Giao dịch vãng lai là gì? Những điều bạn nên biết

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2020-05-28 09:11:00

Những giao dịch luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và ở bất kỳ lúc nào xung quanh cuộc sống của chúng ta. Khi đi ra siêu thị, khi mua đồ ăn, khi chúng ta mua một cốc coffee sáng trước giờ vào làm việc, khi chúng ta chuyển tiền cho người thân bằng thẻ ngân hàng, khi chúng ta thanh toán tiền hàng được mang đến từ shipper, hay ngay khi chúng ta quẹt thẻ ngân hàng tại điểm thanh toán bằng thẻ chúng ta đều đang thực hiện động tác giao dịch. Khái niệm giao dịch là khái niệm dễ hiểu và nắm bắt. Vậy bạn đã bao giờ nghe tới khái niệm giao dịch vãng lai chưa? Bạn có hiểu giao dịch vãng lai là gì không? Bạn hãy cùng với web vieclam88.vn tìm hiểu về giao dịch vãng lai nhé!  

1. Giao dịch vãng lai được hiểu như thế nào?

Giao dịch vãng lai là một cụm từ dùng để chỉ giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn.

Những cuộc thanh toán, chuyển tiền, giao dịch đối với giao dịch vãng lai bao gồm những kiểu thanh toán, giao dịch cho:

- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ hai bên cần đến trao đổi tiền, thanh toán tiền, giao dịch bởi những giao dịch này đến từ người cư trú và người không cư trú

- Ngân hàng giao dịch cũng được gọi là giao dịch vãng lai vì có những giao dịch thẻ tín dụng thương mại và vay ngân hàng ngắn hạn

- Những khoản thu nhập, lợi nhuận từ việc đầu tư gián tiếp hoặc là trực tiếp của nhà đầu tư được thanh toán và chuyển tiền cũng được gọi là giao dịch vãng lai

- Khi vay tiền nước ngoài sẽ phải trả nợ gốc dần dần và lãi nên tiền nợ gốc trả dần đó và tiền lãi đó cũng tính là giao dịch vãng lai vì đây là giao dịch của người cư trú và người không cư trú

Giao dịch vãng lai
Giao dịch vãng lai

- Các khoản giao dịch, chuyển tiền từ một chiều (một người)

- Các khoản tiền chuyển, giao dịch vốn của Ngân hàng theo quy định của Pháp luật nhà nước Việt Nam

- Các khoản tiền trong trường hợp được phép giảm vốn đầu tư một cách trực tiếp

Trong giao dịch vãng lai cần phải có tài khoản vãng lai dùng để giao dịch. Tài khoản vãng lai (hay có thể gọi là cán cân vãng lai) dùng cho một quốc gia có thể ghi lại những khoản thanh toán giữa người cư trú ở nước ngoài giao dịch với người cư trú ở trong quốc gia đó. Tài khoản có 2 khoản “có” và “nợ”. Bên “có” sẽ kê khai khoản tiền giao dịch từ bên người cư trú nước ngoài giao dịch cho người cư trú ở trong nước. Và bên “nợ” sẽ là khoản thanh toán mà người cư trú bên quốc gia này gửi cho người cư trú ở nước ngoài. Khi bên “có” lớn hơn bên “nợ” thì khi đó thặng dư lãng vai sẽ xuất hiện.

Xem thêm: Tìm việc làm ngân hàng với nhiều vị trí và mức lương hấp dẫn tại vieclam88.vn

2. Những nguyên tắc bất biến trong giao dịch vãng lai

Ở Việt Nam hiện nay việc giao dịch vãng lai được tự do hóa, thanh toán giao dịch chuyển giữa người cư trú và không cư trú đã cởi mở hơn nhiều nhưng Pháp luật Việt Nam vẫn có những nguyên tắc cơ bản sao đây:

Những nguyên tắc
Những nguyên tắc

- Những người cư trú và những người cư trú được phép vận chuyển, mang theo ngoại tệ từ nước mình sang nước khác để có thể hiện thực hiện mua bán, giao dịch với nhau

- Những người vận chuyển, mang theo những ngoại tệ, tiền tệ sang nước ngoài để giao dịch phải có trách nhiệm chuẩn bị chứng từ, giấy tờ hợp lệ, chính xác để trình báo tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm với độ xác thực của giấy tờ nộp cho cơ quan kiểm tra, giám sát trước Pháp luật

- Khi mua, mang, vận chuyển ngoại tệ, tiền tệ sang nước ngoài thì người cư trú và người không cư trú không phải trình bày, báo cáo với các tổ chức tín dụng những giấy tờ, chứng từ, hồ sơ xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước Việt Nam

Giờ chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu những kiểu giao dịch vãng lai trong xuất nhập khẩu và chuyển tiền một chiều là như thế nào ở mục tiếp theo nhé.

3. Giao dịch vãng lai trong xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Những người cư trú được quyền mua ngoại tệ ở những địa điểm như tổ chức tín dụng được phép để thanh toán phục vụ cho những cuộc giao dịch hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu. Tất cả những ngoại tệ thu được từ xuất nhập khẩu hàng hóa phải được chuyển hoàn toàn vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng hợp phép tại Việt Nam bởi những người cư trú, trong trường hợp mà người cư trú muốn giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì cần phải sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu như bạn muốn thực hiện bất kỳ một giao dịch thanh toán hay chuyển tiền liên quan đến những ngành, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thì bạn đều phải có được sự thông qua của tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam.

Đọc ngay: Checking account là gì?Thông tin quan trọng về tài khoản vãng lai

4. Giao dịch vãng lai trong chuyển tiền một chiều

Chuyển tiền một chiều có nghĩa là giao dịch gửi tiền từ nước ngoài về Việt Nam hoặc ngược lại từ Việt Nam sang nước ngoài bằng những phương tiện chuyển tiền như qua ngân hàng hay qua mạng bưu chính viễn thông công cộng của công ty, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, giúp đỡ, viện trợ, gửi tiền trợ giúp người thân, họ hàng trong gia đình, sử dụng chi tiêu sinh hoạt, mua bán thuộc về cá nhân mà không liên quan đến việc giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ.

4.1. Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài về Việt Nam

Người cư trú là tổ chức, thu được ngoại tệ từ những khoản chuyển tiền một chiều từ nước ngoài về có trách nhiệm phải gửi vào tài khoản ngoại tệ. Tài khoản ngoại tệ sẽ được cung cấp bởi tổ chức ngoại tệ được phép hoặc bán lại cho tổ chức ngoại tệ được phép.

Chuyển tiền một chiều
Chuyển tiền một chiều

Còn nếu người cư trú không phải là tổ chức mà chỉ là cá nhân thì cá nhân có ngoại tệ được nhận từ chuyển khoản một chiều từ nước ngoài cũng phải gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng trong các mục đích lưu giữ, mang theo bên người, cho, tặng, thừa kế, sang nhượng hoặc bán lại cho tổ chức ngoại tệ được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo quy định của Pháp luật, thanh toán giao dịch cho các đối tượng được phép thu tiền ngoại tệ bằng tiền mặt. Người cư trú là công dân Việt Nam được quyền sử dụng ngoại tệ để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được quyền và được phép rút tiền gốc cũng như tiền lãi theo quy định giống như đối với tiền tệ Việt Nam.

4.2. Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài

Người cư trú là tổ chức được quyền thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ cho những mục đích như tài trợ, viện trợ hay là nhằm một mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu trong trường hợp người cư trú là công dân Việt Nam được phép mang sang nước ngoài theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nếu có mục đích như các trường hợp sau đây:

- Đi du học tại nước ngoài

- Thăm khám chữa bệnh tại bệnh viện nước ngoài

- Thanh toán các khoản lệ phí cho nước ngoài

- Gửi tiền viện trợ, giúp đỡ cho người thân, họ hàng ở nước ngoài

- Gửi tặng, giao tiền thừa kế cho người thừa kế sống tại nước ngoài

- Mang theo ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài trong trường hợp định cư tại nước ngoài

- Chuyển tiền một chiều cho các giao dịch, thanh toán hợp pháp khác

Nếu người cư trú và người không cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ ở trong tài khoản ngoại tệ hoặc ở các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

Chuyển tiền từ một chiều
Chuyển tiền từ một chiều

Tổ chức tín dụng là cơ quan có chức năng trong việc thực hiện giao dịch vãng lai, nơi có thẩm quyền, có quyền hạn, chịu trách nhiệm xem xét, theo dõi, kiểm chứng các chứng từ, giấy tờ. Những chứng từ của giao dịch vãng lai do người cư trú chuẩn bị, xuất trình, thông báo để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc được mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài cần phải được Ngân hàng và tổ chức ngoại tệ căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch thanh toán chuyển tiền, từ đó đưa ra quyết định.

Đối với người không cư trú cũng cần chuẩn bị giấy tờ để xuất trình cho tổ chức ngoại tệ căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch để thực hiện thanh toán chuyển tiền.

Ngoại tệ của những người cư trú là tổ chức ở tại Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải bắt buộc chuyển vào tài khoản ngoại tệ ở tổ chức tín dụng ngoại tệ được phép tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật hoặc có thể bán lại cho tổ chức tín dụng được phép.

Người cư trú và người không cư trú đều không được quyền theo quy định của Pháp luật được  gửi ngoại hối trong bưu gửi.

Tham khảo: Hiểu rõ về nghiệp vụ ngân hàng và những vấn đề xoay quanh

5. Giao dịch vãng lai sử dụng đồng tiền như thế nào?

Người cư trú được quyền lựa chọn giao dịch vãng lai bằng đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ chuyển đổi tự do hoặc các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng chấp nhận coi như đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai.

6. Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và mang vàng ra sân bay xuất nhập cảnh

Khi những người cư trú và không cư trú mang những đồng tiền mặt ngoại tệ, đồng tiền mặt tiền Việt Nam và mang vàng ra những sân bay để thực hiện xuất cảnh và nhập cảnh mà số lượng trên mức quy định thì sẽ phải thực hiện những quy định theo Pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định sau đây:

Những lưu ý khi mang tiền và vàng ra sân bay
Những lưu ý khi mang tiền và vàng ra sân bay

- Cần phải khai báo hải quan để trình bày, trình báo về việc mang trên mức quy định số lượng tiền mặt, vàng khi nhập cảnh

- Cần phải khai báo hải quan để trình bày, trình báo về việc mang trên mức quy định số lượng tiền mặt, vàng và xuất trình giấy tờ theo quy định của Nhà nước Việt Nam

7. Quyết định tự do hóa đối với giao dịch vãng lai

Chính phủ đã đưa ra quyết định về việc tự do hóa đối với giao dịch vãng lai, cụ thể như sau:

Tự do hóa giao dịch vãng lai
Tự do hóa giao dịch vãng lai

- Những người cư trú được quyền mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để nhằm mục đích phục vụ cho việc thanh toán, trả tiền nhập khẩu các dịch vụ, hàng hóa

- Những người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào tài khoản ngoại lệ. Tài khoản ngoại tệ này người cư trú mở tại tổ chức tài chính được phép ở tại nước Việt Nam. Nếu như trong trường hợp người cư trú có nhu cầu giữ lại ngoại tệ tại nước ngoài thì phải được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tất cả những giao dịch vãng lai hợp pháp phục vụ cho việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu đều phải thông qua tổ chức tài chính được phép tại Việt Nam.

Hy vọng qua những thông tin ở trên do web vieclam88.vn cung cấp bạn đã hiểu được giao dịch vãng lai là gì. Bạn có thể truy cập vào trang web để có cho mình những thông tin bổ ích khác hay tìm hiểu những thuật ngữ mới nhé!

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: