Chính sách thuế là gì? Nội dung cơ bản của chính sách thuế

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-06-15 10:14:46

Trong mỗi hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội, điều kiện giữa các quốc gia khác nhau thì nhà nước đều phải đưa ra những hoạch định các chính sách riêng để có thể thực hiện quản lý xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Phải kể đến trong đó là chính sách thuế đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng. Vậy chính sách thuế là gì? Và yếu tố nào chi phối chính sách thuế? Hãy cùng mình tìm hiểu các vấn đề liên quan về chính sách thuế qua bài viết dưới đây nhé!

1. Theo bạn, chính sách thuế là gì?

Đầu tiên để hiểu chính sách thuế là gì vieclam88.vn sẽ cùng bạn phân tích từ chính sách. Nói theo một cách dễ hiểu thì chính sách là hệ thống những quan điểm, đường lối để giúp đạt được những mục tiêu đã đề ra trong quản lý một công ty hay trong nhà nước. Cứ nói đến chính sách là chúng ta sẽ có thể biết được việc cần làm là gì và lý do cần phải làm như vậy. Chính sách được căn cứ theo thời gian nên phân chia ra làm hai loại là: chính sách ngắn hạn và chính sách dài hạn.

Chính sách là gì?
Chính sách là gì?

Căn cứ theo lĩnh vực quản lý của Nhà nước sẽ có những loại chính sách tiêu biểu như chính sách đối ngoại, chính sách phát triển kinh tế, chính sách an ninh xã hội,… Trong từng lĩnh vực đó lại có những chính sách trong phạm vi hẹp hơn ví dụ như chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài,…

Chính sách thuế là gì?
Chính sách thuế là gì?

Do vậy, chính sách thuế được hiểu là một trong những chính sách tài chính của nhà nước và nội dung kỹ thuật của từng sắc thuế được sử dụng như là một công cụ thuế trong quản lý kinh tế vĩ mô nhằm giúp đạt được những mục tiêu đề ra của Nhà nước.

Tóm gọn, chính sách thuế chính là những quan điểm, đường lối của Nhà nước liên quan đến việc sử dụng các công cụ thuế trong hệ thống chính sách của mình. Hệ thống quan điểm, đường lối đó được thể thiện qua phạm vi tác động, mục tiêu sử dụng công cụ thuế, vai trò của công cụ thuế, định hướng trong dài hạn,… nhằm mục đích giúp cho công cụ thuế được phát huy tốt nhất vai trò của nó theo những chính sách, chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Xem thêm: Tổng hợp những thuật ngữ kế toán được sử dụng nhiều nhất

2. Tìm hiểu nội dung cơ bản trong chính sách thuế

Chính sách thuế là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong chính sách tài khóa, chịu sự chi phối của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và gắn liền với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Trong các thời kỳ khác nhau, chính sách thuế sẽ được biểu hiện vụ thể qua những hình thức khác nhau. Tuy nhiên chính sách thuế sẽ thường phản ánh những nội dung chủ yếu sau đây:

Tìm hiểu nội dung cơ bản trong chính sách thuế
Tìm hiểu nội dung cơ bản trong chính sách thuế

- Thứ nhất, mục tiêu của chính sách thuế: nhằm xác định mức độ điều tiết chính sách qua thuế và những tác động đến kinh tế - xã hội của thuế như thế nào, điều tiết mức độ là sao cho phù hợp.

- Thứ hai, phạm vi tác động của chính sách thuế: phạm vi tác động của chính sách thuế sẽ là những cá nhân hay tổ chức nào đó trong xã hội. Khi định rõ được phạm vi tác động của chính sách thuế sẽ cho phép tập trung vào những mục tiêu quan trọng của chính sách, đồng thời giảm được những hậu quả không mong muốn do tác động của chính sách.

Phạm vi tác động của chính sách thuế
Phạm vi tác động của chính sách thuế

- Thứ ba, thời gian hiệu lực của chính sách thuế: mỗi chính sách lại có mốc thời gian áp dụng khác nhau. Do vậy cần xác định được rõ chính sách thuế được áp dụng trong thời kỳ, thời điểm bắt đầu, áp dụng khi nào và thời điểm kết thúc của chính sách thuế.

- Thứ tư, trách nhiệm thực hiện chính sách thuế: Nêu rõ đối tượng áp dụng chính sách thuế là cá nhân hay tổ chức nào bằng cách tổ chức thực hiện pháp luật thuế, cụ thể hóa các chính sách thuế bằng luật thuế, chấp hành pháp luật của thuế,…

- Thứ năm, cách thức động viên nguồn thu ngân sách Nhà nước qua các chính sách thuế trong từng thời kỳ. Có thể thực hiện bằng các hình thức động viên như qua thuế trực thu, thuế gián thu, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu,…Chủ trương động viên phải thể hiện rõ được những quan điểm, mục tiêu và đường lối về thuế của nhà nước.

Động viên nguồn thu ngân sách Nhà nước
Động viên nguồn thu ngân sách Nhà nước

- Thứ sáu, xác định hướng phát triển hệ thống thuế: trong từng thời kỳ khác nhau thì hướng phát triển hệ thống thuế cũng sẽ khác nhau. Điều này sẽ tác động đến việc lên kế hoạch xác định các chính sách thuế trong từng giai đoạn cụ thể.

Ngoài ra, chính sách thuế còn bao gồm nhưng nội dung khác có liên quan như: các thuật ngữ được dùng trong chính sách thuế, phương thức thực hiện các chính sách, bối cảnh kinh tế - xã hội và sự ra đời của chính sách,…

Xem thêm: Thuế vãng lai là gì? Những điều bạn cần biết xoay quanh thuế vãng lai

3. Những yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách thuế

Chính sách thuế sẽ phải chịu sự tác động của các chính sách có liên quan như đời sống, điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của nhân dân,… Cụ thế các yếu tố có thể tác động lớn đối với các chính sách thuế trong một thời kỳ nhất định bao gồm:

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Các chính sách kinh tế - xã hội được để ra sẽ là đối tượng phục vụ cho chính sách thuế. Các phương hướng, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế được đề ra trong từng thời kỳ sẽ là cơ sở giúp cho Nhà nước đề ra những chủ trương, giải pháp xác định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, để đảm bảo cho chính sách thuế có thể đi đúng hướng thì bắt buộc phải dựa ttrên cơ sở chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhu cầu chi tiêu ngân sách của Nhà nước

- Nhu cầu chi tiêu ngân sách của Nhà nước
- Nhu cầu chi tiêu ngân sách của Nhà nước

Nhu cầu chi tiêu tài chính của Nhà nước càng nhiều thì áp lực tăng thuế cũng sẽ càng cao. Khi đó, chính sách thuế sẽ được xây dựng và ban hành nhằm quản lý vào khai thác được các nguồn thu trong nền kinh tế - xã hội đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

- Biến đổi theo xu hướng phát triển kinh tế thị trường trong nước và hội nhập nền kinh tế quốc tế

Thuế chính là một bộ phận thu thập từ các chủ thể bắt buộc phải chuyển giao cho nhà nước. Do vậy, xu hướng phát triển kinh tế trong nước diễn ra thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến thuế và ngược lại. Xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế cũng có ảnh hưởng rất lớn tới ngân sách nhà nước. Để hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách thuế sao cho phù hợp với nguyên tắc của hội nhập.

Biến đổi theo xu hướng phát triển kinh tế thị trường
Biến đổi theo xu hướng phát triển kinh tế thị trường

- Sự khiếm khuyết hay bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đang vận hành

Việc ban hành, xây dựng chính xác thuế mới bao giờ cũng phải dựa trên những nền tảng có sẵn của chính sách thuế hiện tại. Chính những khiếm khuyết hay những điều lệ cần bổ sung vào chính sách thuế đi cùng với những xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội sẽ là quyết định những nội dung cơ bản của chính sách thuế cần được ban hành.

Bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đang vận hành
 Bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đang vận hành

Do vây, khi xây dựng hoặc ban hành một chính sách thuế mới thì không thể bỏ qua mà cần phải thực hiện đánh giá tổng kế các chính sách thuế trước thời kỳ và cho nhận xét về những mặt chưa đạt so với mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Dựa trên những đánh giá đó mà Nhà nước có thể vạch ra những biển pháo để hoàn thiện chính sách thuế đi đúng hướng và đạt kế quả cao hơn. Để chính sách thuế phát huy được hiểu quả cao nhất và phù hợp với các chủ thể trong nước thì đòi hỏi phải hoạch định chính sách thuế trên cơ sở đánh giá đúng đắn và áp dụng với thực trạng chính sách thuế trong thời kỳ trước.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của mình về chính sách thuế là gì? Và các yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách thuế. Nếu bạn cần giải đáp bất cứ điều gì liên quan về thuế thì hãy để lại bình luận dưới vài viết cho mình biết nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: