Công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì? Khám phá thú vị xoay quanh

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2022-04-21 15:27:49

Công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì? Câu hỏi đặt ra sự quan tâm đối với các loại hình doanh nghiệp này. Nếu như bạn đang học ngành kinh tế hoặc đơn giản chỉ là muốn biết rõ các công ty xuất nhập khẩu đã đóng góp sự phát triển cho sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung của nước nhà như thế nào, vậy hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì

Hoạt động xuất nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế vì nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước. Dưới thời kỳ hội nhập ngày nay, sự ra đời của các công ty xuất nhập khẩu vừa là xu thế tất yếu lại vừa tạo nền tảng vững vàng để kinh tế phát triển. 

Vì sự quan trọng đó, hiện nay rất nhiều bạn trẻ dành sự quan tâm đặc biệt để tìm hiểu công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì, qua đó có một thái độ tích cực trong việc lên các kế hoạch để thành lập hay thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nắm bắt tốt mọi cơ hội hội nhập. 

Khám phá Công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì
Khám phá Công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì

Trước khi tìm ra nhiều hơn các vấn đề thú vị liên quan đến công ty xuất nhập khẩu thì bạn hãy cùng tôi tra từ điển để xác định chính xác cách gọi tiếng Anh của công ty xuất nhập khẩu là gì nhé.  Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được viết theo tên gọi tiếng Anh là import Export Company. Là những đơn vị thực hiện các hoạt động và nghiệp vụ kinh tế trong mảng xuất nhập khẩu, tức giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ ở bên ngoài đất nước. 

Nói như vậy, bạn sẽ thấy rõ vai trò quan trọng của các công ty xuất nhập khẩu trong giai đoạn đất nước hội nhập. Kinh tế được mở rộng, hoạt động giao thương phát triển là tiền đề để mang về cho tô quốc sự phát triển toàn diện và vững mạnh. Vậy việc thành lập và điều hành các Import Export Company có khó không? Nếu bạn đang quan tâm đến việc làm thế nào để phát triển doanh nghiệp xuất nhập khẩu và thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ thì chớ bỏ qua những kinh nghiệm xương máu mà Tâm đã dày công thu thập, nắm bắt học hỏi được từ những người thành công. 

Công ty xuất nhập khẩu
Công ty xuất nhập khẩu

2. Học hỏi kinh nghiệm quý giá về việc thành lập doanh nghiệp mảng xuất nhập khẩu

2.1. Chuẩn bị gì khi thành lập Import Export Company?

Trước mỗi vấn đề, mỗi nhiệm vụ cần triển khai, chúng ta phải tập trung đầu tư tỉ mỉ cho quá trình chuẩn bị thì mới có hành trình phát triển bền vững, lâu dài về sau. Khi có ý định thành lập một công ty, nhất lại là một công ty xuất nhập khẩu thì sự chuẩn bị tốt càng phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Bạn hãy thực hiện ngay những điều sau đây để có một sự chuẩn bị đầy đủ cho một doanh nghiệp xuất nhập khẩu hứa hẹn những hoạt động thành công trong tương lai nhé.

2.1.1. Nghiên cứu sâu những dòng mặt hàng, sản phẩm kinh doanh

Việc làm đầu tiên khi bạn khởi nghiệp với lĩnh vực xuất nhập khẩu chính là phải nghiên cứu thật kỹ sản phẩm kinh doanh, tránh mơ hồ, không hiểu rõ sản phẩm. Chỉ khi hiểu được rõ bản chất của nghề thì chúng ta mới tự tin giới thiệu sản xuất, xúc tiến thương mại được chi tiết, hấp dẫn và thu hút khách hàng. 

Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu
Kinh nghiệm lập ra công ty về mảng hoạt động xuất nhập khẩu

Nếu kinh doanh xuất nhập khẩu không ở tư cách doanh nghiệp mà chỉ do cá nhân làm thì sẽ có những khó khăn nhất định, chẳng hạn như không thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng, khâu thanh toán cũng gặp phải khó khăn, bị ảnh hưởng lớn trong quá trình tiếp cận những loại giấy phép cần chuẩn bị. 

2.1.2. Chuẩn bị nguồn vốn lớn để mở công ty xuất nhập khẩu

Nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập một doanh nghiệp nói chung. Với một mô hình công ty kinh doanh bất động sản, nguồn vốn đủ lớn và phù hợp với quy mô dự kiến sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng bước qua được giai đoạn đầu tiên hoạt động một cách thuận lợi. 

Nguồn vốn này có thể sẵn có hoặc vay mượn, thậm chí bạn cũng có thể kêu gọi sự đầu tư để tận dụng mọi nguồn lực phát triển. Lưu ý, nguồn vốn này cần bao gồm cả khoản dư ra để có thể phục vụ cho những nghiệp vụ phát sinh mà không gây ảnh hưởng tới hoạt động tổng thể của doanh nghiệp ở trong giai đoạn đi vào ổn định.

2.1.3. Các chiến lược marketing và kế hoạch kinh doanh

Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Bạn cần quảng bá thương hiệu để có thể tiếp cận được với khách hàng tiềm năng trên nhiều nguồn hỗ trợ như các trang tin tức, sàn thương mại điện tử. Hơn thế nữa, bạn sẽ xây dựng cả những kế hoạch phát triển để có thể thu hút sự chú ý của nhà đầu tư tiềm năng. Họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư vào doanh nghiệp của bạn mà không một chút đắn đo khi xây dựng được một chiến lược kinh doanh thuận lợi.

Ngoài những yếu tố trên, khởi nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phải chú trọng vào nhiều điều khác nữa. Đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ các kiến thức pháp luật quan trọng. Có một sự chuẩn bị tốt về nhân và vật lực chưa đủ để bạn vận hành suôn sẻ công ty của mình mà còn phải trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật liên quan. Những kiến thức quan trọng nhất để giúp sự hoạt động của công ty xuất nhập khẩu được ổn định tiến tới bền vững bao gồm những điều gì? Lời giải đáp sẽ được chia sẻ ngay tại đây.

2.2. Lưu ý quan trọng khi doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu cần phải lưu ý gì trong quá trình hoạt động? Những kiến thức sau đây được chia sẻ bởi các chuyên gia pháp lý sẽ trở thành kim chỉ nam dẫn lối để bạn dễ dàng điều hành tốt doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu của mình sau khi đã hiểu rõ bản chất công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì.

2.2.1. Kiến thức hiểu biết trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh

Tìm hiểu về kiến thức quan trọng để lập công ty xuất nhập khẩu
Tìm hiểu về kiến thức quan trọng để lập công ty xuất nhập khẩu

Khi mở doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đơn vị phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện trong quy định của luật pháp đã đặt ra trước khi thực hiện xuất và nhập khẩu hàng hóa. Một số loại hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường mà pháp luật quy định thì chỉ cần làm thủ tục ở Chi cục Hải Quan, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và thỏa mãn mọi điều kiện kinh doanh theo tùy từng lĩnh vực. 

Vì thế, để giảm thiểu việc phải làm quá nhiều thủ tục về hành chính thì công ty bạn chỉ nên lựa chọn đăng ký một số sản phẩm chủ lực.

2.2.2. Lưu ý đối với hàng hóa trong quá trình xuất, nhập khẩu

Bạn phải cập nhật quy định pháp luật tại Phụ lục 1 của Nghị định số 69, ban hành bởi Chính phủ năm 2018 để nắm rõ danh mục các sản phẩm, loại hàng hóa bị cấm xuất - nhập khẩu. Theo đó, tuyệt đối không kinh doanh những loại mặt hàng này.

Đối với những loại mặt hàng, sản phẩm được cấp phép xuất, nhập khẩu thì cần phải đáp ứng điều kiện đã được quy định. Những mặt hàng liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, kiểm dịch thì cần được cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra trước rồi mới được thông quan nếu đảm bảo được chất lượng. 

2.2.3. Cơ chế hoạt động 

Các import Export Company cần thực hiện các thủ tục sau đây để đảm bảo quá trình hoạt động được diễn ra thuận lợi:

- Khai báo với hải quan: việc khai báo được thực hiện vào thời điểm trước khi đưa hàng lên phương tiện vận tải. 

- Làm thủ tục thông quan đối với những lô hàng nhập khẩu vào trong nước cũng sẽ tiến hành tương tự với thủ tục khai báo khi xuất khẩu hàng hóa. Hãy chú ý tới hai yếu tố là mã hàng và mức thuế cần nộp tương đương với mã hàng. Nếu như bạn áp thuế sai với mã hàng thì sẽ bị cơ quan hải quan phạt hành chính, còn bị quy kết vào tội gian lận thuế quan. 

Công ty về xuất nhập khẩu cần hiểu biết gì?
Công ty về xuất nhập khẩu cần hiểu biết gì?

Nếu cần thiết phải nhập khẩu sớm hàng hóa vì số hàng về sẽ chưa được thông quan ngay, phải đợi cơ quan chức năng và hải quan kiểm tra nghiêm ngặt thì doanh nghiệp vẫn có thể soạn thảo công văn để xin được giải phóng sớm lô hàng nhập khẩu cũng như xin phép được nợ chứng từ do thời gian làm thủ tục khai báo hải quan chưa hoàn thành. 

Phía cơ quan hải quan có thể sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình rõ về lô hàng nhập khẩu khi phát hiện ra những bất thường. Việc giải trình có thể áp dụng trên số lượng hàng hóa hoặc giá trị của hàng hóa.

- Quy định về việc thanh toán: nếu bạn không tỏ tường về việc thanh toán thì mọi sự mơ hồ, thắc mắc dù là nhỏ bé liên quan đều có thể dẫn tới những rủi ro lớn trong quá trình doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Hãy luôn kiểm tra thật kỹ bản hợp đồng hợp tác, chú trọng đặc biệt vào mục thanh toán và lựa chọn một hình thức phụ hợp, như vậy sẽ giúp đơn vị bạn tránh được những rủi ro không đáng xảy ra. Trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng có thể dẫn đến phát sinh các tranh chấp với các bên liên quan. Vậy nên doanh nghiệp luôn thận trọng, nâng cao tinh thần cẩn thận, cảnh giác mọi tình huống.

Như vậy, qua những chia sẻ vừa nêu, chúng ta có thể cập nhật được nội dung quan trọng liên quan tới việc thành lập và mẹo điều hành hoạt động của công ty xuất nhập khẩu. Việc làm rõ công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì đúng thực sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để bước vào hành trình dài hơi và có nhiều gian nan, rủi ro. Hoạt động xuất nhập khẩu, chèo lái cả một doanh nghiệp chuyên tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp phương xa quả thực không dễ dàng, thế nên bất cứ một giá trị nào dù là nhỏ bé nhất có liên quan thì bạn cũng hãy chú trọng, tỉ mỉ nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: