Đối tượng kế toán là gì và các đặc điểm của đối tượng kế toán

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-06-03 14:59:19

Lĩnh vực kế toán có rất nhiều thuật ngữ và khái niệm bạn cần biết nếu muốn tìm hiểu về ngành này cũng như làm các công việc liên quan trong ngành. Trong đó, đối tượng kế toán là một thuật ngữ rất hay được nhắc đến và nó cung cấp rất nhiều thông tin về tài sản. Hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề đối tượng kế toán là gì cùng các đặc điểm chuyên sâu hơn về nó dưới bài viết này nhé!

1. Giới thiệu sơ lược về kế toán 

Kế toán là tất cả về quá trình giúp ghi lại, tóm tắt, phân tích và báo cáo dữ liệu liên quan đến các giao dịch tài chính. Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất về kế toán là ghi chép các giao dịch khác nhau được thực hiện trong một doanh nghiệp, hay còn gọi là ghi sổ. Có một số điều phải ghi nhớ trong kế toán là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Sơ lược về kế toán
Sơ lược về kế toán

Kế toán có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý cũng như phản ánh những thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức là thời gian lao động, giá trị và hiện vật. Nên để biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp có tốt hay không ta sẽ phải dựa trên các loại tài sản nhất định, bao gồm cả những loại tài sản khác nhau. Những loại tài sản này sẽ được sử dụng và quản lý nhằm mục đích phục sản xuất và kinh doanh cũng như các nhiệm vụ khác nữa.

Xem thêm Những điều cần biết đối với tổ chức bộ máy kế toán là gì?

2. Đối tượng kế toán là gì

Những loại tài sản trong doanh nghiệp sau khi tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh sẽ bị biến đổi. Lúc này kế toán cần theo dõi và ghi chép các loại tài sản khi chúng biến đổi. Đây là lúc cần đến đối tượng kế toán.

Đối tượng kế toán có thể hiểu là tài sản, nguồn hình thành và sự vận động của các loại tài sản trong quá trình doanh nghiệp hoạt động và tồn tại. Đối tượng kế toán phản ánh hai mặt là tài sản và nguồn vốn. 

Đối tượng kế toán là gì
Đối tượng kế toán là gì

Đối tượng kế toán có thể có những khác biệt giữa các tổ chức có loại hình hoạt động khác nhau do nó phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động với yêu cầu thông tin kinh tế tài chính. Lúc này ta cần hiểu hiểu sâu hơn về đối tượng của kế toán là gì? Đối tượng của kế toán ở đây là tài sản của tổ chức, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh. 

Xem thêm: Thông tin chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng đang hiện hành!

3. Các loại đối tượng kế toán

Như đã nói thì đối tượng kế toán có sự khác biệt ở những loại hình tổ chức khác nhau. Đối tượng kế toán được phân ra là: 

- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu chi ngân sách nhà nước hay đơn vị, sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước. Trong đó gồm: Tiền, vật tư, loại tài sản cố định; các khoản thanh toán bên trong và bên ngoài đơn vị kế toán; nguồn kinh phí, quỹ; thu chi, kết dư ngân sách; thu, chi, xử lý chênh lệch hoạt động thu chi; tài sản công; nợ và và xử lý nợ công; đầu tư tài chính và tín dụng nhà nước; tài sản và các đơn vị phải thu khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

Các loại đối tượng kế toán
Các loại đối tượng kế toán

- Đối tượng kế toán trong ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, đầu tư tài chính, tín dụng, gồm: Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng; các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá trị; các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán. 

- Đối tượng kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh không sử dụng ngân sách nhà nước. Trong bài viết này ta sẽ tập trung vào loại đối tượng kế toán này. Nó là sự liên quan giữa tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả, tính theo công thức: Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả.

Xem thêm: Những hình thức ghi sổ kế toán cần nằm lòng khi đi làm

4. Đối tượng của kế toán là gì

4.1. Tài sản

Điều đầu tiên thuộc đối tượng kế toán chính là tài sản. Tài sản là nguồn lực được doanh nghiệp kiểm soát và có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp, đó có thể là tiền, đất đai, hàng hóa, nguyên vật liệu, các khoản đầu tư,... Nó được chia ra là tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) và tài sản dài hạn (tài sản cố định).

4.1.1. Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động)

Tài sản ngắn hạn là thuộc sở hữu của tổ chức doanh nghiệp, chúng có thời gian sử dụng ngắn và có thể được thu hồi và luân chuyển nhanh, tính thanh khoản cao, thông thường trong một chu kỳ kinh doanh hoặc một năm mà thôi.

Tài sản ngắn hạn thường là tài sản tài chính, tài sản lao động sản xuất, tài sản đang lưu thông, gồm:

- Tài sản tài chính:

+ Tài sản ngắn hạn là tiền: Có thể là tiền mặt, tiền đang gửi ngân hàng, tiền đang trong quá trình chuyển đi. Đó có thể là đồng trong nước, ngoại tệ, kim loại quý.

Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn

+ Tài sản ngắn hạn có tính chất tương đương tiền: Chứng khoán kinh doanh, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ngân hàng… Đó là những khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá thời gian một năm hoặc các khoản vốn góp liên doanh ngắn hạn khác.

+ Tài sản phải thu: Tiền mà khách hàng đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo và khoản tiền đấy sẽ được trả trong thời gian ngắn (khoản phải thu từ khách, khoản thế chấp).

- Tài sản lao động sản xuất: nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất đang trong kho chờ sản xuất hoặc sản phẩm sản xuất dở dang tại nhà máy.

- Tài sản đang lưu thông: Hàng hóa, thành phẩm đang được gửi bán.

4.1.2. Tài sản dài hạn (tài sản cố định)

Tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng hay luân chuyển hơn một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh, có tính thanh khoản thấp hơn tài sản ngắn hạn do nó không thể thu hồi ngay được. Tài sản cố định gồm:

- Tài sản cố định hữu hình: có hình thái vật chất cụ thể như phương tiện vận chuyển, máy móc sản xuất, phương tiện,...

Tài sản cố định gồm các khoản đầu tư trên một năm
Tài sản cố định gồm các khoản đầu tư trên một năm

- Tài sản cố định vô hình là loại tài sản không có trạng thái vật chất như phát minh sáng chế, các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, đầu tư khác,... mất thời gian thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh.

Xem thêm: Đơn vị kế toán là gì? Nội dung và hệ quả của khái niệm này?

4.2. Nguồn vốn

4.2.1. Nợ phải trả

Đây là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ như ngân hàng, nhà cung cấp. Nợ phải trả bao gồm: 

- Nợ phải trả ngắn hạn như trả lương cho công nhân, khoản vay ngân hàng ngắn hạn, thương phiếu ngắn hạn, thuế phải nộp cho Nhà nước, nhận ký cược, ký quỹ,...

Nợ phải trả
Nợ phải trả

- Nợ phải trả dài hạn là các khoản nợ có thời gian thanh toán trên một năm như vay ngân hàng dài hạn, trái phiếu phát hành dài hạn,...

4.2.2. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu được hình thành lên từ việc chủ sở hữu bỏ ra từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu sẽ được hình thành theo nhiều cách khác nhau tùy vào loại hình doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản,quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản,...

Công thức đơn giản cho vốn chủ sở hữu là vốn chủ sở hữu sẽ bằng tài sản trừ đi nợ phải trả.

Bài viết bên trên mong rằng đã có thể giải đáp cho các bạn câu hỏi là đối tượng kế toán là gì. Bạn có thể ghi nhớ đơn giản rằng nó được dựa trên tài sản, nguồn hình thành và sự vận động của các loại tài sản trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: