Cách viết CV kế toán mới ra trường gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Icon Author Phạm Thanh Nga

Ngày đăng: 2021-06-01 10:27:31

Cho dù bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào thì cv xin việc là thứ vô cùng quan trọng chứ không phải chỉ riêng công việc kế toán. Tuy nhiên, cv kế toán mới ra trường sẽ khác với cv kế toán trưởng hay những cv của những vị trí kế toán khác.

Vậy bạn đã biết cách viết cv kế toán cho sinh viên mới ra trường chưa? Đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây về cách viết và các mẫu cv xin việc kế toán mới ra trường nhé.

1. Thực trạng viết cv của sinh viên mới ra trường hiện nay

Rất nhiều bạn sinh viên ngành kế toán mới ra trường gặp khó khăn về vấn đề cách viết cv như thế nào để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng trong hàng ngàn chiếc cv của những ứng viên khác.

Bởi vì là sinh viên mới ra trường nên họ không có nhiều kinh nghiệm trong mọi vấn đề khi đi xin việc. Điều này cũng chính là lý do khiến cho việc viết cv kế toán mới ra trường gặp rất nhiều khó khăn và sai sót không đáng có.

Thực trạng viết cv của sinh viên mới ra trường hiện nay
Thực trạng viết cv của sinh viên mới ra trường hiện nay

Những bản cv của sinh viên mới ra trường gửi đến đơn vị xin việc được đánh giá là thiếu sự ấn tượng, nội dung không đầy đủ và viết quá lan man. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tốn tại những bản cv ấn tượng với nội dung đầy đủ và súc tích, nhưng số lượng đó không nhiều.

Hầu hết những bản cv kế toán của sinh viên mới ra trường đều không đạt được yêu cầu của nhà tuyển dụng, không trình bày được những thông tin mà nhà tuyển dụng cần thấy. Điều này là nguyên nhân khiến bạn không vượt qua vòng CV.

Nói chung, khả năng viết cv kế toán của sinh viên mới ra trường hiện nay ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Vậy bí quyết viết cv kế toán mới ra trường như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng?

2. Bí quyết viết cv kế toán mới ra trường thật ấn tượng

Cũng tương tự như bố cục viết cv của các ngành nghề công việc khác thì cv kế toán mới ra trường cũng đó đầy đủ những phần như: giới thiệu thông tin cá nhân, phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán, bằng cấp và trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn, các kỹ năng trong công việc, các hoạt động ngoại khóa, thông tin bổ sung và cuối cùng là thông tin người xác nhận.

Chúng ta cùng đi sâu và làm rõ từng phần trong cv kế toán sinh viên mới ra trường nhé.

2.1. Phần thông tin cá nhân

Trong phần thông tin cá nhân của sinh viên kế toán mới ra trường bao gồm các thông tin như: Ảnh, họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và cuối cùng là email.

Phần thông tin cá nhân
Phần thông tin cá nhân

Một số lưu ý khi viết cv cho bạn khi trình bày phân thông tin các nhân đó là:

- Sử dụng ảnh thẻ nghiêm túc, không sử dụng những hình ảnh tự chụp có tính chất giải trí

- Không viết ngôn ngữ teencode, vì giới trẻ hiện nay sử dụng rất nhiều dần hình thành nên thói quen

- Tên email nên được đặt với họ và tên thật của bạn, không nên sử dụng tên email quá trẻ con, nếu trong thời gian học tập bạn có thể sử dụng nhưng khi đi làm hãy đổi lại tên nhé.

Ví dụ:

Thông tin cá nhân:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hà

- Ngày sinh:30/5/1999

- Địa chỉ: 120 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Số điện thoại: 0123456789

- Email: hanguyen@gmail.com

Trên đây là một ví dụ cho bạn về việc trình bày phần thông tin cá nhân trong cv, bạn có thể tham khảo qua.

2.2. Phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Tại phần này bạn cần bải trình bày được mục tiêu nghề nghiệp và định hướng tương lại khi làm việc tại vị trí kế toán. Cần có những mục tiêu trong ngắn hạn và cả trong dài hạn, lưu ý là những mục tiêu này cần phải phù hợp với thực tế và trong khả năng kiến thức về kế toán mà bạn đã được học.

Phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán
Phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán

Ví dụ:

- Mục tiêu trong ngắn hạn: 

“Là một sinh viên kế toán mới ra trường, tôi mong muốn được làm công việc đúng với chuyên ngành mà mình đã học để có thể phát huy được những kiến thức và kỹ năng mà mình có. Bên cạnh đó, có thể học hỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước đã có nhiều kinh nghiệm.”

- Mục tiêu trong dài hạn:

“Trong thời gian làm việc tại công ty, tôi sẽ làm việc hết khả năng của mình, bên cạnh đó cũng sẽ trau dồi thêm kiến thức để trong khoảng 5 đến 7 năm có thể đảm nhiệm những vị trí cao hơn như kế toán trưởng. Tôi sẽ làm việc thật chăm chỉ, cố gắng hết mình để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và sự phồn vinh của xã hội.”

2.3. Bằng cấp và trình độ

Phần này bạn nên đưa ra những thành tựu hoặc giải thưởng mà bạn đạt được liên quan đến công việc làm kế toán . Đối với sinh viên mới ra trường thì nên viết về tấm bằng đại học hoặc những chứng chỉ kế toán đã học.

Bằng cấp và trình độ
Bằng cấp và trình độ

Ví dụ:

- Tháng 5/2021 kết thúc khóa học Tin học văn phòng dành cho các nhân viên ngành kế toán

- Tháng 6/2021 tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân với chuyên ngành “Kế toán tổng hợp” với tấm bằng loại giỏi

2.4. Phần kinh nghiệm làm việc

Với thông tin về kinh nghiệm làm việc sẽ khá khó viết đối với những sinh viên kế toán mới ra tưởng, bởi họ không có nhiều kinh nghiệm làm việc tại vị trí kế toán trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể liệt kê những công việc từng làm liên quan đến công việc kế toán.

Phần kinh nghiệm làm việc
Phần kinh nghiệm làm việc

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trình bày phần này thật khéo léo, linh hoạt và tận dụng những kinh nghiệm ít ỏi trong thời gian đi thực tập.

Ví dụ: Bạn có thể trình bày theo cách như sau:

- Mặc dù chưa chính thức làm việc tại vị trí kế toán của bất kỳ doanh nghiệp nào nhưng tôi có kinh nghiệm 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH Muscle Food Việt Nam. Tại đây tôi được hướng dẫn làm những công việc như: xử lý các hóa đơn chứng từ, thực hành công tác khai báo thuế và lập báo cáo tài chính của công ty dựa trên các loại hóa đơn chứng từ.

- Bên cạnh đó, trong thời gian còn đi học tôi cũng đã từng làm thêm công việc thu ngân tại siêu thị trong gần 1 năm.

2.5. Kỹ năng trong công việc

Liệt kê ra những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc kế toán, bạn nên tách riêng các kỹ năng và trình bày nó một cách ngắn gọn nhất. 

Với công việc nhân viên kế toán thì dù có làm tại vị trí kế toán thuế, kế toán kho hay kế toán công nợ,... thì bạn cũng cần phải có những kỹ năng như: nghiệp vụ chuyên môn là điều không thể thiếu, kỹ năng sử dụng những phần mềm kế toán, kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm,... 

Kỹ năng trong công việc
Kỹ năng trong công việc

Ví dụ: 

Kỹ năng trong công việc:

- Khả năng sử dụng tin học văn phòng tốt, sử dụng excel để lập bảng tính là tính toán tiền lương và phân bổ chi phí doanh nghiệp đúng quy trình

- Các phần mềm kế toán như: phần mềm kế toán Misa, phần mềm kê khai thuế,... sử dụng thành thạo.

- Khả năng sắp xếp và phân chia công việc hợp lý và có thể làm việc trong môi trường áp lực cao.

2.6. Một số hoạt động ngoại khóa và những thông tin bổ sung

Đây là phần thể hiện lên cá tính và năng lực giao tiếp của bạn, việc tham gia những hoạt động ngoại khóa và chương trình tình nguyện khi còn đi học sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn về giao tiếp, giám sát,...

Bạn cũng có thể thêm sở thích cá nhân trong phần trình bày cv này để thể hiện được bản thân nhiều hơn với nhà tuyển dụng.

Một số hoạt động ngoại khóa và những thông tin bổ sung
Một số hoạt động ngoại khóa và những thông tin bổ sung

Ví dụ: Bạn có thể viết như sau:

Hoạt động ngoại khóa:

- Thường xuyên tham gia vào những hoạt động ngoại khóa và hoạt động tình nguyên do nhà trường tổ chức.

- Tham gia các cuộc thi về kiến thức cũng như giải trí tại đơn vị học tập

- Là thành viên hoạt động tích cực trong câu lạc bộ “Kế toán” của trường

Thông tin bổ sung:

- Được bạn bè và thầy cô đánh gái là một người hòa đồng, nhiệt tình, luôn chăm chỉ trong mọi hoạt động

- Là người cẩn thận, thật thà và luôn có niềm tin vào bản thân khi làm bất cứ một công việc gì.

2.7. Phần xác nhận thông tin

Đưa ra thông tin của  người đã trực tiếp hướng dẫn bạn trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

Phần xác nhận thông tin
Phần xác nhận thông tin

Ví dụ: 

Xác nhận thông tin:

- Công ty TNHH Muscle Food Việt Nam, địa chỉ 123 Hoàng Mai, Hà Nội

- Kế toán trưởng Ms.Nhung – cán bộ hướng dẫn trực tiếp. SĐT liên lạc: 0123567794

Trên đây là những bí quyết viết cv kế toán mới ra tường để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Và nếu bạn chưa tìm được mẫu cv kế toán mới ra trường phù hợp thì có thể tham khảo trên trang website vieclam88.vn để có thể tìm cho mình được mẫu cv ưng ý nhất nhé.

3. Những lưu ý khi viết cv kế toán mới ra trường

Khi viết cv cho sinh viên mới ra trường bạn cần lưu ý đến một số điều sau:

- Chú ý đến độ dài của CV, độ dài phù hợp nhất là gói gọn trong một trang giấy A4

- Sử dụng một font chữ thống nhất trong cả CV

- Sử dụng đúng cỡ chữ trong cv

- Điều lưu ý quan trọng nhất đó chính là không sử dụng một CV cho mọi vị trí ứng tuyển, điều này cho thấy bạn là người cẩu thả và không thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển.

 

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp những bạn sinh viên kế toán mới ra trường có được công việc kế toán mà mình mong muốn. Hãy truy cập Timviec365.com.vn thường xuyên để đọc các bài viết bổ ích khác nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: