Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng của tiếp thị thương hiệu

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-03-11 19:01:06

Sự ra đời và cạnh tranh gay gắt thị trường của các tổ chức doanh nghiệp mới đã và đang biến tất cả các lĩnh vực thuộc Marketing trở thành xu hướng nóng hổi hút được sự quan tâm đặc biệt các nhà quản trị. Nhất là xu hướng tiếp thị nhằm mục đích nâng tầm và phát triển của thương hiệu. Đó là lý do vì sao, Brand Marketing ra đời và đóng vai trò trong chính sách tiếp thị của các doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận lâu dài. Vậy cụ thể hơn thì Brand Marketing là gì? Có tầm quan trọng như thế nào? Và bằng cách nào để xây dựng thành công chiến lược Brand Marketing? Chúng ta hãy cùng giải mã một cách đầy đủ, chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.  

1. Bạn đã hiểu Branding Marketing là gì? 

Với những ai là từng tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến tiếp thị hay có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này một thời gian, chắc không quá khó để tự định nghĩa Branding Marketing là gì. Tuy nhiên, với những ma mới lần đầu tiên tiếp cận với khái niệm, chắc rằng, ngoài cách dịch trực tiếp từ tiếng Anh sang tiếng Việt, cũng ít nhiều khó khăn để hiểu được đúng bản chất của cụm từ này. Branding Marketing được hiểu là chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ theo cách làm nổi bật thương hiệu tổng thể, đây cùng đồng thời là khuynh chủ đạo được nghiên cứu nghiêm túc và lựa chọn bởi nhiều chuyên gia tiếp thị hiện đại. 

 Bạn đã hiểu Branding Marketing là gì?
 Bạn đã hiểu Branding Marketing là gì? 

Nếu như trước đây, Marketing chỉ chú trọng vào chất lượng và vòng đời sản phẩm và tìm mọi phương pháp để nâng cao thị hiếu của người tiêu dùng về điều này, thì hiện nay, song song với lý thuyết Product Marketing của cha đẻ ngành tiếp thị là  Philip Kotler, các thương hiệu lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đang thực thị Brand Marketing như giải pháp để xúc tiến tiêu thụ sản phẩm và gia tăng số lượng khách hàng nhờ lấy quản trị thương hiệu làm trung tâm. Với luận điểm “ "thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm”, Brand Marketing được biết đến là quan niệm về marketing toàn diện nhất hiện nay. 

Biểu hiện rõ nhất của xu hướng tiếp thị thương hiệu này chính việc các công ty,tổ chức cải thiện những cách thức để giao tiếp với khách hàng và nhận thức của họ về sản phẩm dù chưa trải qua giai đoạn “thử” và “Trải nghiệm” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cách đẩy mạnh các chiến lược xây dựng hình ảnh của mình trên các banner đường phố, sự kiện offline, các chương trình khuyến mãi hãy chia sẻ bởi những người nổi tiếng...đều là một trong những phương thức trong chiến lược Brand Marketing của họ để tăng sự tương tác với khách hàng.

Bạn định nghĩa Brand Marketing là gì?
Bạn định nghĩa Brand Marketing là gì?

Trong bối cảnh lên ngôi của mạng xã hội, các thương hiệu có thêm một kênh khác để tương tác với khách hàng và “phơi bày” những đặc điểm nổi bật của họ và khu biệt hoàn toàn với những tổ chức, doanh nghiệp khác. Dần dà tạo nên tiếng vang lớn trong cộng đồng nhờ sự phổ rộng của thương hiệu.

Lấy ví dụ về những thương hiệu đã vận dụng xu hướng Brand Marketing thành công nhất có thể kể đến Adidas khi hàng loạt chi nhánh của nhãn hàng này sử dụng Snapchat để phát động cuộc thi mang tên “myneolabel”. Phát động trên nền tảng được sử dụng đông đảo bởi người trẻ, cuộc thi nói riêng và Adidas nói chung đã nổi đình đám trong cộng đồng người sử dụng Snapchat khi nhận được hàng nghìn những bản thiết kế mẫu. Những bản thiết kế này sẽ được Adidas chọn lọc ra bản đẹp nhất và sản xuất. 

Vai trò của Brand Marketing
Vai trò của Brand Marketing 

Trên thực tế, Brand marketing ra đời từ nhu cầu muốn “dán nhãn” để người tiêu dùng biết rằng, khi mua và sử dụng sản phẩm mình sẽ nhận được gì. Tận dụng sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội và thị hiếu của khách hàng nhờ quá trình tiếp cận và khảo sát thị trường, các doanh nghiệp đã đề ra những chiến lược tiếp thị hợp lý nhằm tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu, từ đó tác động mạnh đến lựa chọn mua hàng. Tuy vậy, xét về mặt lý thuyết, Brand marketing thiên về mặt chiến lược không trực tiếp đi vào xây dựng thương hiệu như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, tagline...

Xem thêm: sms marketing là gì

2. Tầm quan trọng của Branding Marketing với doanh nghiệp 

Mục tiêu đầu tiên của Brand Marketing chính là tạo ra làn sóng biết đến sản phẩm và mua sắm dịch vụ, sản phẩm trong khách hàng một cách lâu dài chứ không phải một sớm một chiều.

Tầm quan trọng của Branding Marketing với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của Branding Marketing với doanh nghiệp 

Do đó, nhờ vào cách vạch ra những chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả, giá trị của Brand marketing nằm ở việc tạo dựng độ danh tiếng cho sản phẩm, độ tin cậy và khả năng tiếp cận thị trường và khách hàng của mỗi doanh nghiệp. Từ việc định vị thương hiệu này, doanh nghiệp của bạn sẽ có giá trị và trở thành lựa chọn hàng đầu người tiêu dùng. Để có thể làm được điều này, những chuyên gia Marketing phải chỉ đạo đề xuất đội ngũ nhân viên liên quan triển cách phát triển thương hiệu một cách nhất quán, dễ dàng nhận biết và mang đặc tính nổi bật qua màu sắc. 

Nhờ thương hiệu mạnh cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đề xuất tăng phí cho sản phẩm cùng với đó là tạo ra những tiện ích để mở rộng thương hiệu như phát hành thêm những sản phẩm mới. Trên thị trường công nghệ, tính đến thời điểm hiện tại, Apple vẫn là công ty thành công nhất cho chiến lược Brand  Marketing hiệu quả nhất khi tự định vị bản thân là thương hiệu tiên phong trong việc đổi mới, sáng tạo. 

Giá trị khi sử dụng chiến lược Branding Marketing
Giá trị khi sử dụng chiến lược Branding Marketing

Sự phát triển nhanh chóng của hàng loạt những sản phẩm trên thị trường đặt ra điều kiện tồn tại của những thương hiệu cũ và mới đều là tạo ra chiến lược tiếp thị về thương hiệu lâu dài. Bởi lẽ, những khách hàng sẽ không thể thử và trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của bạn trong cả biển thương hiểu mà chỉ có thể dựa trên danh tiếng và độ phủ sóng của nó để tiếp cận và gắn bó. Đấy chính là tầm quan trọng của Brand Marketing mà không phải nhà quản trị nào cũng nắm rõ. 

3. Tiết lộ cách xây dựng chiến lược Brand Marketing hiệu quả 

Mang lại lợi ích cực kỳ nổi bật song để gặt hái được thành công từ chiến lược Brand Marketing, các marketer cần phải nhớ rằng, đây bắt buộc là một chiến dịch lâu dài. Theo các chuyên gia, các chiến lược tiếp thị thương hiệu thành công là kết quả của quá trình hợp nhất các phương cách bao gồm thiết lập tầm nhìn của doanh nghiệp, xác định khách hàng mục tiêu chuẩn chỉnh và nhất quán trong thương hiệu. 

3.1. Xác nhận tầm nhìn của công ty, doanh nghiệp của bạn

Tiết lộ cách xây dựng chiến lược Brand Marketing hiệu quả
Tiết lộ cách xây dựng chiến lược Brand Marketing hiệu quả 

Để có thể hút được khách hàng, các marketer cần thiết nên biết khách hàng biết đến họ vì điều gì. Từ đây phát triển tầm nhìn, giá trị này ra tất cả các kênh tiếp thị hiện có của doanh nghiệp. Bạn có muốn “mang đến khách hàng đôi cánh” như Redbull hay “vươn cao Việt Nam” như Vinamilk...Việc xác định tầm nhìn của công ty lẫn những khẩu hiệu định vị thương hiệu số 1 có tác động mạnh mẽ đến thị hiếu mua sản phẩm của người dùng rất lớn. 

Mẫu thư xin việc

3.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu 

Nhiều doanh nghiệp dễ dàng bị rơi vào cạm bẫy “muốn mang sản phẩm của họ đến bất kỳ đối tượng khách hàng nào”. Song phương án này không khả thi, bởi lẽ, bạn chưa thể xác định được đích danh ai mới là khách hàng cần sản phẩm của bạn và không phải đối tượng khách hàng nào cũng có thị hiếu và cách tiếp cận như nhau. Thay vì để chung chung, hãy khảo sát thị trường, thăm dò thị hiếu của người dùng và lựa chọn chỉ một đối tượng thực sự có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn nhất. Từ đó, xây dựng những chiến lược chỉ tập trung càn quét đối tượng này một cách triệt để. 

3.3. Tính nhất quán trong thông điệp, hình ảnh thương hiệu

Tính nhất quán trong thông điệp, hình ảnh thương hiệu
Tính nhất quán trong thông điệp, hình ảnh thương hiệu

Bên cạnh cách xây dựng các chiến lược Marketing về thương hiệu một cách bài bản, nhất quán chính là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp gây dựng được sự trung thành, tin cậy nơi người dùng. Một giải pháp đơn giản để tạo ra tính nhất quán trong thương hiệu đó, tận dụng toàn bộ những yếu tố liên quan đến thương hiệu của bạn từ màu sắc đến logo đến tagline, slogan...vào tất cả các bài viết, tài liệu...khi chia sẻ trước công chúng để kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp và khán giả. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích giúp bạn giải mã câu hỏi Brand Marketing là gì cũng như vai trò của nó trong phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Mong rằng, những thông tin này thực sự hữu ích với bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: