Cở sở giáo dục là gì? Các cơ sở giáo dục hiện có ở Việt Nam

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-03-19 18:27:56

Cơ sở giáo dục là gì? Đây là những nơi diễn ra việc dạy và học ở mọi nơi, không chỉ riêng chế độ nhà nước nào. Cơ sở giáo dục là một sự cần thiết đối với sự phát triển của nhân loại, cho nên mọi quốc gia đều đầu tư vào xây dựng các cơ sở giáo dục theo nhiều cấp và loại hình khác nhau. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi là một đất nước luôn chú trọng về giáo dục. Hãy cùng tìm hiểu về các cơ sở giáo dục hiện hữu tại Việt Nam nhé!

Tìm Việc Làm Giáo Dục

1. Cơ sở giáo dục là gì? Mục đích của các cơ sở giáo dục 

Cơ sở giáo dục là gì?
Cơ sở giáo dục là gì? 

Cơ sở giáo dục là các địa điểm dạy và học dành cho các đối tượng đi học bắt buộc và những đối tượng có nguyện vọng bổ túc giáo dục. Các cơ sở giáo dục này có thể do nhà nước xây dựng hoặc cũng có thể là tư nhân song đều được nhà nước quản lý và phải đảm bảo một số luật nhất định của luật giáo dục hiện hành ở chính quốc gia đó. Các cơ sở giáo dục là nơi truyền bá các kiến thức cơ bản về đại cương, nâng cấp theo độ tuổi và trình độ và tiến đến cao hơn và đào tạo kiến thức chuyên sâu. Tại Việt Nam, có những cơ sở giáo dục sau 

  • Giáo dục mầm non 
  • Giáo dục tiểu học 
  • Giáo dục trung học 
  • Giáo dục phổ thông 
  • Giáo dục đại học 
  • Dạy nghề 
  • Giáo dục thường xuyên 
Mục đích của các cơ sở giáo dục
Mục đích của các cơ sở giáo dục 

Các cơ sở giáo dục hoạt động chủ yếu được dựa trên kiến thức lý thuyết song song với thực hành, song thực hành chỉ chiếm đến 30%, còn lý thuyết vẫn chiếm phần đa là 70%. Riêng các trường dạy nghề và một số trường đại học - cao đẳng nghiệp vụ thì số tiết thực hành sẽ được nhiều hơn. 

Mục đích của việc tổ chức các cơ sở giáo dục chính là phổ cập giáo dục, trình độ văn hóa, kiến thức cơ bản cho người dân. Đây là yêu cầu thiết yếu của xã hội và là cơ sở để một đất nước phát triển và tồn tại. Ngoài ra từ việc tổ chức dạy học tại các cơ sở giáo dục cũng phần nào ảnh hưởng đến những thành tố khác như: kinh tế, văn hóa, dân cư, chính trị. Đặc biệt trong thị trường lao động thì các cơ sở giáo dục này cũng là một quy trình trong việc đào tạo chất lượng nguồn lao động, tạo tiền đề cho nhiều việc làm được phát triển. 

Thậm chí, việc phổ cập giáo dục bằng cách xây dựng các trường học ở những vùng sâu vùng xa, vùng núi còn nằm trong chính sách xóa nạn mù chữ, cải thiện điều kiện sống và giữ gìn nếp sống văn hóa cho người dân. Đó là lý do vì sao mà bất kỳ ở đâu trên toàn quốc đều có các loại cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế và dân cư của vùng miền đó. 

Tham khảo: Cải cách giáo dục ở Việt Nam và những thay đổi nhanh chóng

2. Các loại cơ sở giáo dục hiện hữu ở Việt Nam 

2.1. Giáo dục mầm non 

Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non 

Đây là cấp độ đầu tiên của các cơ sở giáo dục. Giáo dục mầm non trường công dành cho đối tượng trẻ em từ 2 cho đến 6 tuổi, với các trường mầm non tư thục thì độ tuổi yêu cầu có thể từ 6 tháng tuổi. Mặc dù độ tuổi đi học không bị bắt buộc, phụ huynh học sinh có thể gửi con em đến các trường mầm non từ vài tháng hoặc 5 tuổi. Song để có thể đủ điều kiện vào cấp tiểu học thì học sinh phải có giấy chứng nhận đã học xong cấp cơ sở mầm non. Các cơ sở giáo dục mầm non này mở ra vừa để đảm bảo chính sách giáo dục của nhà nước nhưng cũng giúp ích và tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh có thời gian đi làm. Tại các trường mầm non này, dù là trường công hay tư thục thì học sinh vẫn được chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng, được chỉ dạy những hiểu biết về thế giới xung quanh và tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh khác phù hợp với theo từng độ tuổi. 

Tìm hiểu thêm: Chương trình giáo dục mầm non là gì? Giải đáp toàn bộ thông tin

2.2. Giáo dục tiểu học 

Giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học 

Tiếp đến là cấp độ giáo dục tiểu học. Bắt đầu từ đây cũng là giáo dục bắt buộc dành cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường là từ 7 tuổi (cụ thể là sinh trước tháng 9 của năm tính đến thời điểm hiện tại là 7 năm, ví dụ năm đi học là 2020, thì trẻ em sinh trước tháng 9 năm 2013 sẽ phải đi học). Đặc biệt ở cấp độ này thì phụ huynh phải đăng ký học cho con em mình theo đúng tuyến, nghĩa là hộ khẩu hoặc tạm trú tạm vắng ở đâu thì phải học ở đây nếu con theo học các trường công, còn đối với các trường tư thì không bị giới hạn. Giáo dục tiểu học sẽ kéo dài trong vòng 5 năm, mỗi năm là một lớp tương ứng: lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5. Với các môn học cơ bản là: toán, tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học tự nhiên, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Thủ công, … khi lên đến giai đoạn từ lớp 3, học sinh sẽ được học thêm một môn ngoại ngữ, đó là tiếng Anh. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học thì học sinh sẽ được cấp bằng để chuyển cấp tiếp theo. 

>> Học ngành giáo dục tiểu học ra làm gì? Những cơ hội thời đại mới

2.3. Giáo dục trung học 

Giáo dục trung học
Giáo dục trung học 

Giáo dục trung học là cơ sở giáo dục cấp tiếp theo dành cho đối tượng học sinh từ 11 - 15 tuổi. Tương tự như giáo dục tiểu học thì các trường trung học cơ sở công lập cũng áp dụng tuyển dụng đúng tuyến theo quy định của nhà nước. Sau khi đã tuyển hết mà vẫn còn thiếu chỉ tiêu thì tiếp tục tuyển sinh bổ sung trái tuyến. Đây cũng là cấp cơ sở giáo dục đầu tiên xuất hiện hình thức trường chuyên, học sinh sẽ phải thi tuyển trước kỳ tuyển sinh và nếu đủ điểm điều kiện mới được vào học. Tuy nhiên thì hình thức trường THCS chuyên này chỉ có ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, … ngoài ra ở các tỉnh thành khác thì vẫn áp dụng xét hồ sơ học bạ để tuyển sinh như bình thường. Giáo dục trung học cơ sở được chia làm 4 lớp là: lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Tiếp tục học nâng cao các bộ môn của tiểu học và có thêm những môn khoa học mới như Vật Lý, Hóa học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, … Đặc biệt Mỹ thuật và Âm nhạc sẽ được giảm lược lại kỳ học do đây là 2 môn năng khiếu đã có các cơ sở giáo dục riêng.  

2.4. Giáo dục phổ thông 

Giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông 

Cuối cùng trong phổ cập giáo dục bắt buộc đó chính là giáo dục phổ thông. Số lượng các cơ sở giáo dục trường cấp 3 cũng ít đi khoảng một nửa so với các cấp dưới. Thông thường ở các thị xã, huyện ở tỉnh lẻ chỉ có khoảng 1 - 2 trường cấp 3. Với các thành phố lớn hơn thì số lượng trường Trung học phổ thông sẽ nhiều hơn. Khác biệt hoàn toàn với tiểu học và trung học công lập, phổ thông công lập sẽ tổ chức hình thức thi vào lớp 10 để xét điều kiện học cho các em học sinh. Ở mỗi tỉnh sẽ có những môn học điều kiện thi khác nhau, song vẫn bắt buộc phải có 2 môn là toán và văn. Những học sinh thi không đủ điểm đỗ của các trường trung học phổ thông mà mình đăng ký sẽ phải chuyển hồ sơ xét nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 ở các trường thấp điểm hơn. Nếu vẫn không đủ điểm thì có thể học ở các trường dân lập hoặc trung giáo dục thường xuyên, … Tuy nhiên một ưu điểm của xét tuyển vào các cơ sở giáo dục trung học phổ thông đó là học sinh có thể tự do lựa chọn bất kỳ trường cấp 3 nào mà không sợ trái tuyến. Vì thế mới có những sự cạnh tranh khác nhau và tạo ra các mức điểm sàn khác nhau. 

2.5. Giáo dục đại học và sau đại học 

Giáo dục đại học và sau đại học
Giáo dục đại học và sau đại học 

Các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp THPT, có đủ chứng chỉ nghề tin học/điện… và phải thực hiện các hình thức xét tuyển để vào. Có hai hình thức xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng là xét học bạ và thi năng lực (hay còn được gọi là kỳ thi quốc gia). Với kỳ thi để vào các trường đại học cao đẳng này, thí sinh sẽ được lựa chọn thi theo khối, bao gồm: khối A (Toán-lý-hóa), khối B (Toán-hóa-sinh), khối C (Văn-sử-địa), khối D (Toán-văn-ngoại ngữ), … Số lượng các trường đại học cũng ít đi, điều này nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra tốt nhất cho các sinh viên. Thông thường sinh viên sẽ phải học 4 năm với hệ đại học và 3 năm với hệ cao đẳng và 2 năm với hệ trung cấp. Tuy nhiên một số trường về kỹ thuật sẽ phải học đến 5 năm, hay chuyên ngành đặc biệt như bác sỹ phải học đến 7 - 9 năm.

Sau khi học xong đại học, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân theo trình độ Trung bình, khá và giỏi. Kèm theo đó là chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ quân sự và chứng chỉ tin học. Sinh viên học xong bằng cử nhân có thể lựa chọn để học lên cao học hoặc không, nếu lựa chọn học cao học thì sau khi kết thúc, các bạn sẽ được cấp bằng Thạc sỹ. Các cơ sở giáo dục bậc đại học và cao học hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng dạy để đảm bảo tốt nhất cho quá trình học tập và đầu ra của sinh viên. 

2.6. Các cơ sở giáo dục khác 

Các cơ sở giáo dục khác
Các cơ sở giáo dục khác 

Ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở giáo dục khác như Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường bổ túc, Trường dạy nghề, các hệ thống giáo dục dân lập, … Hoặc một số hình thức khác ở một số vùng miền đặc trưng như lớp trẻ, lớp học mù chữ, trường học tình thương dành cho cho các em học sinh hoặc người dân đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, … Thông thường những cơ sở giáo dục này sẽ không được đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tuy nhiên Bộ giáo dục vẫn cố gắng xây dựng chương trình học tốt nhất cho học sinh để đảm bảo phổ cập giáo dục và dạy nghề cho người dân. Chi phí tại các cơ sở cũng thấp hơn. Tuy nhiên nhìn chung đối với các cơ sở giáo dục công lập ở mọi cấp đều được nhà nước hỗ trợ nên khá thấp. 

Hy vọng rằng các bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ cơ sở giáo dục là gì, từ đó các bạn sẽ có được những lựa chọn tốt nhất cho mục đích giáo dục của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: