Giảng viên là gì? Hành trình chinh phục giảng đường đại học

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-03-19 17:10:28

Giảng viên, có thể nói cụm từ này đã quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, thế nhưng lại ít ai hiểu được công việc thầm lặng mà người “chèo đò” này đang phải đương đầu. Như một lời tri ân, một hành động thông cảm và hiểu rõ đối với những người đã dạy chúng ta, thì hôm nay, bạn hãy cùng tôi tìm hiểu xem “giảng viên là gì?” nhé!

Việc Làm Giáo Dục

1. Giảng viên là gì?

Đối với những bạn học sinh cấp 3 trở xuống, thầy cô giáo dạy trên lớp sẽ được gọi là giáo viên. Còn đối với các bạn học cao đẳng trở lên thì người đứng trên bục giảng chính là giảng viên.

Giảng viên hay còn được biết đến chính là công chức chuyên môn, họ đảm nhận vai trò giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học. Đối với giảng viên, họ sẽ đảm nhận giảng dạy nội dung thuộc trong chương trình giảng dạy của các trường cao đẳng và đại học.

Bức chân dung rõ nét nhất về giảng viên
Bức chân dung rõ nét nhất về giảng viên

Nếu như bạn đang thắc mắc học vị của giảng viên đang dạy bạn ở mức độ nào thì đối với những giảng viên trong các trường đại học thì ít nhất họ phải có trong tay bằng thạc sĩ trở lên thì mới được phép giảng dạy sinh viên đại học. Tuy nhiên nếu như bạn không muốn quá đi sâu vào chuyên ngành hay không muốn học quá cao thì cũng có thể dừng lại ở mức giáo viên.

Đối với những giảng viên đang đứng trên bục giảng, vai trò của họ rất quan trọng. Trong thời gian này, giảng viên không còn đóng vai trò chi tiết, cụ thể dạy bạn từng chữ giống như hồi tiểu học được. Mà họ sẽ đóng vai trò chỉ dẫn, hướng dẫn và dựa trên tinh thần tự học của bạn là chính. Đối với những giảng viên và sinh viên, họ trao đổi kiến thức, là người hướng bạn đi đúng với chuyên môn, đi đúng trong chương trình học của nhà trường. Chính vì thế mà giảng viên giống như một người bạn đồng hành cùng chúng ta trong suốt 4 – 5 năm đại học.

Như vậy, giảng viên không những là người hướng dẫn bạn trong quá trình học tập mà họ còn là người bạn tâm giao của bạn nữa. Cứ mỗi độ tháng 6 về, họ lại chia tay một lớp học trò. Trao cho họ những kiến thức, những kỹ năng và dạy họ làm thế nào để trở thành một “tân binh” dũng mãnh nhất với thị trường việc làm đầy cạnh tranh.

Với bức “chân dung” trên đây thì bạn đã hình dung ra được và hiểu rõ hơn về giảng viên rồi chứ. Đừng bỏ dở dang bài viết, vì trong nội dung những phần sau, chúng tôi sẽ còn đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích hơn nữa về giảng viên.

Xem thêm: Tuyển giảng viên

2. Thay đổi tư duy giảng viên và giáo viên không giống nhau

Thay đổi tư duy giảng viên và giáo viên không giống nhau
Thay đổi tư duy giảng viên và giáo viên không giống nhau

Bạn cần phải hiểu rõ, giảng viên và giáo viên, họ không giống nhau. Nếu nói họ cùng là người trong ngành, cùng là người truyền đạt tri thức và chèo lái những con thuyền là đúng. Thế nhưng trên mặt lý thuyết thì nó lại không hề giống nhau.

Đối với giảng viên thì họ sẽ phải có cấp bậc và trình độ cao hơn, học sâu hơn thì mới có thể làm giảng viên, còn với giáo viên, chỉ cần tốt nghiệp đại học có bằng cử nhân thì đã có thể đảm nhận vị trí này.

Giáo viên sẽ là những người giảng dạy học sinh cấp ba trở xuống, là người giảng dạy có kế hoạch, họ sẽ phải tự viết bài giảng của mình. Họ là người dạy và hướng dẫn học sinh, bên cạnh đó thì cũng sẽ là người tiến hành ra đề và chấm điểm luôn.

Về cơ bản như vậy đã có sự khác nhau, bên cạnh đó họ còn khác nhau ở thời gian giảng trên lớp, nhiệm vụ giảng, mức lương được nhận cũng có sự khác nhau,.. Giáo viên chỉ được hưởng lương theo ngạch, cấp bậc. Còn đối với giảng viên, ngoài mức lương mà được nhận từ nguồn thu của ngân sách thì họ còn được nhận thêm từ nhà trường (trường được phép tự chủ về tài chính).

Như vậy, bạn đừng hiểu lầm về giảng viên và giáo viên nữa nhé. Có khá nhiều bạn mong muốn được làm giảng viên, đứng trên giảng đường và truyền đạt lại những kinh nghiệm mà bản thân đã học được trong những năm học đại học. Vậy bạn cần phải làm gì để có thể chinh phục được giảng đường đại học?

Đọc ngay: Mức lương giảng viên đại học và những điều mà bạn cần biết!

3. Cần làm gì để trở thành giảng viên

3.1. Điều kiện để thi tuyển vào giảng viên

Điều kiện để thi tuyển vào giảng viên
Điều kiện để thi tuyển vào giảng viên

Điều kiện để bạn có thể thi vào làm giảng viên là cả một quá trình dài và gian khổ. Điều kiện để thi cũng sẽ vô cùng khó khăn và yêu cầu cao.

- Thứ đầu tiên mà bạn cần phải có chính là nắm giữ trong tay bằng thạc sĩ, chưa hết nha, bạn còn phải có ít nhất 9 năm giảng dạy tại các lớp học thuật khác nhau, kể từ lúc mà bạn được bổ nhiệm vào ngạch của giảng viên.

- Cái thứ hai mà bạn cần có là điều kiện thi chính là bạn cần phải có trong tay một công trình khoa học do chính bạn sáng tạo ra và nó phải được công nhận.

Đó chính là điều kiện để bạn thi tuyển vào, quả là đầu vào cũng không mấy dễ dàng đúng không nào?

3.2. Hình thức thi tuyển vào giảng viên

 Hình thức thi tuyển vào giảng viên
 Hình thức thi tuyển vào giảng viên

Hình thức thi tuyển cũng khá phong phú và đa dạng, kiểm tra được toàn bộ những kỹ năng của bạn. Hình thức thi tuyển sẽ bao gồm như sau: Kiểm tra viết hoặc là trắc nghiệm, kiểm tra vấn đáp, đối với những bạn học máy tính thì đương nhiên sẽ có một bài kiểm tra trên máy tính để kiểm tra năng lực. Ngoài ra bạn còn phải thi về ngoại ngữ: Tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung (các bài thi về tiếng cũng sẽ được triển khai một cách toàn diện bao gồm cả nghe, nói, đọc, viết thành thục). Đối với những bạn thi tuyển làm giảng viên ngoại ngữ thì cần phải thi ngôn ngữ thứ hai sẽ là một trong 4 thứ tiếng trên.

Đó chính là hình thức thi tuyển vào giảng viên, với các công đoạn thi này đã là rất khó đối với một người, bạn phải trải qua vô số kỳ thi, khảo sát khác nhau thì mới được làm giảng viên.

3.3. Giảng viên cần phải có những yếu tố gì?

Để trở thành một giảng viên, chắc chắn bạn phải vượt qua rất nhiều các kỳ thi năng lực khác nhau. Đương nhiên các bạn phải là người nắm chắc về trình độ chuyên môn và các kiến thức.

Giảng viên cần phải có những yếu tố gì?
Giảng viên cần phải có những yếu tố gì?

- Đầu tiên, bạn cần phải đáp ứng được yêu cầu về đào tạo và bồi dưỡng. Có đủ trình độ và kiến thức chuyên môn để đảm nhận vị trí, lĩnh vực để giảng dạy. Cần có chứng chỉ đào tạo nghiệm vụ dành riêng cho giảng viên, và có chứng chỉ tin học đáp ứng yêu cầu chung.

-  Về yêu cầu ngoại ngữ cần phải đạt trình độ A2 trở lên

- Ngoài các tiêu chuẩn về đầu vào thì giảng viên cần phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn. Có đầy đủ các kiến thức về môn học, có khả năng giảng dạy môn học đó và bạn còn phải là người soạn giáo án, bài giảng để truyền đạt kiến thức cho sinh viên.

Trong thời buổi hiện nay, đối với mỗi giảng viên, họ không những là người có đầy đủ về kiến thức chuyên môn nhất, mà còn là người nắm bắt và tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh hơn sinh viên. Để phục vụ cho bài giảng tốt hơn, hiện đại và cởi mở hơn thì các giảng viên đại học hiện nay rất ít khi sử dụng bảng nữa. Họ sử dụng máy chiếu và bài giảng slide nhiều hơn. Như vậy, quá trình truyền đạt đến học sinh cũng nhanh hơn.

Đối với mỗi giảng viên, họ sẽ phải tự nghiên cứu về phương pháp giảng dạy hiệu quả và có thể thay đổi phương pháp giảng đối với sinh viên.

Tham khảo: Cách viết đơn xin việc giảng viên đại học từ A-Z

4. Để chính mình “thăng hoa” trong hành trình của mình

Đối với mỗi giảng viên, với khối lượng công việc nhiều, sự mệt mỏi đè nặng hơn khi yêu cầu của xã hội ngày một tăng cao. Những khó khăn tưởng như lùi bước, vậy bạn cần phải làm gì để chính mình được “thăng hoa” trong hành trình đó.

4.1. Không ngừng trau dồi học hỏi thêm

Không ngừng trau dồi học hỏi thêm
Không ngừng trau dồi học hỏi thêm

Giảng viên, khi bạn đứng ở vị trí đó không có nghĩa là bạn biết tất cả, kiến thức luôn thay đổi và được bổ sung thêm như một quy luật sẵn có của nó. Chính vì thế mà khi ở vị trí của một giảng viên thì bạn cũng cần phải không ngừng học tập và tích lũy thêm kiến thức cho bản thân mình. Không ngừng làm mới bản thân, đó mới chính là cách để bạn có thể thăng hoa hơn trong công việc đầy khó khăn.

4.2. Học hỏi thêm từ những sinh viên của mình

Học hỏi thêm từ những sinh viên của mình
Học hỏi thêm từ những sinh viên của mình

Như đã nói ban đầu, giảng viên là người chỉ dẫn cho bạn, hướng dẫn bạn trong quá trình học và tiếp thu, chỉ cho bạn phương thức học tập chính xác. Thế nhưng họ lại không phải là người dạy bạn. Bởi vì chưa chắc khi đứng ở vị trí giảng viên là bạn có thể biết hết tất cả mọi thứ. Có rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ hay sự nhạy bén về các thông tin, đôi khi sinh viên còn làm tốt hơn bạn. Chính vì thế mà hãy vui vẻ chấp nhận và trao đổi kiến thức với chính sinh viên của mình nhé.

4.3. Có tình yêu với công việc

Có tình yêu với công việc
Có tình yêu với công việc

Có lẽ để nói trong chặng hành trình đầy khó khăn và mệt mỏi này của bạn, tình yêu chính là cái để giúp cho bạn thăng hoa hơn với công việc. Chỉ khi có tình yêu với cái mình đang làm thì bạn mới có thể thực hiện và theo đuổi nó đến cuối cùng. Với bất kỳ ai cũng vậy, chỉ khi bạn có tình yêu với chính nó thì bạn mới có thể làm với cả đam mê và tâm huyết của mình. Đối với công việc đặc thù này, nếu như bạn thực hiện nó một cách hời hợt thì chính bạn đang giết chết công việc của bạn mà thôi.

Chính vì thế mà trước khi chọn công việc, trước khi chọn con đường đi cho chính mình thì bạn hãy lắng nghe con tim, hiểu rõ điều mình muốn để không phải chọn lại nhé.

4.4. Nói không với nổi nóng

Nói không với nổi nóng
Nói không với nổi nóng

Đôi khi bạn gặp phải áp lực lớn trong công việc, bạn mệt mỏi với các phương pháp  mới cùng với kiến thức mới cho sinh viên. Cùng với đó là hàng ngàn những nỗi mệt mỏi của cuộc sống vây quanh bạn. Mệt mỏi, bực tức là điều khó có thể tránh khỏi. Thế nhưng bạn cũng tránh những cuổi nổi giận nôi đình với sinh viên của bạn nhé. Điều đó không khiến cho bạn hết mệt mỏi đâu mà nó chỉ khiến cho bạn thêm những rắc rối và mâu thuẫn với sinh viên thôi. Hãy tìm cách giải quyết êm đẹp hơn là việc nổi nóng nhé.

Như vậy, để khiến cho chính công việc của bạn được thăng hoa thì nó sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Hãy luôn mỉm cười trên bục giảng nhé.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu giảng viên là gì? và hành trình để bạn có thể trở thành một giảng viên chuyên nghiệp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: