DATC là gì mà được mệnh danh là sự sinh hồi của doanh nghiệp

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2022-08-11 15:30:03

DATC được coi như một “sự hồi sinh” đối với nhiều doanh nghiệp và nó không còn là cái tên xa lạ nữa. Công ty này đã và đang hoạt động rất phát triển. Cùng vieclam88.vn nghiên cứu về công ty và để trả lời câu hỏi DATC là gì nhé.

1. DATC là gì?

1.1. Tổng quan về DATC

DATC là Công  ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng cho doanh nghiệp, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 1/1/2004 dựa theo quy định của pháp luật của Việt Nam. Tính đến này, Công ty đã hoạt động được hơn 18 năm bằng cả sự nỗ lực và trái tim, nó là một khoảng thời gian đủ để công ty khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Họ đã khẳng định được vai trò của mình trong trái tim, tâm trí của khách hàng, của những nhà đầu tư. Hiện nay, quy mô công ty đã lan rộng ra nhiều thành phố trên khắp đất nước Việt Nam đó là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và rất nhiều các đơn vị khác.

DATC là gì
DATC là gì

1.2. Mục tiêu của DATC

DATC đang hoạt động dựa trên 3 mục tiêu chính đó là: 

Mục tiêu thứ nhất: Hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại của các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi chủ sở hữu. 

Mục tiêu thứ hai: Đảm bảo và thực hiện việc tăng vốn của chủ sở hữu nhà nước khi đầu tư vào tại DATC, vốn của DATC lại được đầu tư vào các doanh nghiệp khác nữa. 

Mục tiêu thứ ba: Cố gắng thực hiện và hoàn thành tốt những nhiệm vụ do chủ sở hữu nhà nước giao cho DATC thực hiện. 

1.3. Các lĩnh vực hoạt động

Đối với một công ty lớn, những lĩnh vực kinh doanh thường khá đa dạng. Với DATC là một công ty lớn, nhiều trụ sở hoạt động tại các thành phố đắc địa của nước ta như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành nghề mà DATC đang thực hiện hoạt động kinh doanh là: 

- Lĩnh vực mua bán, xử lý các khoản nợ và các loại tài sản của doanh nghiệp

- Thực hiện hoạt động tiếp nhận những khoản nợ đã được loại trừ vào giá trị của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực trao đổi mua bán, xử lý các khoản vay nợ, tài sản của doanh nghiệp để gắn với cơ cấu hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp. 

Các lĩnh vực hoạt động
Các lĩnh vực hoạt động

1.4. Quyền hạn của Công ty Mua bán nợ DATC

1.4.1. Quyền hạn về tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty mua, bán nợ

- Được tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao.

- Được thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty và quy định của pháp luật.

- Tuyển, thuê, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động một cách có hiệu quả và hợp lý, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với mức lương người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định khác của pháp luật.

- Được phép mời các đối tác kinh doanh trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động của Công ty; để cử đại diện Công ty ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn của tổ chức
Quyền hạn của tổ chức

1.4.2. Quyền hạn của Công ty mua, bán nợ DATC

- Chủ động kinh doanh ở những lĩnh vực phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh và nhiệm vụ của Nhà nước giao; có thể mở rộng quy mô kinh doanh khi đủ khả năng và nhiệm vụ từng thời kỳ theo chiến lược phát triển kinh doanh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

- Được phép sử dụng vốn và các Quỹ hợp pháp của công ty để kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả.

- Được áp dụng các hình thức huy động vốn (phát hành cổ phiếu, tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại….) để mở rộng kinh doanh cũng như quy mô lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

- Được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sử dụng để mua một khoản nợ có giá trị lớn nhất định và luôn đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật.

- Được quyền bảo lãnh cho các doanh nghiệp mà Công ty có góp vốn theo quy định của Nhà nước.

- Được Nhà nước hỗ trợ ngân sách chi phí khi thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ và tài sản tồn đọng trong các doanh nghiệp Nhà nước; hưởng một số chế độ trợ cấp, chế độ ưu đãi của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao.

- Được sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp để thành lập Quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác - Được khai thác thông tin, dữ liệu có liên quan để nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm quản lý các dữ liệu, thông tin theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quyền hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và những văn bản quy phạm khác.

Quyền hạn của công ty
Quyền hạn của công ty

2. Sự cần thiết của DATC

Nhiều doanh nghiệp sau khi thực hiện nợ xấu với các chủ nợ hoặc ngân hàng thương mại sẽ có nguy cơ đứng trên bờ vực của sự sụp đổ. Với một người chủ, doanh nghiệp chính là đứa con tinh thần mà sự hoạt động thịnh vượng của doanh nghiệp chính là khao khát của đứa con tinh thần ấy. Người chủ chắc chắn sẽ dồn rất nhiều tâm huyết để nuôi dưỡng, phát triển nó cùng bộ máy của doanh nghiệp. Khi đứng trên bờ vực thẳm, đôi khi sẽ khi chúng ta mất phương hướng và có đưa ra những quyết định không mấy sáng suốt. Lúc này cũng cần đến một tay trợ giúp của người khác. Và DATC chính là cánh tay này.

DATC được biết có hơn 130 phương án mua bán nợ xấu để áp dụng cho các doanh nghiệp, có hơn 80 phương án để xử lý theo hướng tái cấu trúc cho doanh nghiệp. Đối với những công ty có nợ xấu và đã được sự trợ giúp của Công ty mua bán nợ và tài sản doanh nghiệp cùng với đó là thực hiện những phương án tái cấu trúc đã phục hồi lại sự phát triển của doanh nghiệp đó. Có một số những thành tựu điển hình như, sau khi đưa 3 doanh nghiệp có cơ cấu nợ xấu lên sàn thì chỉ trong một thời gian rất ngắn thôi, 3 doanh nghiệp ngày đã đứng trong top 1000 doanh nghiệp có thu nhập lớn nhất của Việt Nam những năm gần đây.
Với cách làm việc khá mới mẻ của DATC mà rất ít doanh nghiệp nào thực hiện trong lĩnh vực này, nợ xấu là thứ mà các doanh nghiệp đều không muốn có, mà có bên uy tín đứng ra để giải quyết vấn đề này thì chắc chắn là đối tác của nhiều doanh nghiệp. Việc xử lý nợ xấu và mang lại nhiều lợi ích có các doanh nghiệp đối tác, DATC đã giúp rất nhiều doanh nghiệp hồi sinh trở lại. Đối với DATC, hoạt động trong những lĩnh vực ở góc khuất thị trường, nhưng lại là ông trùm của ngách ấy thì quả thật việc kinh doanh này đã mang lại lợi nhuận không hề nhỏ cho DATC, bên cạnh đó, DATC còn đem lại nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội qua những hoạt động công ích khác.

Với cách thức hoạt động như vậy thì Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng cũng đang đảm bảo sự ổn định về kinh tế xã hội, cuộc sống cho người dân bằng cách đảm bảo sự ổn định công ăn việc làm của họ thông qua việc giúp doanh nghiệp cơ nợ xấu không phải đối mặt với vấn đề phá sản. Có thể thấy rằng, đối với nhiều doanh nghiệp thì Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng chính là sự hồi sinh, còn đối với những người lao động thì DATC mang một ý nghĩa vô cùng lớn đó là sự ổn định của việc làm.

Sự cần thiết của DATC
Sự cần thiết của DATC

3. Công ty DATC có nhiều khả năng phải hứng chịu rủi ro hay không? 

Như đã nói ở trên, các bạn cũng có thể thấy được tầm quan trọng của DATC. Một thương hiệu đã trở nên uy tín,  là công ty lớn, cũng là ông trùm trong lĩnh vực này. DATC ra đời với sứ mệnh thật cao cả khi có thể giúp đỡ những người dân ổn định việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục phát triển bằng những phương án vô cùng mới mẻ. Bạn có thắc mắc rằng, một công ty lớn như vậy có khả năng gặp rủi ro không?

Khả năng phải chịu rủi ro
Khả năng phải chịu rủi ro

Khi đã hoạt động kinh doanh, người ta luôn phải trong tâm thế để đối mặt với những lúc được, lúc mất, ở đâu cũng sẽ có hai mặt của nó, có thuận lợi ắt có khó khăn. Với những phương án, hình thức hỗ trợ đối với từng khách hàng chuyên biệt thì có thể nói DATC cũng là một đơn vị có nguy cơ gánh chịu rất nhiều rủi ro. 

Trong trường hợp DATC không tìm được nhà đầu tư để thực hiện hỗ trợ góp vốn cho doanh nghiệp hoặc không thể huy động vốn cho doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc DATC đã bỏ vốn ra để cơ cấu nợ nhưng không thể thu hồi lại được. Bên cạnh đó, thời gian để để đàm phán, tái cơ cấu cũng như mua nợ sẽ được tính bằng năm, khi thời gian kéo dài như vậy chắc chắn DATC sẽ có nguy cơ gặp rủi ro lớn. Điều này sẽ khiến cho quá trình tái cơ cấu nợ của DATC gặp khó khăn rất nhiều. Những điều này có thể thấy, DATC là một trong những doanh nghiệp đem lại sự sống cho nhiều bên khác nhưng ở chính DATC họ đôi khi cũng phải đứng trên bờ vực phá sản. Với những tình huống như vậy, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải cách thức hoạt động cũng như người lãnh đạo của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp phải có những phương án, tầm nhìn, đưa ra những chiến lược tổng hợp, phù hợp. Đặt biệt nó cũng phải có sự nhạy bén, sự quyết đoán khi đứng trước những sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. 

Bài viết của vieclam88.vn đã giúp bạn hiểu DATC là gì chưa? Một doanh nghiệp rất hữu ích, cần thiết mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn không thể bỏ qua.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: