Những hình thức ghi sổ kế toán cần nằm lòng khi đi làm

Icon Author Bùi Thị Minh Tiến

Ngày đăng: 2021-04-10 08:26:55

Còn nhớ những ngày ở trên giảng đường đại học, có những môn học một thời luôn ám ảnh các thế hệ sinh viên trường kinh tế đó là “Nhập môn tài chính tiền tệ” “Nguyên lý kế toán…” mà không hay biết rằng, đó là những tín chỉ gối đầu giường nếu mà các bạn sau này có đi theo nghiệp kế toán. Không thể phủ nhận được vai trò của vị trí kế toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp hiện nay luôn đối mặt với những biến động không ngừng cùng với những con số chóng mặt, chắc chắn các kế toán viên cần phải nhớ nằm lòng những hình thức ghi sổ kế toán vốn được Thông tư số 200 và 133 của Chính phủ ban hành.  

1. Công việc của kế toán được mô tả như thế nào?

1.1. Giới thiệu cơ bản về vị trí kế toán trong doanh nghiệp và công chức:

Ngày xưa hồi còn cấp 2 cấp 3, chắc hẳn tất cả chúng ta đều được làm quen một cách thoáng qua định nghĩa về “kế toán”. Đây là vị trí mà thông thường những người mẹ của chúng ta thường đảm nhiệm khi đi làm, và ta thường có suy nghĩ: “Chắc hẳn phải học giỏi toán lắm thì mới học được và làm được nghề kế toán”. Thực tế mọi chuyện không chỉ đơn giản là vậy. Kế toán được đánh giá là một vị trí cực kỳ quan trọng đặc biệt ở trong những doanh nghiệp ưu tiên sinh lợi nhuận, đồng thời là một vị trí khá khó khăn, yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên ngành chưa kể tới những kỹ năng mềm như sự khéo léo và sự chăm chút tỉ mỉ, bởi lẽ một lỗi sai do kế toán gây ra có thể kéo theo nhiều lỗi sai từ các phòng ban khác như một hiệu ứng domino.

Hình thức ghi sổ kế toán 2021
Hình thức ghi sổ kế toán 2021

Cơ bản thì công việc của kế toán là thu nhận, ghi chép đồng thời xử lý những thông tin về tình hình các hoạt động tài chính của công ty đang diễn ra như thế nào. Hoạt động tài chính đó có thể diễn ra ở một doanh nghiệp, một tổ chức, một công ty tư nhân hoặc một cơ quan nhà nước nhất định nào đó. Những kế toán viên được giao nhiệm vụ theo dõi, xử lý những biến động và những con số, phổ biến nhất là về nguồn vốn và tài sản/tài sản ròng của doanh nghiệp đó. Bất kỳ những biến chuyển dù tích cực hay tiêu cực của dòng tiền đổ vào hay được tiêu ra của cơ quan/tổ chức đó đều cần được những kế toán ghi lại, thu thập những thông tin chính xác để có thể lập nên những bản báo cáo chi tiết về từ đó xác định những quyết định kinh tế từ phía công ty.

Xem thêm: Danh sách việc làm kế toán - kiểm toán từ các công ty hàng đầu

1.2. Có những thể loại kế toán nào trên thị trường Việt Nam?

Căn bản để chia ra, chúng ta sẽ có 3 thể loại kế toán trên thị trường Việt Nam đó chính là kế toán công, kế toán doanh nghiệp và kế toán kiểm toán (kế-kiểm trong ngôn ngữ người Việt). Trên thực tế trên các trường đại học về kinh tế ở nước ta cũng có những chuyên ngành đào tạo kỹ càng về 3 thể loại kế toán phía trên, cùng nhau tìm hiểu về nó nhé.

Ghi sổ kế toán như thế nào?
Ghi sổ kế toán như thế nào?

- Kế toán công

Ở các trường Đại học chuyên ngành Kế toán công đang có nhiều tín chỉ xoay quanh tới chuyên ngành này như Tổ chức công tác kế toán công, Kế toán Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc nhà nước, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán dự trữ Nhà nước, v,v… Là một trong những khía cạnh quan trọng của lĩnh vực công, yêu cầu nhân sự trẻ, tài năng để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ hội cho ngành này khá rộng mở với các sinh viên, hoàn toàn có thể sắp xếp đi làm ngay ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp thị xã, cấp phường…. hoặc trở thành công nhân viên chức ở những cơ quan của Bộ hoặc ngang Bộ như về hải quan, thuế hoặc Kho bạc nhà nước. Thông thường nghiệp vụ chính của công nhân viên chức ở đây là theo dõi xử lý những khoản thu, kinh phí hành chính sự nghiệp, sử dụng quỹ nhà nước.

- Kế toán doanh nghiệp

Khác với lĩnh vực công, hoạt động kế toán doanh nghiệp cũng là vị trí mà nhiều sinh viên săn đón sau khi ra trường với mức lương hậu hĩnh và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Ở đây, nghiệp vụ chính sẽ là xoay quanh xử lý hạch toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, quản lý kho, báo cáo sổ sách, báo cáo thuế, …. Để được nhận việc vào vị trí này, bạn cần phải có kiến thức chuyên ngành cơ bản ở Đại học, nắm vững những Tài chính I, Tài chính II, Tài chính III.

- Kế toán kiểm toán

Để thực hiện được nhiệm vụ kế-kiểm, điều then chốt là bạn phải được đào tạo một cách thuần thục kỹ càng về chuyên môn kế toán. Từ đó, bạn có thể phát hiện ra được những sai sót trong quá trình hạch toán, quá trình thực hiện kế toán ở doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước; kiểm tra xem đã phù hợp với chuẩn mực và luật kế toán hay chưa. “Người sửa lỗi” này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành công tác kế toán được diễn ra một cách trơn tru, không lỗi lầm.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc kiểm toán và kế toán khác nhau thế nào?

2. Những hình thức ghi sổ kế toán cần được nhớ “nằm lòng”

2.1. Theo hình thức “Nhật ký chung”

Các bạn chỉ cần tưởng tượng một đầu việc lớn (ví dụ, “Kế toán”) thì cần có một cuốn sổ lớn ghi tất cả, toàn bộ những nghiệp vụ, thao tác kế toán được thực hiện trong ngày/tháng/quý/năm của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đương nhiên cách thức này khá dễ nhầm lẫn, nên cần phải phân chia rõ ràng theo thứ tự thời gian (theo ngày) và theo nội dung kinh tế dựa trên nghiệp vụ được diễn ra ở nơi làm việc.

Ghi sổ kế toán trên phần mềm
Ghi sổ kế toán trên phần mềm

2.2. Ghi sổ theo hình thức “Sổ Nhật ký - Sổ cái”

Đây là hình thức rất phổ biến, được coi là tiêu chuẩn, hình thức cơ bản của công việc kế toán ở nơi làm việc. Trong đây sẽ là những số liệu được sử dụng để viết báo cáo tài chính nhé các bạn. Hằng ngày, tổng hợp những chứng từ kế toán sẽ được lưu trực tiếp vào sổ Nhật ký -  Sổ cái. Những chứng từ kế toán kể trên sẽ là cơ sở để lập nên những phiếu xuất, phiếu thu (hay gọi chung chung là sổ, thẻ thanh toán chi tiết) và lưu vào sổ quỹ. Theo tháng hoặc theo quý những thông tin này sẽ được lưu để nhập làm báo cáo tài chính theo tháng hoặc theo quý tùy yêu cầu của công ty. Trước khi lập báo cáo, cần phải đối chiếu kỹ những thông tin của sổ Nhật Ký - Sổ cái (đã khóa) với bảng tổng hợp thông tin theo thời kỳ, nếu trùng khớp mới làm báo cáo.

Kế toán để làm gì
Kế toán để làm gì

2.3. Ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”

Đây là hình thức bao gồm rất nhiều cuốn sổ lại với nhau để có thể tạo nên một phương pháp thực hiện kế toán chính xác nhất có thể, nhưng lại không tiết kiệm thời gian bằng các phương pháp kia. Kế toán viên cần chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ, Thẻ kế toán. Hằng ngày các kế toán viên cần tổng hợp các chứng từ kế toán được diễn ra trong ngày, cùng với những phiếu xuất phiếu thu các loại để có tổng hợp chứng từ kế toán các loại. Từ những thông tin đó, kế toán viên mới ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và sắp xếp theo nghiệp vụ ở Sổ cái, đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết để hằng tháng có những bảng cân đối tài khoản, cuối cùng mới lập báo cáo tài chính. Trải qua nhiều giai đoạn như vậy thì thông tin sẽ được cập nhật và chính xác hơn.

Đọc thêm5 cách sắp xếp chứng từ kế toán chuẩn khoa học nhất bạn nên học

2.4. Ghi sổ theo hình thức “Nhật ký - Chứng từ”

Đây là hình thức mới, kế toán viên cần chuẩn bị Nhật ký chứng từ, Sổ cái, Bảng kê, các loại Sổ và thẻ kế toán. Thay vì sử dụng sổ cái để phân chia các nghiệp vụ dẫn tới nhầm lẫn các loại sổ, thì ngay từ đầu phân bổ những chứng từ kế toán bằng bảng kê sẽ tiện lợi hơn trong việc tổng hợp theo ngày và theo tháng. Những bảng kê đó sẽ được cập nhật trong Sổ Nhật ký chứng từ. Mỗi cuối tháng Sổ Nhật ký chứng từ sẽ cập nhật vào sổ cái, tiếp tục quy trình đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết qua những sổ, thẻ kế toán chi tiết, từ đó cùng lập nên bảng báo cáo tài chính cuối tháng. Phương thức này nhanh gọn hơn và dễ hiểu nhất so với 3 phương thức kia.

Có những chuyên ngành kế toán nào?
Có những chuyên ngành kế toán nào?

2.5. Ghi sổ theo hình thức “Kế toán trên máy tính”

Công nghệ phát triển, hiện nay đã có nhiều ứng dụng được xây dựng để có thể thực hiện những công tác kế toán trên máy tính. Công việc được tối giản lại, những kế toán viên đơn thuần chỉ cần tổng hợp những chứng từ kế toán trong ngày, nhập vào phần mềm kế toán. Mỗi cuối tháng, phần mềm sẽ in sổ kế toán, báo cáo tài chính bằng thuật ngữ vi tính tinh xảo, tự động đối chiếu và luôn đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể. Cuối cùng phần mềm có thể in bản báo cáo hoặc sổ kế toán ra giấy để tiếp tục những thủ tục khác nếu muốn.

Đi làm kế toán có khó không?
Đi làm kế toán có khó không?

Trên đây là những hình thức ghi sổ kế toán đầy đủ nhất 2021 mà timviec365 đã tóm tắt ngắn gọn cho các bạn. Mong những ai có định hướng trong nghề kế toán sẽ tham khảo và tìm hiểu nhiều hơn nữa!

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: