Lý thuyết nhiệt độ sôi và tìm ra chất có nhiệt độ sôi cao nhất

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-03-09 09:03:15

Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là một trong những câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm. Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ được học trong chương trình hóa học THPT, đây là một trong những kiến thức quan trọng có trong nội dung thi ở nhiều kỳ thi. Nội dung dưới đây sẽ đưa ra một số thông tin về nhiệt độ sôi của các chất và trả lời cho bạn câu hỏi chất có nhiều độ sôi cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu nội dung sau đây nhé.

Gia sư online

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi

Để có thể trả lời được câu hỏi “Chất có nhiệt độ sôi cao nhất” thì đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi, từ đó bạn có thể đưa ra câu trả lời chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất và chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1.1. Các chất liên kết ion

Các chất liên kết ion
Các chất liên kết ion

- Các chất liên kết ion có nhiệt độ sôi lớn hơn so với các chất cộng hóa trị.

Ví dụ ta có hai chất là H2N-CH2-COOH và CH3COOH khi đó ta sẽ có:

 H2N-CH2-COOH >CH3COOH

1.2. Các chất liên kết cộng hóa trị

Khi xét các chất cộng hóa trị thì chúng ta lại có các yếu tố ảnh hưởng đến chất này. Những yếu tố này sẽ làm các chất đó có nhiều độ sôi khác nhau, cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi là liên kết hidro, khối lượng phân tử và các hình dạng phân tử. Đó là các yếu tố ảnh hưởng tới nhiệt độ sôi.

Các chất liên kết cộng hóa trị
Các chất liên kết cộng hóa trị

+ Liên kết hidro: Chúng ta có liên kết hidro như sau

Liên kết hidro là liên kết được hình thành phân tử mang điện tích dương ký hiệu (+) và phân tử mang điện tích âm ký hiệu là (_) giữa các phân tử khác nhau.

- Khi đó các chất có liên kết lực hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất đó càng lớn. Vậy nên khi xét nhiệt độ sôi của một chất chúng ta cần phải dựa vào lực liên kết hidro giữa các chất. Dưới đây là lực liên kết hidro giữa các chất đối với các nhóm chức khác nhau:

- COOH > -OH>- COO- > -CHO> -CO-

Đây là thứ tự so sánh nhiệt lực liên kết hidro giữa các nhóm chức khác nhau hay bạn có thể gọi theo tên nhóm như: axit > ancol> este > andehit> ete> phenol.

Ta có hai chất là: CH3CH2OH và CH3COOC2H5

Ví dụ: nhiệt độ sôi của ancol sẽ lớn hơn este: CH3CH2OH > CH3COOC2H5

+ So sánh nhiệt độ sôi của các chất cùng nhóm chức: Đối với những chất có cùng nhóm chức thì khi đó gốc R- liên kết với nhóm chức ảnh hưởng đến lực liên kết hidro.

 Khi đó đối với những gốc R- đây là những gốc hút e điều này sẽ làm cho lực liên kết hidro tăng lên, còn đối với gốc R- là những gốc đẩy e thì sẽ làm cho lực liên kết hidro giảm xuống.

Ví dụ: Chúng ta có thể so sánh gốc C2H5- sẽ làm lực liên kết giảm so với gốc CH2= CH- 

Như vậy nhiệt độ sôi của sẽ được so sánh như sau: C2H5COOH< CH2 = CH-COOH

1.3. Khối lượng phân tử

Nhiệt độ sôi của chất cũng có ảnh hưởng bởi yếu tố khối lượng phân tử, cụ thể như sau: Khi so sánh các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao, còn những chất có phân tử khối nhỏ thì nhiệt độ sôi thấp hơn.

Khối lượng phân tử
Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử lớn nhiệt độ sôi lớn hơn: CH3COOH > HCOOH

 1.4. Hình dạng phân tử

Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng tới nhiệt độ sôi thì yếu tố về hình dạng phân tử cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi.

Khi so sánh nhiệt độ sôi phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn phân tử mạch không phân nhánh.

Hình dạng phân tử
Hình dạng phân tử

Theo lý thuyết về sức căng mặt ngoài của phân tử càng co tròn thì sức căng mặt ngoài càng thấp khi đó phân tử càng dễ bứt ra khỏi bề mặt chất lỏng điều đó khiến cho vật càng dễ bay hơi nên nhiệt độ sôi của những chất đó sẽ thấp.

Trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của một chất, người học khi so sánh nhiệt độ sôi của một chất cần phải dựa vào những yếu tố trên để kết luận và chứng minh chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn chất nào. Tuy nhiên bạn nên lưu ý một số điểm sau đây.

 - Đồng phân Cis có nhiệt độ sôi cao hơn Trans (đo lực momen lưỡng cực) vậy nên khi so sánh chất này nó sẽ không tuân theo quy luật trên.

- Chúng ta có thứ tự nhiệt độ sôi của các chất như sau:  Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy.

Ngoài ra chúng ta còn có: phenol> ancol có 7C trở xuống và axit có ≤ 4C

Trên đây là tổng hợp những kiến thức để bạn có thể so sánh nhiệt độ sôi của các chất, dựa vào những thông tin trên để có thể trả lời chất có nhiệt độ sôi cao nhất và chất có nhiệt độ sôi thấp nhất.

Tham khảo thêm: Gia sư lý lớp 6

2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất

Như vậy với những thông tin chia sẻ trên chúng ta có thể trả lời được chất có nhiệt độ sôi cao nhất, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất.

Vậy những chất thuộc nhóm Axit sẽ có nhiệt độ cao hơn những nhóm khác.

Chất có nhiệt độ sôi cao nhất
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất

Những chất có khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Những chất liên kết ion có nhiệt độ sôi lớn hơn so với các chất cộng hóa trị.

Và nhiều yếu tố khác bạn có thể dựa vào để so sánh và tìm ra chất có nhiệt độ sôi cao nhất.

Tìm hiểu thêm: Bảng đổi đơn vị vật lý

3. Phương pháp giải bài dạng về nhiệt độ sôi

Đối với bài tập về tìm nhiệt độ sôi lớn nhất của một chất cũng là một trong những bài tập có nhiều trong các đề thi. Với dạng bài tập này khá đơn giản, các bạn học sinh chỉ cần nhớ rõ các tính chất để so sánh nhiệt độ sôi của các chất là đã có thể tìm ra chất có nhiệt độ sôi cao nhất.

Phương pháp tìm nhiệt độ sôi đối với các chất liên kết cộng hóa trị, chúng ta thực hiện theo các bước sau đây.

Phương pháp giải bài dạng về nhiệt độ sôi
Phương pháp giải bài dạng về nhiệt độ sôi

-Thực hiện phân loại các chất có liên kết hidro: Việc đầu tiên của chúng ta là phân loại các chất có liên kết hidro thành các nhóm khác nhau. Hãy xếp các chất về cùng một nhóm.

-  Sau khi đã phân vào các nhóm thì chúng ta cần phải so sánh các chất trong cùng 1 nhóm. Dựa vào nhiệt độ của từng nhóm để đưa ra kết luật.

- Như vậy để giải dạng bài tìm nhiệt độ sôi của các chất bạn cần phải xếp chúng vào từng nhóm và dựa vào đó để kết luật chất có nhiệt độ sôi cao nhất.

+ Trình tự so sánh nhiệt độ sôi

- Phân loại liên kết đó có phải là liên kết hidro hay không, sau đó phân loại nó thành hai loại là phân loại liên kết hidro, không liên kết hidro.

- Đối với nhóm liên kết hidro và không liên kết hidro

- Nhóm liên kết hidro sẽ có thứ tự nhiệt độ sôi như sau: Liên kết hidro – khối lượng – cấu tạo phân tử.

- Nhóm không liên kết hidro: Khối lượng – cấu tạo phân tử

Trên đây là lý thuyết về nhiệt độ sôi của các chất trong hóa học, đây là một dạng bài phổ biến trong các đề thi của môn hóa học, về cơ bản thì khối lượng kiến thức lý thuyết không nhiều, ứng viên chỉ cần ghi nhớ và phân biệt tốt các nhóm là có thể so sánh được chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Chất có nhiệt độ sôi cao nhất”.

Tải tài liệu tại đây: 

hoa_dai_cuong_2594.doc

hoa_hoc_12_5405.pdf

nhiet_do_soi_2311.doc

nhiet_do_soi_1_9391.pdf

Bai_tap_co_ban_va_nang_cao_hoa_hoc_12.pdf

thuc_tap_hoa_huu_co_1_6626.doc

dai_cuong_hoa_huu_co_4959.doc

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: