Cách viết CV xin thực tập kiểm toán đầy đủ và chi tiết nhất

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-07-08 09:53:28

Ngành kế toán, kiểm toán đang là một trong những ngành “hot” hiện nay, chính vì thế, CV xin việc của kiểm toán cũng được nhiều người “truy tìm”. Đối với những bạn đang học ngành kiểm toán, là sinh viên năm cuối hoặc vừa mới ra trường, các bạn thường đi thực tập tại các công ty, doanh nghiệp để lấy kinh nghiệm cho bản thân. Vậy cách viết CV xin thực tập kiểm toán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua vieclam88.vn nhé!

1. Tại sao cần viết CV xin thực tập kiểm toán?

CV xin thực tập nghe có vẻ hơi lạ nhưng nó không hiếm. Trở thành thực tập sinh của một công ty nào đó đồng nghĩa với việc bạn đã bước đầu có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty. Đặc biệt, đối với những bạn sinh viên năm cuối, vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm, chưa có kỹ năng mềm hay kỹ năng làm việc, thì thực tập sinh là một lựa chọn hoàn hảo.

Tại sao cần viết CV xin thực tập kiểm toán
Tại sao cần viết CV xin thực tập kiểm toán

CV xin thực tập kiểm toán là một giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin thực tập của bạn. CV được coi là giấy tờ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Nó giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kiến thức, kỹ năng của bạn, từ đó xem xét bạn có phải ứng viên phù hợp với công ty của họ.

Những bạn sinh viên vừa mới ra trường hoặc đang học năm cuối, chưa từng viết CV xin thực tập nên có thể bỡ ngỡ, không biết viết thế nào để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Cùng theo dõi phần tiếp theo để bạn không bỏ lỡ cách viết CV xin thực tập kiểm toán nhé!

2. Hướng dẫn cách viết các mục trong CV xin thực tập kiểm toán

Giai đoạn thực tập là giai đoạn mà bất cứ sinh viên nào cũng trải qua trong đời. Nhờ thực tập mà sinh viên được đi tìm hiểu thực tế, tích lũy kinh nghiệm bằng cách sử dụng những kiến thức chuyên môn mình đã học trên ghế nhà trường và có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty.

Hướng dẫn cách viết các mục trong CV xin thực tập kiểm toán
Hướng dẫn cách viết các mục trong CV xin thực tập kiểm toán

Để viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí công việc bạn xin thực tập. Biết được công ty họ cần người như thế nào và có yêu cầu gì đối với công việc.

Đối với CV xin thực tập kiểm toán bạn nên nhấn mạnh vào 3 mục, đó là: Mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm bạn đạt được trong quá trình học tập. Phần mục tiêu nghề nghiệp bạn cần viết rõ ràng, thể hiện được mong muốn của bản thân đối với vị trí đang ứng tuyển và công ty. Bạn vừa mới ra trường và chưa có kinh nghiệm nên nhấn mạnh những kiến thức chuyên môn mà mình đã được học và tích lũy trên ghế nhà trường. Bạn cần nhấn mạnh những kết quả mà bạn đã đạt được và những thành tích nổi bật.

Vậy các mục trong CV xin thực tập kiểm toán viết thế nào?

2.1. Thông tin cá nhân

Mở đầu trong CV là phần thông tin cá nhân của bạn, bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email. Đây có thể coi là phần quan trọng nhất quyết định nhà tuyển dụng có đọc tiếp CV của bạn hay không. Vì vậy, bạn nên nêu tóm gọn bản thân của mình, giới thiệu một cách ấn tượng để nổi bật hơn những ứng viên khác.

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân

Phần họ tên bạn cần viết in hoa và bên dưới là vị trí bạn đang ứng tuyển. Ví dụ:

“NGUYỄN LAN ANH

Thực tập sinh Kiểm toán”

Ngày tháng năm sinh bạn ghi theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bạn. Ví dụ: 08/07/1999.

Tiếp đó là phần địa chỉ, bạn ghi địa chỉ nơi bạn đang sinh sống.

Email bạn không nên để tên email quá trẻ con, khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không hề nghiêm túc với công việc bạn đang ứng tuyển, có thể khiến bạn bị loại ngay tức khắc. Ví dụ như “benhongnheo” hay “cobemuadong”,… Tốt nhất bạn nên để tên của bạn là tên email là hợp lý nhất.

Số điện thoại và email bạn cần ghi chính xác, để nhà tuyển dụng có thể liên hệ cho bạn nếu trúng tuyển.

Bên cạnh thông tin cá nhân có mục ảnh đại diện. Ảnh bạn cần chụp chính diện mặt bạn, rõ ràng, không photoshop quá đà.

Các thông tin cá nhân bạn ghi chi tiết và rõ ràng sẽ tăng độ tin cậy cho nhà tuyển dụng.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Thực tập sinh kiểm toán thường là những bạn chưa có kinh nghiệm, do vậy phần mục tiêu nghề nghiệp khá quan trọng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn.

Nhiều bạn vì không biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thực tập sinh kiểm toán nên chỉ viết chung chung, bỏ qua cơ hội khiến nhà tuyển dụng chú ý tới bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn không cần ghi quá phô trương hay viết mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời tầm với. Bạn cần viết mục tiêu thực tế mà mình có thể hoàn thành được, giúp nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng.

Bạn viết súc tích và ngắn gọn, thể hiện bạn hướng đến mục tiêu gì trong tương lai gần, tương lai mấy năm sau, bạn muốn đạt điều gì trong quá trình xin thực tập kiểm toán và mục tiêu bạn muốn đạt được trong quá trình này.

Ví dụ về mục tiêu ngắn hạn:

- Dùng những kiến thức đã học được trong sách vở để có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

- Được học hỏi dưới sự chỉ đạo của những anh, chị khóa trước, tích lũy thêm kinh nghiệm và học hỏi được nhiều điều bổ ích.

- Tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, sử dụng những kiến thức và kỹ năng của kiểm toán được học trong quá trình còn là sinh viên.

- Học hỏi thêm nhiều kỹ năng mềm để giúp ích cho công việc hiện tại.

Một số ví dụ về mục tiêu dài hạn:

- Trở thành nhân viên kiểm toán chính thức của công ty, đưa công ty ngày một phát triển.

- Đạt được mức thu nhập cao, có cơ hội thăng tiến trở thành kiểm toán chuyên nghiệp.

- Sẽ được làm việc chính thức, góp phần xây dựng thương hiệu và văn hóa của công ty.

2.3. Kỹ năng

Kỹ năng trong CV giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có kỹ năng gì phù hợp với công việc mà bạn muốn thực tập. Một số kỹ năng liên quan đến ngành kiểm toán như:

- Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, tư duy logic.

- Khả năng tính toán nhanh.

- Có kỹ năng mềm, giao tiếp tốt.

- Trình độ tiếng Anh chuyên ngành thành thạo.

- Có khả năng sử dụng tốt tin học văn phòng và một số phần mềm liên quan đến kiểm toán.

Kỹ năng
Kỹ năng

Bạn cũng có thể nêu một số kỹ năng mà bạn có và phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

2.4. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong CV xin thực tập kiểm toán cũng rất quan trọng, giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kiến thức và khả năng tiếp thu của bạn.

Ngoài thông tin chuyên ngành mà bạn theo học, bạn có thể thêm thông tin về điểm trung bình và các kết quả mà bạn đạt được. Thành tích học tập nổi bật sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng của bạn.

Bạn cũng nên liệt kê rõ ràng chuyên ngành của mình và phải liên quan đến kiểm toán. Bạn hãy liệt kê ngắn gọn, đầy đủ và súc tích những kiến thức chuyên môn của bạn khi còn học trên ghế nhà trường và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.5. Kinh nghiệm làm việc

Đa phần, các sinh viên kiểm toán vừa mới ra trường sẽ không có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể liệt kê các công việc khi bạn làm thêm thời sinh viên và liên quan đến vị trí ứng tuyển như: Telesales giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, hoặc làm gia sư tiếng Anh giúp nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân,…

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Bạn hãy yên tâm rằng nhà tuyển dụng sẽ hiểu được bạn chưa có kinh nghiệm liên quan đến công việc ứng tuyển. Vì vậy, bạn đừng nên quá lo lắng về vấn đề này nhé!

2.6. Thành tích

Bạn có thể liệt kê một số thành tích mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập, những thông tin về khen thưởng hoặc tuyên dương sẽ rất hữu ích trong CV của bạn.

2.7. Hoạt động ngoại khóa

Ngoài các thành tích liệt kê kể trên, bạn có thể nêu một số hoạt động ngoại khóa bạn tham gia khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một số hoạt động ngoại khóa có thể kể đến như tham gia câu lạc bộ của trường, tình nguyện viên, tham gia ban truyền thông,…

Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa

Nhờ những hoạt động kể trên, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là một người năng nổ, nhiệt huyết, khả năng xây dựng các mối quan hệ tốt, bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra còn một số mục như sở thích, người tham chiếu bạn có thể liệt kê chúng vào nếu cần thiết.

3. Lưu ý khi viết CV xin thực tập kiểm toán

Thông tin bạn trình bày trong CV xin thực tập cần ngắn gọn, chú ý những vấn đề trọng tâm, không viết lan man, dài dòng, không nên viết quá 2 trang giấy A4. Trung thực về các bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến công việc của bạn.

Lưu ý khi viết CV xin thực tập kiểm toán
Lưu ý khi viết CV xin thực tập kiểm toán

Bạn cần viết CV xin thực tập có điểm nhấn, giúp bạn nổi bật hơn ứng viên khác, tạo ra cơ hội thực tập cao hơn cho bạn. Nhấn mạnh được những điểm mạnh của bản thân liên quan đến công việc.

Bạn có thể lồng ghép khéo léo các kỹ năng mềm như giao tiếp và trình độ tiếng Anh để ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Trên đây là cách viết CV xin thực tập kiểm toán và một số lưu ý cần thiết. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV độc đáo và đẹp mắt trên trang vieclam88.vn để tạo cho mình những mẫu CV ấn tượng, giúp bạn xin thực tập dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: