Cách trả lời câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn chuẩn nhất

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2020-12-26 14:55:36

Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu  khi phỏng vấn luôn được các ứng viên đánh giá là khó để trả lời nhất. Tuy nhiên nó lại rất hay được nhà tuyển dụng hỏi, vậy có cách nào để tả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân chuẩn không? Hãy xem qua bài viết sau.

1. Vì sao nhà tuyển dụng lại đề cấp đến điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong phỏng vấn

Phỏng vấn không những là cơ hội giúp ứng viên có thể tỏa sáng hết mình để thuyết phục nhà tuyển dụng và chinh phục vị trí công việc mà mình mơ ước. Nó còn là chiếc cầu nối “mặt đối mặt” này giúp nhà tuyển dụng có thể nắm bắt, xác nhận lại một lần nữa những thông tin chính xác mà ứng viên đã trình bày trong CV xin việc và trực tiếp chọn lọc được những ứng viên ưu tú.

Vì sao nhà tuyển dụng lại đề cấp đến điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong phỏng vấn
Vì sao nhà tuyển dụng lại đề cấp đến điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong phỏng vấn

Trong trình chọn lọc này, họ luôn chú trọng đến những phẩm chất, chuyên môn, năng lực thực tế của ứng viên. Thông qua cách trả lời tự tin về điểm mạnh và điểm yếu...nhà tuyển dụng có thể chớp nhặt được những thông tin cơ bản nhất, quan trọng nhất để kiểm chứng rằng, ứng viên đó có đang thất sự phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không.

Bạn sở hữu khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể xử lý được nhiều tình huống thức tế, kỹ năng văn phòng của bạn tốt,...thông qua những cách trả lời về điểm mạnh một cách thông minh, đó là điểm cộng giúp bạn lấy lòng được nhà tuyển dụng một cách đáng kể. Bởi lẽ, chỉ khi bạn mạnh ở một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công việc tuyển dụng, đó sẽ là động lực để thúc đẩy bạn làm việc hiệu quả. 

Trong khi đó, nếu như nhiều người vẫn lo lắng vì phải show ra những điểm yếu và bị nhà tuyển dụng “bắt bóng”. Nhưng trên thực tế, ứng viên cũng có thể dựa trên cách trả lời khéo léo của mình để xoay chuyển được tình hình. Hãy theo dõi cụ thể dưới đây để năm bắt được những thông tin cần thiết nhé. 

Xem thêm: Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? Bí kíp xin việc thành công

Khám phá vấn đề cốt lõi xoay quanh điểm mạnh trong phỏng vấn
Khám phá vấn đề cốt lõi xoay quanh điểm mạnh trong phỏng vấn

2. Cách trả lời về điểm mạnh của bạn

Khi được hỏi về điểm mạnh điểm yếu trong buổi phỏng vấn thì bạn nên nói về những điểm mạnh của mình trước, dưới đây sẽ là bí kíp dành cho bạn.

2.1. Những điểm mạnh nào được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Con người chúng ta đều sở hữu đầy đủ cả ưu điểm và khuyết điểm. Nếu bạn đa tài, đây sẽ là một lợi thế giúp bạn tìm kiếm việc làm lý tưởng nhất, bởi lẽ các công ty đều quý trọng nhân tài. 

Tuy nhiên, không phải những ưu điểm, những thứ mà bạn có năng khiếu đều giúp bạn có ưu thế trong phỏng vấn, thậm chí nhiều ưu điểm, thế mạnh của bạn thân có thể làm bạn gặp phiền phức không được trình bày không đúng lúc, đúng chỗ. Trên thực tế nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những điểm mạnh nơi ứng viên có thể phục vụ trực tiếp vào công việc mà họ đang chiêu mộ.

Bạn có giỏi ngôn ngữ lập trình hay không để phục vụ công việc lập trình viên Full Stack? Bạn có khiếu giao tiếp, thuyết phục khách hàng giỏi để làm công việc salesman?...Những điểm mạnh của bạn chỉ giúp bạn tốt hơn trong mặt nhà tuyển dụng khi nó tương đồng với những phẩm chất phục vụ công việc tốt nhất mà nhà tuyển dụng yêu cầu thôi nhé. Với điều kiện này, hãy khám phá về danh sách một số điểm mạnh bạn sẽ được ưu tiên cho hầu hết các vị trí ngành nghề dưới đây: 

 Những điểm mạnh nào được ưu tiên trong phỏng vấn?
 Những điểm mạnh nào được ưu tiên trong phỏng vấn?

- Giao tiếp tốt

- Sự tập trung cao độ

- Khả năng xử lý, giải quyết vấn đề

- Ngoại ngữ tốt

- Sự sáng tạo 

- Sự trung thực, 

- Tinh thần trách nhiệm , cầu tiến

- Khả năng chịu áp lực cao

- Sự mềm dẻo.

Dĩ nhiên, bạn cần đến chuyên môn thành thục cho từng vị trí để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, trong quá trình trả lời câu hỏi, việc đưa ra đơn thuần những kỹ năng, điểm mạnh trên sẽ mang lại cho họ một cảm giác “sao rỗng”, bạn cần bỏ túi cho mình những câu trả lời cụ thể kết hợp với những từ ngữ, dẫn chứng thực tế để cho thấy rằng, bạn đang thực sự làm chủ những thế mạnh này. Những câu trả lời cụ thể ngay sau đây về điểm mạnh làm gợi ý trong phỏng vấn sẽ giúp bạn củng cố được phong độ của mình nhanh chóng. 

2.2. Một số gợi ý về cách trả lời điểm mạnh cho một số ngành nổi bật

 Một số gợi ý về cách trả lời thông minh cho điểm mạnh cho một số ngành nổi bật
 Một số gợi ý về cách trả lời thông minh cho điểm mạnh cho một số ngành nổi bật

- Ngành công nghệ thông tin

Với đặc thù về nghề công nghệ này, bạn có thể trả lời về thế mạnh của mình như thế này:

“ Trong công việc, tôi luôn có hứng thú với những phần mềm mới. Mỗi công đoạn từ lên ý tưởng đến kiểm tra và sửa chữa phần mềm với tôi là một sở thích. Thường thì, tôi sẽ là người đầu tiên kiểm tra thật kỹ phần mềm dù được lập trình bởi bản thân hay kết quả chung của nhóm. Mỗi khi phát hiện ra bất kỳ một lỗi nào trong quá trình Test tôi sẽ xem lại code ngay lập tức và báo lại phía nhà phát triển để giải quyết ngay lập tức. Tôi tin rằng, vị trí lập trình viên của quý công ty sẽ mang lại cho tôi cơ hội được cọ xát và làm việc với đam mê của mình:

- Ngành viết lách, content

Bạn là Fan của viết lách và mong muốn săn tìm một công việc trong ngành này tiêu biểu như content marketing, copywriter...bạn có thể trình bày thế  mạnh của mình như sau:

“Bên cạnh viết lách, niềm đam mê lớn nhất của mình, tôi còn yêu thích việc đọc sách. Việc đọc và viết kết hợp giúp tôi có thể lưu lại những ý tưởng, cách sử dụng từ thú vị, những thông tin thú vị, thực tế mà không dễ bị bỏ lỡ. Xuất phát từ, ngành marketing, thường thì những vấn đề tôi quan tâm nhiều nhất thường là kinh doanh, những cuốn sách đổi đời. Ngoài ra, tôi cũng có một trang blog riêng để tập tành và chia sẻ những thông tin mà mình yêu thích”.

Gợi ý trả lời phỏng vấn điểm mạnh
Gợi ý trả lời phỏng vấn điểm mạnh

- Ngành tài chính, ngân hàng

“Từ nhỏ, tôi đã có một niềm đam mê đặc biệt với những con số. Tôi cũng thích tiết kiếm tiền và luôn mong muốn giúp đỡ khách hàng có thể thu về được những khoản tiết kiếm giá trị. Tôi đã từng nói chuyện nhiều với khách hàng trong công việc trước và họ khá hài lòng về cách tư vấn của tôi, đặc biệt là họ nhận được một sự tin tưởng”

- Một số thế mạnh dành cho nhiều vị trí công việc khác

Giao tiếp tốt: Việc giao tiếp tốt, chuẩn mực không chỉ hỗ trợ bạn đắc lực trong một số công việc tiêu biểu như kinh doanh, bán hàng, marketing để thuyết phục khách hàng và gia tăng doanh thu mà còn giúp bạn cải thiện được mối quan hệ với đồng nghiệp công ty. Bạn có thể khẳng định ngay với họ rằng “Bạn giao tiếp tốt là đủ. Những gì bạn thể hiện trong cuộc phỏng vấn giúp họ cảm nhận được điều đó.

Khả năng chịu áp lực công việc tốt:” Tôi tự ý thức được rằng, nhân viên kinh doanh là một nghề chịu áp lực tốt. Và tôi tự tin rằng, mình đủ khả năng để chịu đựng điều này. Bởi lẽ, việc làm việc dưới những áp lực luôn thúc đẩy tôi khai phá hết khả năng của mình, phát huy được tính kỷ luật của bản thân để hoàn thành công việc tốt nhất”.

Trên đây chính là một số gợi ý trả lời về điểm mạnh dành cho bạn trong cuộc phỏng vấn mà bạn có thể ứng dụng ngay. Vậy còn điểm yếu thì sao?

Đọc thêm: Trọn bộ những câu hỏi phỏng vấn hay nhất dành cho ứng viên và NTD

Một số thế mạnh dành cho nhiều vị trí công việc khác
Một số thế mạnh dành cho nhiều vị trí công việc khác

3. Cách trả điểm yếu của bạn giúp lấy lòng nhà tuyển dụng một cách tuyệt đối

Sau khi trình bày những thế mạnh thì chúng ta sẽ tới điểm yếu của bản thân, không có ai là không có điểm yếu nên bạn đừng nói với nhà tuyển dụng rằng: "tôi không có điểm yếu nào" nhé. Sau đây sẽ là mẹo để bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu.

3.1. Ý đồ của nhà tuyển dụng khi hỏi “điểm yếu của bạn là gì”?

Bạn có biết khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này, thật ra, họ không hề có ý định khai thác thật sự đáp án câu hỏi này mà chỉ mong muốn đánh giá bản thân ứng viên dựa trên ba góc độ quan trọng nhất bao gồm: Cách phân tích tình hình và câu hỏi, chiến lược thay đổi tình thế của ứng viên và mức độ ảnh hưởng tâm lý. Dễ hiểu, so với điểm mạnh, nhiều ứng viên thường dễ bị hoang mang bởi những gì thuộc về điểm yếu vì cho rằng, đây sẽ là nguyên nhân làm họ bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Tuy vậy, hãy bạn có thể ghi nhớ điểm này khi được hỏi về điểm yếu để “thần thái” nhất trong buổi phỏng vấn nhé.

Thứ nhất, chớ nên nói “ tôi không có điểm yếu nào”: điều này sẽ ngầm khẳng định với nhà tuyển dụng rằng, bạn là người kiêu ngạo.

Ý đồ của nhà tuyển dụng khi hỏi “điểm yếu của bạn là gì”
Ý đồ của nhà tuyển dụng khi hỏi “điểm yếu của bạn là gì”

Thứ hai, chớ liệt kê ra hàng loạt những điểm yếu của mình, bởi lẽ, nó có thể tố cáo rằng “bạn không có điểm gì tốt đẹp” và điều này ắt sẽ gây khó dễ cho bạn để vượt qua vòng phỏng vấn. 

Điều bạn nên làm là bình tĩnh, phân tích câu hỏi và trả lời một cách thông minh theo gợi ý của vieclam88.vn ngay sau đây.

3.2. Gợi ý một số cách trả lời điểm yếu trong phỏng vấn cho bạn

Lời khuyên của tôi là hãy nêu những điểm yếu tích cực của bạn hay những điểm yếu mà bạn đã và sẽ khắc phục được trong thời gian tới hoặc những kỹ năng không quan trọng cho công việc bạn đang ứng tuyển.

-Tôi là người quá cầu toàn. 

“Phải nói rằng, tôi là người khá cầu toàn trong công việc. Đôi khi hoàn thành xong một phần mềm, đã được giới chuyên gia đánh giá khá tốt, tôi vẫn cảm giác rằng, mình có thể làm tốt hơn nữa. Việc quá tỉ mỉ trong các công đoạn, kỹ tính trong công việc đôi khi làm mất thời gian của mình và thỉnh thoảng làm tôi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức”.

Gợi ý một số cách trả lời điểm yếu trong phỏng vấn cho bạn
Gợi ý một số cách trả lời điểm yếu trong phỏng vấn cho bạn

- Tôi thích làm việc cá nhân hơn làm việc nhóm

“Tôi thích tự mình lên ý tưởng cho những sản phẩm thật kỹ rồi mới trao đổi với các thành viên khác. Điều này, làm tôi có phần hạn chế trong công tác làm việc và đóng góp ý tưởng cho nhóm. Đôi khi sự làm việc độc lập của bản thân cũng khiến tôi gặp không ít rắc rối, đặc biệt là sự kiệt sức và khó hòa nhập. Tuy vậy, tôi vẫn đang cải thiện những kỹ năng giao tiếp của mình. Vì tôi hiểu rằng, giao tiếp tốt mới giúp tôi tiến bộ hơn”.

- “ Tôi là khá nhạy cảm”

“Việc nhạy cảm giúp tôi tinh ý và phát triển ra được nhiều ý tưởng hay ho để phục vụ công việc viết lách của mình. Song đôi khi, nó làm tôi mệt mỏi trong vấn đề quản chế cảm xúc. Nhận ra được điều này, tôi luôn muốn tránh xa những thị phi, đám đông trong công ty và chỉ tập trung vào công việc của mình vì không muốn bị ảnh hưởng đến chất lượng công việc”

- Nêu một kỹ năng không quan trọng

"Tôi không giỏi tính toán và làm việc với những con số. May mắn tôi là một biên tập viên nên không phải làm việc quá nhiều với chúng, đa số công việc của tôi là sáng tạo với những văn bản. Tuy nhiên gần đây tôi cũng đã cải thiện khá nhiều khả năng tính toán của mình và không bị nhầm lẫn khi tính toán nữa."

- Đề cập tới một kỹ năng bạn đã cải thiện được

"Tôi không giỏi trong việc phát biểu trước đám đông vì tôi cảm thấy không tự tin. Tuy nhiên gần đây tôi đã cố gắng khắc phục nó, thỉnh thoảng trong các buổi hội họp tôi đã có thể đảm nhiệm vị trí MC cho chương trình"

Trên thực tế có khá nhiều điểm yếu bạn vẫn có thể trình bày một cách tỉ mỉ trước mặt nhà tuyển dụng bằng cách khéo léo để bật ra được một số điểm mạnh khác như sự cầu toàn, sự hướng nội, xu hướng tỉ mỉ, thái quá, hướng ngoại quá đà...sông hãy nhớ rằng, hãy biết lồng ghép chúng với một số thế mạnh khác hoặc hướng giải quyết song song để chắc chắn rằng, điểm yếu này sẽ được loại bỏ sớm bằng sự cố gắng của bản thân bạn. 

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin xoay quanh điểm mạnh và điểm yếu khi phỏng vấnvieclam88.vn đã mang đến các bạn. Mong rằng, với những gợi ý trả lời này có thể giúp bạn có thêm tự tin để hoàn thành thật tốt phần phỏng vấn của mình và săn được một công việc như ý nhé. Hãy luyện tập thường xuyên để có kết quả tốt nhất. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: