4P trong Marketing là gì? Tìm hiểu mô hình Marketing mix gồm 4Ps và 7P

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-05 09:52:23

Muốn xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả thì người thực hiện cần phải nắm được những yếu tố cơ bản và cần thiết ảnh hưởng đến việc bán hàng cũng như lựa chọn mô hình marketing phù hợp với sản phẩm quảng bá. Thông thường, các doanh nghiệp thường áp dụng 4P trong Marketing để nâng cao doanh thu của mình. Vậy 4P là gì? Việc áp dụng 4P trong Marketing như thế nào?

1. Khái niệm 4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing được biết đến là mô hình Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) được Neil Borden đặt tên thuật ngữ này vào năm 1953. Trong mô hình marketing 4P là sự kết hợp giữa 4 yếu tố cơ bản và đặt tên theo 4 chữ P đầu đó là: Product - Sản phẩm, Price - Giá cả, Place - Địa điểm và Promotion - Quảng bá.

Các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình 4P trong marketing để làm tiêu chuẩn của chiến lược quảng bá nhằm đẩy mạnh doanh thu và đạt được mục tiêu trọng tâm mà kế hoạch đề ra về việc tiếp thị sản phẩm.

4P trong Marketing là gì?
4P trong Marketing là gì?

Vậy 4P là gì mà lại ảnh hưởng đến tâm lý của người mua hàng, khi lập chiến lược marketing thì cần phải trả lời được những câu hỏi của 4 yếu tố này đó là:

- Product (Sản phẩm): Sản phẩm đưa ra giao dịch trên thị trường là gì?

- Price (Giá cả): Các sản phẩm bày bán được định giá như thế nào?

- Place (Địa điểm): Nơi mà khách hàng có thể tới mà mua ở đâu?

- Promotion (Quảng bá): Khi muốn biết về sản phẩm thì khách hàng sẽ tìm như thế nào?

Sự thành công của chiến lược marketing phụ thuộc rất nhiều việc áp dụng mô hình 4P này bởi đây là yếu tố tác động đến tâm lý của người mua hàng giúp họ quyết định mua hàng của bạn. 

Đọc thêm: 4C là gì - Giải đáp thắc mắc về khái niệm mô hình tiếp thị

2. Phân tích chi tiết mô hình 4P trong Marketing

2.1. Product: Sản phẩm - Sản phẩm đưa ra giao dịch trên thị trường là gì?

Trước khi bày bán một sản phẩm trên thị trường thì bạn cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng có tiềm năng hay không, đồng thời điều hướng sản phẩm của bạn theo nhu cầu thị trường đó.

Nếu như sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khả năng họ quyết định mua hàng của bạn rất cao, có khi sẽ tiếp tục quay lại trong tương lai hoặc giới thiệu cho những người xung quanh họ nếu như hài lòng với sản phẩm đó như vậy bạn sẽ được quảng bá thương hiệu miễn phí và hiệu quả cao.

Trước tiên, bạn cần xác định thiết kế của sản phẩm là được sản xuất hàng loạt phù hợp với mọi đối tượng hay là cung cấp cho sản phẩm theo yêu cầu của từng đơn đặt với những đặc điểm riêng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tiếp theo, đó là xác định phân khúc sản phẩm của bản thuộc loại hàng hóa gì như là:

- Hàng tiêu dùng (convenience good): những sản phẩm tiêu dùng được mọi người mua thường xuyên để sử dụng với chi phí thấp như nước uống, thuốc lá, đồ ăn vặt, kem,...

- Hàng mua sắm (shopping good): là những sản phẩm cùng thể loại nhưng có nhiều thương hiệu khác nhau khiến cho người dùng đắn đo và lựa chọn khi mua hàng như quần áo, thiết bị điện tử, đồ nội thất,...

Xác định sản phẩm định bán trên thị trường
Xác định sản phẩm định bán trên thị trường

- Sản phẩm đặc biệt (Specialty good): đây là những mặt hàng thường có giá cả đắt đỏ mà khách hàng chỉ mua vài lần hay những mặt hàng cao cấp, xa xỉ như xe máy, ô tô, nhà cửa,...

- Loại hàng thụ động (unsought good): những sản phẩm mà khách hàng ít mua hoặc chỉ mua khi có trường hợp cần thiết phải sử dụng (bảo hiểm nhân thọ, bình chữa cháy, còi báo động,...)

Từ việc nắm rõ loại sản phẩm bạn định bán thuộc loại nào sẽ giúp bạn xây dựng và định hình được các tiếp thị phù hợp, giá cả tương ứng với mặt hàng cũng như địa điểm bán. Nếu như sản phẩm của bạn đã được bày bán trên thị trường và cạnh tranh với các thương hiệu khác thì điều bạn cần làm chính là làm nổi bật tính năng sản phẩm của mình cũng như có giá cả tốt hơn.

Còn trong trường hợp, sản phẩm của bạn là sản phẩm mới thì bạn phải thuyết phục thị trường khiến cho họ nhìn thấy được sự cần thiết và ứng dụng được cuộc sống tạo ra nhu cầu cho sản phẩm.

Trước khi tung sản phẩm ra thị trường thì bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm từ chất lượng đến bao bì, dù chỉ là một lỗi nhỏ cũng sẽ gây phật lòng khách hàng ảnh hưởng xấu đến doanh thu. Việc tỉ mỉ và cẩn thận sẽ khiến sản phẩm của bạn đảm bảo chất lượng cũng như nhận được phản hồi tốt và thu hút khách hàng tiềm năng.

Đọc thêm: Điểm lại các thuật ngữ marketing cơ bản dùng ở mọi nơi

2.2. Price: Giá bán - Các sản phẩm bày bán được định giá như thế nào?

Việc định giá sản phẩm bày bán sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và số lượng mặt hàng tiêu thụ nên cần phải cân nhắc thật kỹ và lựa chọn mức giá phù hợp, không nên để giá quá thấp như vậy sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và cũng không thu nhiều lợi nhuận. Không nên để giá quá cao vì sẽ hạn chế đối tượng mua hàng và tần suất mua với số lượng nhỏ.

Để định giá sản phẩm bày bán bạn cần xác định chi phí cố định và biến đổi của sản phẩm, mặt bằng chung của giá cả sản phẩm trên thị trường cũng như của đối thủ cạnh tranh, đối tượng mua hàng bạn hướng đến sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho mặt hàng của bạn.

Định hình giá cả và địa điểm cho khách hàng có thể tiếp cận tới gần sản phẩm bày bán
Định hình giá cả và địa điểm cho khách hàng có thể tiếp cận tới gần sản phẩm bày bán

2.3. Place: Địa điểm - Nơi mà khách hàng có thể tới mà mua ở đâu?

Xác định địa điểm bạn sẽ bày bán sản phẩm và hình thức phân phối hàng hóa rõ ràng dựa vào những điều sau:

- Sản phẩm của bạn được bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng hay phân phối cho các đại lý, cộng tác viên bán thay.

- Trong trường hợp bạn tự bán sản phẩm thì sẽ qua hình thức online hay offline?

- Nếu có cơ sở bán hàng thì địa điểm đó có phù hợp và thuận tiện cho khách hàng tới mua sản phẩm không?

Tùy vào mặt hàng sản phẩm của bạn để xác định hình thức phân phối dù mới bắt đầu kinh doanh, nếu có cơ hội phát triển đưa sản phẩm ra nước ngoài thì đó cũng là tiềm năng lớn đối với bạn.

- Trước khi chọn địa điểm thì bạn nên xem xét mặt hàng của mình có thể tạo ra doanh thu ổn định tại đó hay không. Hãy tham khảo khu vực xung quanh nơi bạn định đặt cơ sở có đối tượng tiềm năng hay không.

- Muốn tạo ra quy trình liền mặt từ khâu sản xuất đến phân phối hàng tiêu thị thì phải có phương thức quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

- Nắm bắt những cơ hội xuất các sản phẩm, dịch vụ của bạn ra nước ngoài để phát triển doanh nghiệp, thương hiệu.

Đọc thêm: Marketplace là gì? Những điều bạn chưa biết về marketplace

2.4. Promotion: Quảng bá - Lựa chọn cách quảng bá sản phẩm tới khách hàng

Lựa chọn hình thức quảng bá sản phẩm là một trong những mục tiêu chính của chiến lược marketing, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu mặt hàng của bạn.

Khi mua một sản phẩm bất kỳ thì khách hàng cần phải nắm được thông tin và tính năng của nó và cảm thấy sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ. Hiện nay, có rất nhiều chiến lược truyền thông để bạn có thể quảng bá sản phẩm của mình tới gần hơn với người tiêu dùng như là:

Lên kế hoạch về chiến lược quảng bá sản phẩm
Lên kế hoạch về chiến lược quảng bá sản phẩm

- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, kênh truyền hình, tạp chí, báo chí hoặc bảng quảng cáo.

- Sử dụng sự phổ biến của social media, quảng bá trên các mạng xã hội nhiều người dùng.

- Để khách hàng có cài nhìn trực tiếp về sản phẩm của bạn thông qua các sự kiện, hội chợ thương mại hay triển lãm.

- Quảng cáo theo kiểu truyền thống như in tờ rơi.

- Sử dụng những phương thức quảng cáo như telemarketing, email, hòm thư,...

Tùy vào ngân sách bạn đề ra cho việc thực hiện chiến lược marketing để lựa chọn hình thức quảng bá phù hợp. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng thường tiếp cận nhiều kênh nào nhất. Tạo nên sự cạnh tranh với các đối thủ cùng loại mặt hàng thông qua các chiến lược quảng bá thu hút tập trung vào sự khác biệt và tính năng của sản phẩm. Đồng thời, để đẩy mạnh thương hiệu thì nên sử dụng thông điệp và hình ảnh đại diện để thu hút sự chú ý và yêu thích sản phẩm kinh doanh:

- Thông điệp đưa đến với khách hàng phải có sức thuyết phục, đánh vào tâm lý người tiêu dùng khiến họ cảm thấy sản phẩm của bạn có giá trị cần thiết.

- Xây dựng thương hiệu uy tín và hấp dẫn để khi khách hàng sử dụng mặt hàng đó sẽ nhớ tới bạn, quảng bá sản phẩm theo cách truyền tai có thể đẩy mạnh thương hiệu và sự tín nhiệm đối với bạn hàng của bạn.

Đọc thêm: Khám phá top các loại content marketing “đỉnh” nhất hiện nay

3. Tìm hiểu mô hình Marketing mix gồm 4Ps và 7P

Mô hình Marketing mix có thể hiểu đơn giản đó là việc bạn định hướng sản phẩm của mình tung ta trên thị trường đúng thời điểm, đúng chỗ và có mức giá hợp lý, đồng thời phải áp dụng thành thạo lý thuyết vào thực tiễn. Đó là thử thách lớn nhất khi thực hiện chiến lược marketing mix.

Về bản chất thì mô hình marketing mix sẽ kết hợp giữa 4 yếu tố 4P nêu trên với sản phẩm hữu hình cùng với 7 thành tố cho sản phẩm vô hình có thể gọi là dịch vụ bạn cung cấp cho sản phẩm và bao gồm cả thuyết 4Cs.

Mô hình này giúp hỗ trợ doanh nghiệp xác định được những thành tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cung cấp và thể hiện sự chuyên nghiệp trong các chiến lược marketing.

Mô hình 7P trong Marketing gồm những yếu tố gì?
Mô hình 7P trong Marketing gồm những yếu tố gì?

Trong mô hình marketing mix 7P muốn tập trung vào 7 thành tố sau đây: Sản phẩm - Product, Giá cả - Price, - Địa điểm -Place, Quy trình - process, Bằng chứng vật lý - Physical evidence, con người - People, quảng bá - Promotion.

Ngoài ra, còn cần sự kết hợp với thiết 4C được xây dựng bởi Rorbert F. Lauterborn vào năm 1990. Được dựa trên mô hình 4Ps và có sự điều chỉnh tạo nên một phiên bản mở rộng hơn cho mô hình Marketing Mix. Mô hình 4Cs bao gồm những yếu tố: Tiện ích - Convenience, Nhu cầu khách hàng - Consumer Wants and Needs, Tương tác - Communication và Chi phí - Cost.

Kết hợp với nguyên tắc 4Cs trong Marketing
Kết hợp với nguyên tắc 4Cs trong Marketing

Việc kết hợp giữa những yếu tố này với nhau sẽ đẩy mạnh chiến lược marketing với tiêu chuẩn tốt nhất cùng với hiệu quả giúp phát triển doanh nghiệp qua doanh thu và tiếp cận thị trường.

Bên trên là những thông tin cơ bản về 4P trong Marketing, muốn xây dựng được một chiến dịch marketing hoàn hảo thì cần phải nắm được những yếu tố bắt buộc và căn cứ vào đó điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với mặt hàng và nhu cầu thị trường. Để tìm hiểu thêm về những bài viết hữu ích về marketing truy cập website vieclam88.vn

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: