Hướng dẫn cách viết CV ngành công nghệ thực phẩm hấp dẫn nhất!

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-01-07 19:00:18

Là một tín đồ của ngành thực phẩm và mong muốn săn tìm một công công việc như ý nhưng bạn chưa rõ đâu là bí quyết tạo CV ngành công nghệ thực phẩm hoàn hảo? Nào, hãy cùng khám phá ngay sau đây, vieclam88.vn sẽ giải mã câu hỏi này của bạn trong một nốt nhạc. 

1. Vai trò của CV khi xin việc ngành công nghệ thực phẩm 

Khi đi xin việc, CV được đánh giá là tấm vé thông hành, thứ tài liệu bắt buộc mà ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng để ứng tuyển một công việc như ý . Đó đồng thời là thứ vũ khí lợi hại mà ứng viên có thể tận dụng để chinh phục trái tim của nhà tuyển dụng bởi cách trình bày những thông tin liên quan đến công việc một cách súc tích, chuyên nghiệp.

 Khái quát về CV ngành công nghệ thực phẩm và vai trò của CV xin việc công nghệ thực phẩm
 Khái quát về CV ngành công nghệ thực phẩm và vai trò của CV xin việc công nghệ thực phẩm 

Và với ngành công nghệ thực phẩm cũng vậy. Để có thể tìm kiếm một cơ hội cho ngành này, bạn cần thiết tạo ra một bản CV xin việc ấn tượng cho cá vị trí công việc công nghệ thực phẩm. Đó phải là chiếc CV xuất sắc về nội dung và “ngoại hình”. 

Đó là một bản tóm lược những thông tin cơ bản về bản thân có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ ngành công nghệ thực phẩm, để họ xác nhận rằng, chỉ bạn và chính bạn chứ không phải ai khác phù hợp với vị trí mà họ đang chiêu mộ.

Với những ai đã và đang làm việc trong những đơn vị về sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, chắc hẳn sẽ chẳng xa lạ gì với tấm vé thông hành này, tuy nhiên, với những “lính mới” vừa rời cánh cổng đại học và sắp sửa tìm cho mình công việc thực phẩm tốt, viết CV ngành công nghệ thực phẩm thế nào cho chuẩn nhất quả thực là một từ khóa khó.

Hãy cùng theo dõi ngay hướng dẫn của vieclam88.vn sau đây để tạo cho mình một bản CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm hấp dẫn nhất nhé.

Đọc thêm: Tin tuyển dụng việc làm công nghệ thực phẩm từ những công ty, doanh nghiệp hàng đầu.

Vai trò của CV công nghệ thực phẩm
Vai trò của CV công nghệ thực phẩm

2. Hướng dẫn cách viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm chuẩn

Nhìn chung, cấu trúc một bản CV ngành công nghệ thực phẩm không khác nhiều với các ngành khác. Bạn đều phải đảm đầy đủ các trường nội dung như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm, người tham chiếu. Bên cạnh đó, sở thích, hoạt động tham gia nếu thật sự nổi bật cũng có thể trở thành yếu tố “cộng điểm” cho bạn một cách đáng kể trong mắt nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm
Hướng dẫn viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm 

Căn cốt nhất là cách trình bày nội dung cụ thể cho từng trường một cách khoa học và chuyên nghiệp. Hãy theo dõi thật kỹ những gợi ý dưới đây để từng bước hoàn thành CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm của mình nhé. 

2.1. Thông tin cá nhân

Nằm ở phần đầu tiên trong CV, thông tin cá nhân là lời giới thiệu bản thân của bạn trong CV, nó chứa tất cả những thông tin cần thiết để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn. Đây cũng là phần nội dung duy nhất trong CV thực phẩm của bạn không phải tư duy về cách viết ra sao ấn tượng.

Tuy vậy, tính đầy đủ và ngắn gọn là tất yếu. Bạn bắt buộc phải đảm bảo được những thông số để nhà tuyển dụng có thể liên hệ đến bạn một cách dễ dàng nhất bao gồm: Họ và tên, vị trí ứng tuyển, email, số điện thoại, địa chỉ thường trú của bạn và ảnh đại diện. Trong đó, đặc biệt chú trọng ở hai mục nội dung là email và ảnh đại diện. Ngoài việc đưa vào CV địa chỉ email bạn thường xuyên sử dụng, bạn cần lưu ý về việc lựa chọn những email chuyên nghiệp.

Tránh sử dụng những địa chỉ email được tạo từ thời đi học phản ánh tính “cá nhân”, “trẻ con”. Nếu cần thiết hãy tạo một email mới hoàn toàn để phục vụ cho mục đích làm việc của mình sau này. 

Ảnh trong CV của bạn không cần thiết là ảnh chụp thẻ, nhưng bạn cần thể hiện được tính nghiêm túc và tính “thật” bằng việc lựa chọn những tấm ảnh không sử dụng quá đà phần mềm chỉnh sửa và lạm dụng makeup. 

Thông tin cá nhân trong CV ngành công nghệ thực phẩm
Thông tin cá nhân trong CV ngành công nghệ thực phẩm

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Kết thúc nội dung thông tin cá nhân, bạn sẽ chuyển sang trường tiếp theo là mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp cũng là nội dung mà nhiều cơ sở thực phẩm quan tâm bởi lẽ, nó đi trả lời giúp doanh nghiệp những câu hỏi về phẩm chất. Ứng viên có chí tiến thủ hay không? Ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay ứng viên có thiết kế kế hoạch tương lai cho mình hay không? Điều này, phụ thuộc rất lớn vào cách mà bạn ghi mục tiêu nghề nghiệp.

Có hai tiêu điểm bạn cần lưu ý khi ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành công nghệ thực phẩm, đó là tính “ngành” và cụ thể. Tốt nhất, hãy làm rõ mục tiêu nghề nghiệp của bạn thành 2 nội dung nhỏ gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn đang ứng tuyển vị trí QC thực phẩm, có thể viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

Mục tiêu ngắn hạn: Làm quen với môi trường làm việc QC thực phẩm trong công ty, nâng cao trình đồ kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cấp trên. 

Dài hạn: Phấn đấu sau 3 năm trở thành kỹ sư QC thực phẩm chuyên nghiệp và có mắt trong đội ngũ quản lý của phòng ẩm thực - đồ uống. 

2.3. Kỹ năng 

Kỹ năng là một nội dung đáng chú ý khác trong CV công nghệ thực phẩm vì nó giúp nhà tuyển dụng thấy rõ được khả năng thích ứng với công việc của bạn, dù chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Đơn giản hơn mục tiêu nghề nghiệp, với các kỹ năng bạn chỉ cần liệt kê những kỹ năng giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ trong vị trí công nghệ thực phẩm mà bạn sắp sửa ứng tuyển theo những gạch đầu dòng.

Một số kỹ năng cứng và mềm, bạn không thể thiếu trong một CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm bao gồm:

- Tư duy sáng tạo

- Làm việc tỉ mỉ, cẩn thậ và có trách nhiệm cao

- Có tư duy phân tích nhanh nhạy

- ...

 Kỹ năng trong CV ngành công nghệ thực phẩm
 Kỹ năng trong CV ngành công nghệ thực phẩm

Hãy lưu ý là chọn lọc những kỹ năng nổi bật nhất và đính kèm thêm thanh đánh giá về mức độ thành thạo của từng kỹ năng để thuyết phục nhà tuyển dụng.

2.4. Chứng chỉ và giải thưởng

Nếu thử đặt vào tâm lý một nhà tuyển dụng tại các cơ sở tuyển dụng nhân viên QC thực phẩm, chế biến hay kinh doanh thực phẩm, chắc chắn rằng, bạn sẽ có thiện cảm hơn với những ứng viên sở hữu những chứng chỉ và từng đoạt những giải thưởng trong quá trình học tập tại trường hay những đơn vị thực phẩm đã gắn bó trước đây. Điều này khẳng định rằng, chứng chỉ giúp bạn thực hiện nghiệp vụ thực phẩm tốt và giải thưởng...giúp bạn dễ dàng chiếm được trái tim nhà tuyển dụng.

Do vậy, đừng bỏ qua trong bản CV của mình. Cũng giống như kỹ năng, hãy trình bày những chứng chỉ cần thiết như ielts, Toeic, Toefl, tin học văn phòng thành những gạch đầu dòng. Với giải thưởng, hãy nêu cụ thể tên giải, thời điểm, địa chỉ dành được giải của mình một cách rõ ràng vào CV thực phẩm nhé.

Ví dụ: Giải nhì cuộc thi phát triển thực phẩm sạch bằng cách nuôi trồng trong phòng kín của sinh viên châu Á

Chứng chỉ và giải thưởng trong CV công nghệ thực phẩm
Chứng chỉ và giải thưởng trong CV công nghệ thực phẩm

2.5. Trình độ học vấn

Ngay đến cái tên, bạn cũng nắm được phần nào đó về tầm quan trọng của trình độ học vấn trong CV với một ứng viên ngành công nghệ thực phẩm như thế nào. Thuộc ngành công nghệ cao, trình độ học vấn trong CV thực phẩm sẽ giúp nhà tuyển dụng giải mã được quá trình rèn luyện và tích lũy tri thức khoa học của bạn tại các cơ sở đào tạo như thế nào.

Tuy nhiên, đây không phải nội dung, ứng viên mang tất cả hoạt động đã trau dồi suốt 4,5 năm học để kể lể mà chỉ tập trung gói gọn trong 4 nội dung quan trọng nhất bao gồm: Trường Đại học theo học, thời gian, chuyên ngành, Xếp loại và điểm trung bình. Hãy trình bày những thông tin này một cách dễ nhìn, khoa học theo từng gạch đầu dòng nhé. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn:

- Trường Đại học Nha Trang (6/2015- 10/2019) 

-Chuyên ngành: Công nghệ Thực phẩm

- Xếp loại Giỏi

- GPA: 3.7/4.0

Trình độ học vấn trong CV ngành công nghệ thực phẩm viết ra sao?
Trình độ học vấn trong CV ngành công nghệ thực phẩm viết ra sao?

2.6. Kinh nghiệm làm việc

Đóng vai trò là “điểm nhìn” của CV, kinh nghiệm nhiều trường hợp sẽ quyết định khả năng bạn có được lọt vào vòng phỏng vấn hay không. Đây cũng là nội dung duy nhất mà các chuyên gia nhân sự khuyên nên viết thật chi tiết. Tuy vậy, đừng để sự dàn trải trong ngôn ngữ của mình ảnh hưởng đến chất lượng CV, hãy xếp những kinh nghiệm của bạn theo những gợi ý cụ thể sau: 

- Tên công ty/đơn vị làm việc thực phẩm trước đó kém theo thời gian

- Vị trí công việc bạn từng đảm nhiệm 

- Mô tả công việc cụ thể của bạn.

Đặc biệt để gây chú ý với nhà tuyển dụng trong trường hợp có nhiều kinh nghiệm, bạn hãy ưu tiên những công việc liên quan trực tiếp đến vị trí ngành công nghệ thực phẩm bạn đang sắp sửa ứng tuyển và sắp xếp theo trình từ tự thời gian từ gần đến xa. Bởi lẽ, ngành nào cũng vậy, công việc mới đây của bạn sẽ hút sự tò mò của nhà tuyển dụng nhiều nhất. Đối với những ứng viên công nghệ thực phẩm mới ra trường, quảng thời gian thực tập tại các công ty, đơn vị thực phẩm có thể giúp bạn lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng thay vì việc bỏ trống nội dung quan trọng này. 

2.7. Người tham chiếu

Tính trung thực là thành tố cốt yếu trong CV, người tham chiếu là trường nội dung giúp ứng viên ứng tuyển ngành công nghệ thực phẩm khẳng định được điều này. Với người tham chiếu, bạn có thể lựa chọn cấp trên của mình. Nhưng lưu ý báo với họ về sự việc này. Người sếp mà bạn lựa chọn phải thật sự hiểu về năng lực của bạn và công việc của bạn để trả lời nhà tuyển dụng một cách trung thực và có lợi cho bạn nhất. 

Người tham chiếu trong CV ngành công nghệ thực phẩm
Người tham chiếu trong CV ngành công nghệ thực phẩm 

Có 3 thông tin mà bạn cần lưu ý trong quá trình hoàn thành thông tin người tham chiếu bao gồm: Họ và tên, Vị trí - chức vụ và số điện thoại. Lưu ý là bạn cần thông báo trước cho người tham chiếu và trao đổi cho họ trước khi thêm vào CV nhé.

2.8. Một số thông tin khác 

Bên cạnh những thông tin bắt buộc trên, một số thông tin thêm trong CV như sở thích, dự án, hoạt động tham gia...liên quan đến công việc cũng là nội dung bạn có thể tận dụng để lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng.Bởi lẽ, đó là căn cứ để đánh giá về khả năng thực hành công việc, sự rèn luyện nghiêm túc và độ năng động của bạn như thế nào. 

Xem ngay: [Hỏi&Đáp] Học ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?

3. Một số lưu ý trong quá trình viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm

Trên đây là toàn bộ những trường nội dung cơ bản nhất cũng như cách viết một bản CV ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiệp nhất. Chắc chắn bạn đã biết cách để tạo ra lợi thế lọt vào phỏng vấn cho mình rồi đúng không. Nhưng vẫn chưa hết, ứng viên cần cẩn trọng với một số lỗi ngay sau đây. Đôi khi, những hạt sạn này có thể đánh mất đi cơ hội của bạn một cách đáng tiệc.

3.1. Sự dài dòng, lan man

Một số lưu ý trong quá trình viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm
Một số lưu ý trong quá trình viết CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm

Ở CV công nghệ thực phẩm hấp dẫn không thuyết phục nhà tuyển dụng bằng sự kể lể, dài dòng bằng bởi độ súc tích, ngắn gọn. Đầu tiên, hãy gạch ý trong đầu về những nội dung bạn muốn trình bày trong CV và rút gọn, chỉ tập trung vào những ý cốt lõi và liên quan đến vị trí công việc bạn đang sắp sửa ứng tuyển, đó chính là từ khóa đầu tiên bạn cần nằm lòng. 

3.2. Lỗi chính tả 

Dung lượng của một bản CV công nghệ thực phẩm dài khoảng 1 - 1,5 trang giấy.Với một dung lượng ngắn như vậy, bất kỳ một lỗi chính tả nào cũng trở thành “hạt sạn to đùng” trong bản CV, bởi lẽ, nó sẽ mặc định trong đầu nhà tuyển dụng rằng, bạn là người thiếu cẩn thận. Vậy nên, không cách nào, hãy soát kỹ bài viết trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng nhé. 

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây của vieclam88.vn xoay quanh CV ngành công nghệ thực phẩm sẽ thật sự hữu ích cho bạn trong quá trình tạo CV và ứng tuyển một vị trí công việc như ý nhé. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: