[Chi phí lãi vay] Khái niệm - Quy định và cách hạch toán hợp lý!

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-03-05 14:35:07

Nếu đang làm kế toán cho một doanh nghiệp, hẳn những khía cạnh xoay quanh chi phí lãi vay là một kho tàng kiến thức để bạn tìm hiểu và nắm bắt. Ở bài viết này, vieclam88.vn sẽ giúp bạn giải thích về chi phí lãi vay là gì? Hướng dẫn những quy định cụ thể và cách hạch toán chi phí lãi vay sao cho hợp lý và một số vấn đề liên quan khác. Mời bạn đọc cùng đón xem bài viết của vieclam88.vn nhé!

Việc Làm Ngành Kế Toán

1. Khái niệm chi phí lãi vay là gì?

khái niệm
Khi vay, lãi tiền vay phát sinh hoặc những chi phí khác phát sinh. Trong đó sự phát sinh này có liên quan trực tiếp đến những khoản vay vốn của công ty, doanh nghiệp, tổ chức thì gọi là chi phí lãi vay

Mặc dù có thể bạn đã từng làm việc với liên quan đến chi phí lãi vay, nhưng hiếm ai biết được một khái niệm chính xác và đầy đủ nhất: chi phí lãi vay là gì?

Khi vay, lãi tiền vay phát sinh hoặc những chi phí khác phát sinh. Trong đó sự phát sinh này có liên quan trực tiếp đến những khoản vay vốn của công ty, doanh nghiệp, tổ chức thì gọi là chi phí lãi vay. Cụ thể:

- Lãi tiền vay trên các khoản thấu chi và lãi tiền vay dài và ngắn hạn.

- Phân bổ của các khoản chiết khấu và các phụ trội phát sinh, do phát hành trái phiếu các phát sinh có liên quan đến những khoản vay của doanh nghiệp.

+ Phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh, các phát sinh liên quan trực tiếp đên quá trình thực hiện thủ tục vay.

- Trong các tài sản thuê tài chính có chi phí về tài chính phát sinh.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên phân tích tài chính

2. Chi phí lãi vay và lãi phải trả khác nhau chỗ nào?

phân biệt sự khác nhau giữa lãi phải trả và chi phí lãi vay
Một tài khoản cho một khoản nợ ngắn hạn được thực hiện để tính số tiền lãi phát sinh, tuy nhiên chưa được thanh toán (tính từ ngày của bảng cân đối kế toán) thì được gọi là lãi phải trả

Có khá nhiều kế toán viên mơ hồ giữa hai khái niệm chi phí lãi vay và lãi phải trả. Mặc dù hai thuật ngữ này về bản chất là khác nhau hoàn toàn. Trước khi phân biệt, bạn đọc hãy thử xem một ví dụ của vieclam88.vn đưa ra như sau:

Doanh nghiệp của bạn có khoản nợ 500.000 USD với 9% mỗi năm. Doanh nghiệp của bạn vẫn thực hiện việc trả lãi theo quy định định kỳ hàng tháng, trong khoảng sau khi kết thúc mỗi tháng 15 ngày. Các khoản vay được bắt đầu từ thời điểm 02/01 của năm hiện tại. Xét theo niên độ kế toán hay kỳ kế toán năm, nếu của doanh nghiệp bạn niên độ kết thúc vào ngày 31/12, thì lượng chi phí lãi vay sẽ là 45.000 (500.000 x 9%) trong năm. Trong đó, lãi phải trả 31/12 là 50.000 x 9% x 1/12. Khoản nợ ngắn hạn sẽ được xem là lãi phải trả vì là do trong thời hạn kể từ kết thúc năm tài chính là 15 ngày.

Nói tóm lại, một tài khoản báo cáo thu nhập được thực hiện để tính số tiền lãi phát sinh trên các khoản nợ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài thì được gọi là chi phí lãi vay. Còn một tài khoản cho một khoản nợ ngắn hạn được thực hiện để tính số tiền lãi phát sinh, tuy nhiên chưa được thanh toán (tính từ ngày của bảng cân đối kế toán) thì được gọi là lãi phải trả.

3. Chi phí lãi vay hợp lý trong phần vốn điều lệ

3.1. Các khoản tiền không được trừ khi tính thuế

các khoản tiền không được trừ
Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng vốn điều lệ còn thiếu, thì khoản chi không được trừ là toàn bộ lãi tiền vay

Cơ sở khoản 2 điều 4 của Thông tư 96 (BTC) quy định về các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN. Cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư để chi trả lãi tiền vay ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký nhưng còn thiếu (điều lệ doanh nghiệp quy định về tiến độ góp vốn). Bất kể khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất hay kinh doanh.

- Khi đầu tư được ghi nhận vào giá trị của công trình hay tài sản liên quan thì được chi trả lãi tiền vay.

- Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ có khoản chi phí lãi tiền vay phục vụ cho mục đích đầu tư vào doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, chi phí lãi vay được trừ sẽ được tính từ khoản chi khi tiến hành xác định thu nhập chịu thuế.

- Chi trả tương ứng với còn thiếu vốn điều lệ không được trừ khi tiến hành việc xác định thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể như sau:

+ Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng vốn điều lệ còn thiếu, thì khoản chi không được trừ là toàn bộ lãi tiền vay.

+ Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu thì: Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ sẽ bằng với % từ vốn điều lệ còn thiếu x cho lãi suất x cho thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu nếu như doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay. Mặt khác, khoản chi trả lãi tiền không được trừ sẽ bằng với vốn ĐL còn thiếu x với lãi suất và x với thời gian góp vốn ĐL còn thiếu nếu như doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay duy nhất.

3.2. Quy định chi phí lãi vay hợp lý ứng với phần vốn điều lệ

Quy định chi phí lãi vay hợp lý ứng với phần vốn điều lệ
Quy định chi phí lãi vay hợp lý ứng với phần vốn điều lệ

Trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện góp vốn ĐL và các khoản chi phí lãi vay không nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản mà chỉ phục vụ cho hoạt động kinh doanh và sản xuất thì được hạch toán toàn bộ vào chi phí lãi vay hợp lý.

Ví dụ: Công ty A đăng ký vốn ĐL 2 tỷ đồng trên giấy phép kinh doanh được cấp vào ngày 31/12/2021 và cam kết sẽ hoàn tất hết vốn ĐL ngay khi thành lập. Đến thời điểm 4/1/2022, công ty A đã hoàn tất vốn ĐL như cam kết. Đến 10/1/2022, công ty A có phát sinh một khoản vay là 30 triệu đồng. Trường hợp này, công ty A sẽ được hạch toán vào chi phí hợp lý toàn bộ chi phí lãi vay này. Ở ví dụ khác: Công ty A có vốn ĐL trên giấy phép đăng ký kinh doanh là 3 tỷ đồng, trong đó cam kết về tiến độ góp vốn trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên sau 90 ngày công ty A mới chỉ góp đủ 2 tỷ, thiếu 1 tỷ. Sau đó, công ty A phát sinh một khoản vay 1 tỷ với lãi suất vay 1.1%. Như vậy, hàng tháng chi phí lãi vay công ty A phải thực hiện là 11 triệu ( 1 tỷ x lãi suất 1.1%). Tương ứng với 11 triệu/tháng là chi phí lãi vay không được trừ. Xét theo quy định trên, khoản chi không được trừ là toàn bộ lãi tiền vay nếu như số tiền vay bằng hoặc nhỏ hơn số vốn ĐL còn thiếu.

3.3. Cách xác định chi trả lãi tiền vay ứng với vốn điều lệ

Cách xác định chi trả lãi tiền vay ứng với vốn điều lệ
Cách xác định chi trả lãi tiền vay ứng với vốn điều lệ

Hãy theo dõi ví dụ sau:

Công ty B có vốn ĐL đã đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 2/2/2022 là 10 tỷ đồng, công ty B cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập. Nhưng trên thực tế, đã đến ngày công B có hiệu lực thành lập là ngày 2/2 nhưng vốn ĐL mới chỉ được góp 6 tỷ đồng, thiếu 4 tỷ đồng (ứng với 40% vốn điều lệ). Đến ngày 2/5/2022, công ty B đã góp tiếp 2 tỷ, còn thiếu 2 tỷ (ứng với 20% vốn điều lệ). Sau đó, từ thời điểm 2/5 cho đến hết năm hiện tại, công ty B không góp thêm vốn còn thiếu.

Như vậy, trong năm công ty B sẽ phải chi trả 1 tỷ lãi tiền vay. Trong đó:

+ Giai đoạn từ 2/2 - 1/5: Lãi tiền vay phải trả là 600 triệu đồng.

+ Giai đoạn từ 2/5 đến hết năm 2022: Lãi tiền vay phải trả là 400 triệu đồng.

Công ty B sẽ không được tính chi phí lãi vay vào chi phí được trừ trong 1 tỷ chi phí lãi vay như sau:

+ Giai đoạn từ 2/2 - 1/5: 240 triệu đồng (600 triệu x 40%)

+ Giai đoạn từ 2/5 đến hết năm 2022: 80 triệu (400 triệu x 20%)

Như vậy, công ty B sẽ chi trả lãi tiền vay là 320 triệu đồng vì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định TNDN chịu thuế.

Đọc thêm: Chi phí tài chính là gì?

4. Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lệ khi tính thuế TNDN

Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lệ khi tính thuế TNDN
Không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản được công bố vào thời điểm vay bởi ngân hàng Nhà nước (nếu vay của cá nhân, không vay của các tổ chức kinh tế hay tín dụng)

Điều kiện cụ thể như sau:

- Không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản được công bố vào thời điểm vay bởi ngân hàng Nhà nước (nếu vay của cá nhân, không vay của các tổ chức kinh tế hay tín dụng).

- Doanh nghiệp phải thực hiện góp đủ vốn ĐL như đã chủ động đăng ký số lượng vốn và tiến độ góp vốn trong giấy phép.

- Bổ sung các thủ tục bao gồm:

+ Bản gốc hợp đồng vay vốn

+ Trong các trường hợp khi thực hiện việc cho vay, vay hay trả nợ,..., doanh nghiệp phải cung cấp những chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

+ Khấu trừ 5% thuế TNCN khi vay của cá nhân.

+ Hóa đơn do doanh nghiệp cho vay phát hành khi trả tiền vay nếu vay của doanh nghiệp.

- Chỉ được hạch toán chi phí lãi vay không quá 150% mức lãi suất cơ bản được công bố vào thời điểm vay trong trường hợp công ty vay cá nhân để nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất.

- Phải thực hiện việc khấu trừ thuế TNCN 5% khi trả tiền lãi trên số tiền lãi được chi trả.

Tham khảo: Account Payable là gì?

5. Chi phí lãi vay được vốn hóa không được đưa vào chi phí

Chi phí lãi vay được vốn hóa không được đưa vào chi phí
Chi phí lãi vay được vốn hóa không được đưa vào chi phí

- Chỉ sử dụng khoản vốn vay riêng biệt cho mục đích sản xuất một tài sản đang dang dở hoặc đầu tư xây dựng thì đủ điều kiện vốn hóa chi phí vay cho tài sản đó. Theo đó, tài sản sẽ được xác định là chi phí đi vay phát sinh từ các khoản vay và trừ đi phát sinh các khoản thu nhập từ các đầu tư tạm thời của các khoản vay.

- Từ hoạt động đầu tư tạm thời có phát sinh các khoản thu nhập của các khoản vốn vay riêng biệt thì phải giảm trừ vào chi phí lãi vay được vốn hóa khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang.

- Các khoản vốn vay chung được phát sinh mà trong đó, được sử dụng cho các mục đích sản xuất tài sản đang dang dở hoặc đầu tư xây dựng thì chi phí lãi vay đủ điều kiện vốn hóa trong mỗi niên độ kế toán. (xác định này dựa trên tỷ lệ vốn hóa đối với lũy kế bình quân gia quyền).

- Tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền được lấy ra để tính tỷ lệ vốn hóa của các khoản vay chưa được trả trong niên độ kinh doanh. Tuy nhiên, các khoản vay riêng biệt sẽ được ngoại trừ trong trường hợp nó nhằm mục đích sở hữu tài sản dở dang.

- Khi tính chi phí lãi vay vốn hóa, phải không được vượt quá tổng số chi phí đi vay.

- Khi phát sinh phụ trội hoặc chiết khấu khi phát hành trái phiếu, phải có sự điều chỉnh lãi tiền vay.

6. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Chi phí lãi vay nghị định 20 trong giao dịch liên kết được quy định như sau: Trong kỳ của người nộp thuế, tổng chi phí lãi vay phát sinh sẽ được trừ khi không vượt quá 20% thu nhập chịu thuế TNDN của tổng lợi nhuận từ chi phí lãi vay với hoạt động kinh doanh, chi phí khấu hao trong kỳ của cá nhân nộp thuế.

Mặc dù vậy, trên thực tế, các khoản vay thường phát sinh bởi các doanh nghiệp với các bên độc lập và bên liên kết. Vậy theo nghị định 20, chi phí lãi vay được trừ có bao gồm chi phí trả cho bên độc lập hay không?

Theo quy định đã nêu rõ trong hai công văn 3002 và 3790, thì tổng chi phí lãi vay sẽ được trừ của cá nhân người nộp thuế (nghị định 20, khoản 3 điều 8). Cụ thể sẽ được tính trên tổng chi phí lãi vay mà trong kỳ kinh doanh đã phát sinh, theo đó không có sự phân biệt với bên độc lập hay bên liên kết về lãi vay phát sinh.

Chi phí lãi vay là một vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, các kế toán viên hãy nắm chặt kỹ những nội dung chi phí lãi vay là gì và quy định liên quan để làm việc thuận lợi hơn nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: