Những nghiệp vụ ngân hàng bạn cần phải biết khi làm việc

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-02-03 10:54:27

Ở ngân hàng, không chỉ có hoạt động cho vay và gửi tiền tiết kiệm, hiện nay để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của hầu hết các khách hàng, ngân hàng đã không ngừng nâng cao và hoạt động tích cực với những nghiệp vụ ngân hàng khác nữa. Vậy đó là những nghiệp vụ nào? Hãy dành chút thời gian cùng vieclam88.vn tìm hiểu và khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nghiệp vụ tài sản nợ - Huy động vốn

Nghiệp vụ tài sản Nợ thông qua việc huy động vốn chính là việc làm tạo nguồn vốn kinh doanh cho các ngân hàng thương mại. Hoạt động này được thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, trong đó ngân hàng sẽ có những nguồn vốn sau đây:

1.1. Vốn của ngân hàng tự có

Vốn của ngân hàng chính là những khoản tiền do ngân hàng sở hữu, nó bao gồm vốn do ngân hàng tự có và vốn coi như tự có. Vậy mỗi loại vốn này được thể hiện như thế nào mời bạn cùng theo dõi những thông tin sau đây:

1.1.1. Vốn tự có của ngân hàng

- Vốn điều lệ: Đây là khoản vốn được xác định ngay từ ban đầu khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Cũng là khoản tiền bắt buộc có mới đáp ứng nhu cầu được hoạt động ổn định theo quy định của Nhà nước. Nguồn vốn này có thể được tăng lên khi doanh nghiệp làm ăn thuận lợi và có dư giả về tài chính hơn, muốn mở rộng quy mô hơn.

Vốn của ngân hàng tự có
Vốn của ngân hàng tự có

- Quỹ dự trữ: Loại vốn này được phân loại thành 2 đó là Quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và Quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Quỹ dự trữ sẽ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng thương mại, chúng có chức năng đảm bảo an toàn trong kinh doanh đối với mỗi ngân hàng.

Xem thêm: kế hoạch truyền thông

1.1.2. Vốn coi như tự có của ngân hàng thương mại

Thế nào là các khoản vốn coi như tự có của ngân hàng thương mại?

Chúng được xác định là các khoản vốn nhàn rỗi của ngân hàng, sau khi đã phân bổ hết cho tất cả các khoản cần chi tiêu và những mục đích ấy lại chưa được sử dụng và trong tình trạng nhàn rỗi thì được coi là nguồn vốn coi như tự có.

Tuy nguồn vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm 10% trong tổng số vốn mà ngân hàng đang nắm giữ thế nhưng nó lại có vai trò cực kỳ quan trọng, dựa vào đó mà họ được đánh giá cao hay thấp về năng lực tài chính và trở thành thương hiệu uy tín hay không.

Vốn coi như tự có của ngân hàng thương mại
Vốn coi như tự có của ngân hàng thương mại

Ngoài ra, nguồn vốn tự có cũng đóng góp vào công cuộc huy động vốn của ngân hàng thương mại, khi nguồn vốn này càng tăng cao đồng nghĩa với uy tín càng lớn, khả năng chi trả càng tốt và khách hàng đương nhiên tin tưởng hơn những ngân hàng có nguồn vốn tự có cao rồi.

1.2. Nguồn vốn từ tiền gửi ngân hàng

Nguồn vốn từ tiền gửi là một trong những nguồn quan trọng nhất tại ngân hàng thương mại. Nguồn vốn từ tiền gửi được chia thành 3 loại đó là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Vậy với mỗi loại tiền gửi ấy chúng thể hiện như thế nào, hãy cùng tôi tìm hiểu sâu hơn nhé:

1.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi được thoả thuận từ trước về thời gian gửi, mốc thời gian này có thể được linh động từ vài tháng thậm chí đến vài năm. Theo quy định mà ngân hàng đề ra thì mức lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn tuy nhiên những người sử dụng dịch vụ lại không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Theo quy định từ trước đây, khách hàng khi tham gia gửi tiền có kỳ hạn thì tuyệt đối sẽ không rút trước kỳ hạn, tuy nhiên để lôi kéo khách hàng nên nhiều khách hàng vẫn cho phép rút trước đồng thời khách hàng sẽ phải chịu một khoản phí nhất định.

Nguồn vốn từ tiền gửi ngân hàng
Nguồn vốn từ tiền gửi ngân hàng

Nếu như ở nước ngoài, tiền gửi có kỳ hạn được tồn tại dưới dạng chứng chỉ tiền gửi thì ở Việt Nam nó lại được tồn tại dưới 2 dạng đó là tiền gửi có kỳ hạn theo tài khoản và tiền gửi có kỳ hạn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng.

Với hình thức thứ hai, tiền gửi sẽ được phát hành theo 2 hình thức cụ thể như sau: Hình thức phát hành theo mệnh giá và phát hành theo hình thức chiết khấu

1.2.2. Tiền gửi không kỳ hạn

Khác biệt với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn chính là số tiền được gửi vào ngân hàng nhưng khách hàng lại có thể rút bất cứ lúc nào và không cần phải mất phí hay chịu phạt gì cả.

Gọi theo một cách khác thì số tiền này này khi tồn tại trong tài khoản vãng lai, vì hình thức gửi tiền này sẽ thuận tiện hơn cho khách hàng nên mức lãi suất mà họ nhận được cũng là ít hơn so với hình thức gửi có kỳ hạn. Tuy nhiên khách hàng lại được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Những khách hàng không có nhu cầu hưởng lãi mới tham gia hoạt động tiền gửi không kỳ hạn này, mục đích của họ chỉ là đảm bảo số tiền mình đang có và thực hiện các giao dịch thuận tiện hơn.

1.2.3. Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của cá nhân nào đó gửi vào tài khoản ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi suất theo kỳ. Trong đó họ có thể được hưởng các mức lãi suất tương ứng theo từng thời hạn khác nhau từ 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc là lâu hơn nữa.

Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm

Người gửi tiết kiệm sẽ nhận được 1 cuốn sổ mang tên Sổ tiết kiệm, trong đó sẽ ghi lại tất cả các số tiền được gửi vào cũng như rút ra của người sở hữu, đồng thời nó cũng có vai trò như một chứng từ xác nhận về các giao dịch của khách hàng.

Xem thêm: trang vàng việt nam

1.3. Vốn đi vay

Tại ngân hàng thương mại tồn tại rất nhiều các khoản vốn đi vay, theo đó với mỗi chủ thể khác nhau sẽ là nguồn vay khác nhau, bao gồm:

- Vốn vay từ ngân hàng TW

- Vay ngắn hạn các khoản dự trữ của tổ chức tín dụng khác

- Vay từ thị trường tài chính trong nước

- Vay từ các công ty

- Vay vốn nước ngoài

Vốn đi vay
Vốn đi vay

1.4. Các nguồn vốn khác

Ngoài những nguồn vốn được kể trên thì ngân hàng thương mại còn có thể sử dụng các nguồn vốn khác để phục vụ cho nghiệp vụ Tài sản nợ - huy động vốn của mình.

Các nguồn vốn khác
Các nguồn vốn khác

Các hoạt động được sử dụng phổ biến như sau: Vốn tài trợ, đầu tư và phát triển, vốn uỷ thác đầu tư cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng, vốn được hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng,...

2. Nghiệp vụ tài sản Có - Sử dụng vốn

2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ

Nghiệp vụ ngân quỹ được hình thành nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, theo đó ngân hàng thương mại sẽ luôn phải dự trữ một lượng tiền mặt dưới một số hình thức sau đây:

- Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng

- Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác

- Tiền gửi tại các ngân hàng Trung ương

- Tiền mặt trong quá trình thu 

Không chỉ có tiền mặt, các ngân hàng thương mại còn lưu trữ vốn bằng các hình thức khác như phát hành chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao để chuyển thành tiền mặt bất cứ lúc nào

2.2. Nghiệp vụ cho vay

Nghiệp vụ tài sản Có - Sử dụng vốn
Nghiệp vụ tài sản Có - Sử dụng vốn

Cho vay chính là hoạt động sinh lời giúp ngân hàng có lợi nhuận, các hoạt động này thường rất đa dạng và phong phú, chúng được thể hiện như sau:

- Cho vay ứng trước

- Cho vay thấu chi

- Cho vay chiết khấu

- Cho vay thuê mua

- Cho vay bằng chữ ký

- Cho vay tiêu dùng

- ...

2.3. Nghiệp vụ đầu tư

Các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng vốn của mình để mua các chứng khoán của Chính phủ hoặc là chứng khoán của các công ty lớn hoặc cũng có thể là đầu tư vào các dự án lớn.

2.4. Những tài sản Có khác

Những tài sản Có khác
Những tài sản Có khác

Những tài sản Có khác được kể đến như là trụ sở làm việc, các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc.

Nói chung đây là những tài khoản được thể hiện dưới hình dạng vật chất mà không phải là tiền mặt hay các loại giấy tờ có giá khác.

Xem thêm: Lý thuyết thuyết phục người tiêu dùng

3. Nghiệp vụ trung gian

Các nghiệp vụ trung gian chính là những hoạt động mà ngân hàng thương mại thay mặt cho một cá nhân hay tổ chức đứng ra để tiến hành một giao dịch nào đó bất kỳ. Các nghiệp vụ trung gian này bao gồm:

- Nghiệp vụ chuyển tiền - Thanh toán hộ

- Nghiệp  vụ thu hộ

- Nghiệp  vụ tín thác

- Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp

Nghiệp vụ trung gian
Nghiệp vụ trung gian

Đó là tất cả những nghiệp vụ ngân hàng thương mại mà vieclam88.vn muốn gửi tới các bạn. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích tới bạn trong công việc cũng như đời sống thường ngày. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: