một ứng viên tiềm năng thì bạn cần giới thiệu bản thân trong CV sao cho thật chân thật và ấn tượng. Tại sao lại nói đến yếu tố chân thật ở đây. Bởi chẳng có một nhà tuyển dụng nào mong muốn lại có những người nhân viên khoa trương, khuếch đại và đặc biệt là lừa lọc trong công ty của mình đâu. Nếu những gì bạn chưa biết thì hãy cố gắng trau dồi, rèn luyện và bổ sung nó. Không nên thấy rằng yêu cầu công việc cần những kỹ năng đó thì viết bừa vào rồi cho đấy là của mình. Dù sao cuối cùng thì bạn vẫn cũng phải học mà.

Xem thêm: Đơn xin việc và cv khác nhau thế nào

2. Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân trong CV xin việc ấn tượng

Giới thiệu bản thân trong CV là một chìa khóa vàng giúp cho cánh cửa thành công của bạn nhanh được mở ra. Đây chính là đòn bẩy giúp cho bạn tạo được ánh nhìn thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Như đã đề cập ở trên thì nhà tuyển dụng và bạn chưa gặp mặt nhau lần nào, cho nên thứ duy nhất để họ biết về bạn chính là thông qua CV giới thiệu bản thân. Trong CV thì bao gồm có nhiều phần khác nhau, nhưng với bài viết này, chúng mình xin đưa ra những phần quan trọng, nhấn được vào trọng tâm của bạn và giúp nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn nhiều hơn. Bạn hãy nhớ là thị trường việc làm ngày càng đông, nhu cầu việc làm cao hơn bao giờ hết. Hãy thông minh và ưu tú nhất với những lựa chọn của mình thì thành công sẽ nhanh chóng đến gõ cửa nhà bạn thôi.

2.1. Chèn ảnh vào trong CV

Trước khi để ý đến phần nội dung thì thứ đầu tiên mà nhà tuyển dụng thấy được đó chính cách chèn ảnh vào CV của bạn. Bởi theo phong cách đọc của người Việt thì bao giờ cũng đọc từ trên xuống dưới. Bạn mong muốn đi làm điều đó có nghĩa trong suy nghĩ của bạn đã trở nên trưởng thành và chín chắn hơn. Vì vậy, với ảnh trong cv, hãy chọn một bức chân dụng thật gọn gàng, nghiêm túc nhưng cũng thật tự tin và thoải mái của bạn để chèn vào trong CV của mình. Một bức ảnh tự tin sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn.

Chèn ảnh vào trong CV

2.2. Thông tin cá nhân

Bằng cách nào đó thì nhà tuyển dụng cũng rất cần có những thông tin của bạn để có thể liên hệ sau khi đã chọn bạn qua vòng sơ loại để bước vào vòng phỏng vấn. Trong mục này bao gồm có: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoai và email. Với hai phần số điện thoại và email, bạn có thể điền thêm thông tin phụ để tránh việc trong quá trình bạn đang sử dụng những mail hay số điện thoại thì bị mất. Nếu ngay lúc ấy nhà tuyển dụng gọi cho bạn để mời bạn tới vòng phỏng vấn mà bạn gặp phải trục trặc gì thì quả thật là đáng tiếc.

Tuy nhiên, trong bất kể mục nào, do đây là CV xin việc thì bạn cũng nên cởi mở nhưng theo hướng nghiêm túc. Cho nên bạn cần lưu ý những điều sau đây:

- Với phần họ tên, bạn nên viết chữ in hoa toàn bộ và dùng cỡ chữ to để làm nổi bật thông tin này

- Tên mail không nên đặt những tên mang tính chất giải trí, trẻ con. Vừa không thể hiện được tính chuyên nghiệp mà còn cho thấy rằng bạn không hề nghiêm túc với công việc mà mình đang ứng tuyển

2.3. Giới thiệu về bản thân

- Cần thể hiện được những giá trị cốt lõi của bản thân mình

Một đoạn giới thiệu bản thân ngắn gọn nhưng lại là những yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị cốt lõi của bạn. Qua mục này, nhà tuyển dụng có thể biết bạn là ai? Bạn là người có tính cách như thế nào? Tại sao nhà tuyển dụng chọn bạn? Tiềm năng của bạn đối với công việc là gì?... Nhà tuyển dụng có thật sự bị chinh phục hay không thì cũng dựa vào những gì mà bạn đã cung cấp cho họ đấy.

- Súc tích, nhấn mạnh vào những ưu điểm của bản thân

Thể hiện tính cách trong cv một cách có chọn lọc và trình bày nội dung này một cách khéo kéo để nó trở thành điểm mạnh trong cv của bạn. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với công việc hay không. Ví dụ như nếu bạn là một thiên về hướng nội thì bạn sẽ làm việc độc lập rất tốt. Điều này thích hợp với những công việc đòi hỏi tính độc lập cao như lập trình viên, viết lách,... Kèm theo đó là những giới thiệu về kinh nghiệm làm việc có liên hệ trực tiếp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Chú ý là hãy để nhà tuyển dụng thấy bạn là người có ý chí tiến thủ, chịu được áp lực, chịu khó trong công việc,...

2.4. Mục tiêu nghề nghiệp

Khi có mục tiêu - kế hoạch phát triển bản thân trong CV thể hiện định hướng tương lai cho chính bản thân mình. Điều này sẽ gây hứng thú cho nhà tuyển dụng. Bởi họ muốn biết rằng bạn sẽ làm được gì sau khi đã trở thành một thành viên của công ty. Bạn sẽ tạo được giá trị gì cho công ty?

Bạn hãy chắt lọc các ý, rồi ghép lại sao cho có sự liên kết giữa các câu. Cần trình bày một cách cô đọng, không dài dòng lan man. Đi vòng tròn chỉ càng làm tốn thêm thời gian của bạn và cả nhà tuyển dụng. Hãy đi thằng vào vấn đề bạn sẽ thực hiện khi được trở thành một thành viên của công ty. Hãy để nhà tuyển dụng nhận thấy rằng bạn là người có tham vọng, hoài bão và chịu khó trong công việc.

2.5. Làm nổi bật phẩm chất và kỹ năng của mình

Căn cứ vào phẩn này, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn khách quan để đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không.

- Về mặt phẩm chất, bạn không nên kể quá sâu về những sở thích của mình hay những thói quen  vì nhà tuyển dụng sẽ không thực sự chú ý đến phần này. Thể hiện mình là một người trung thực, cẩn trọng, tỉ mỉ trong công việc, có sự cầu tiến... những yếu tố này cũng góp phần làm nên sự thành công của bạn trong mắt người tuyển dụng rồi.

- Về mặt kỹ năng, nhà tuyển dụng luôn muốn kiếm tìm một nhân viên đạt được hiệu suất cao trong công việc. Điều đó có nghĩa là ít nhất bạn cũng phải chứng minh cho họ thấy rằng bạn có những kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của vị trí mà họ đang cần. Các kỹ năng trong cvYêu cầu có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng, khả năng thích nghi với môi trường làm việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện,...

Làm nổi bật phẩm chất và kỹ năng của mình

2.6. Quá trình học tập

Bạn không cần nêu những cấp bậc học từ nhỏ đến lớn đâu. Chỉ nên từ cấp bậc hệ sinh viên trở lên. Và ghi theo thứ tự thời gian bạn nhé. Nội dung này nên trình bày ngắn gọn, dễ hiểu để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan nhất.

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

2.7. Các hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia

Phần này không chỉ cho thấy được tài năng, kinh nghiệm tham gia các hoạt động của bạn mà còn cho thấy rằng bạn là người rất năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, nếu có tham gia nhiều thì bạn cũng chỉ nêu những hoạt động có sự liên kết tới công việc mà bạn đang ứng tuyển. Với mỗi hoạt động, bạn hãy trình bày ngắn gọn những đóng góp của mình cũng như những thành tích mà bạn đã đạt được trong các hoạt động ngoại khóa đó.

Trang vàng doanh nghiệp

2.8. Lên kế hoạch để phát triển bản thân

Nói đến giới thiệu bản thân trong CV thì bạn không thể không nói đến phần kế hoạch phát triển bản thân trong CV. Một ứng viên có tầm nhìn xa trông rộng thường được đánh giá cao hơn so với những ứng viên chỉ đánh giá mức độ ở tạm thời. Bởi có như vậy thì bạn mới có những định hướng cho bản thân. Và nếu trên con đường bạn đi mà có bị sai lệch gì thì bạn sẽ luôn có những phương án dự phòng cho riêng mình.

Để có thể khái quát nhất cho nhà tuyển dụng thấy được kế hoạch của bạn thì bạn nên lập cho mình kế hoạch trong dài hạn và trong ngắn hạn. Đương nhiên hãy chú ý là phần này cần sát với mục tiêu của công việc, vị trí mà bạn đang xin ứng tuyển. Không nên đi quá xa với tính cách và con người bạn.

Với những hướng dẫn cách giới thiệu bản thân trong CV xin việc ấn tượng ở trên, hi vọng bạn đã hiểu được cách viết CV sao cho hiệu quả. Cơ hội thì có thể đến bất chợt, còn thành công là do chính mình tạo nên. Chúc các bạn thành công trên con đường tìm kiếm việc làm của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: