Thông tin mới nhất về khái niệm xử lý vi phạm hành chính là gì?

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-03-26 18:27:39

Trong bộ luật đã quy định về việc xử phạt cũng như những mức phạt cho từng loại vi phạm và một trong những cách xử lý đó là có quy định về việc xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên xoay xung quanh vấn đề xử phạt, xử lý vi phạm hành chính còn có nhiều thắc mắc cũng như nhiều người chưa nắm rõ được khái niệm xử phạt này. Cùng đọc bài viết sau để hiểu hơn về xử lý vi phạm hành chính là gì cũng như những vấn đề liên quan như bản chất, mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của việc xử lý.

1. Tìm hiểu bản chất của khái niệm xử lý vi phạm hành chính là gì?

Việc tìm hiểu về khái niệm cũng như nắm được và hiểu được bản chất của việc xử lý vi phạm hành chính hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người bị xử phạt. Chính vì vậy mỗi cá nhân nên nắm được những hiểu biết căn bản về việc xử lý vi phạm hành chính.

Tìm hiểu bản chất của khái niệm xử lý vi phạm hành chính là gì?
Tìm hiểu bản chất của khái niệm xử lý vi phạm hành chính là gì?

Bạn có thể hiểu nôm na khái niệm của thuật ngữ xử lý vi phạm hành chính đó là khái niệm dùng để diễn tả hoạt động chung của việc xử lý, giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật. Bạn cần phân biệt rõ các khái niệm có liên quan tới nhau như giữa xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính bởi chúng có sự tương tự nhau trong khái niệm, tuy nhiên thực chất về mặt bản chất thì chúng lại có sự khác biệt. Trên thực tế thì xử lý vi phạm hành chính là khái niệm bao quát rộng và bao gồm cả xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính bởi bản chất của xử lý vi phạm hành chính là thông qua các biện pháp cưỡng chế được ban hành và áp dụng cho một số trường hợp, đối tượng nhất định mà áp dụng cho đối tượng vi phạm pháp luật.

Có thể đánh giá khách quan thì hành vi xử lý vi phạm hành chính là hoạt động mang tính cưỡng chế, bắt buộc, ép buộc đối với người vi phạm hành chính. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính sẽ do người của cơ quan nhà nước có quyền hạn chấp pháp và thực hiện theo nguyên tắc được đề ra để xử lý vi phạm hành chính theo đúng bộ luật đã quy định. Xử lý vi phạm hành chính hay còn được gọi bằng tên khác đó là cưỡng chế hành chính, hai 2 khái niệm này có sự tương đồng và được dùng thay thế nhau trong nhiều trường hợp nhất định.

Tìm hiểu bản chất của khái niệm xử lý vi phạm hành chính là gì?
Tìm hiểu bản chất của khái niệm xử lý vi phạm hành chính là gì?

Ngoài ra bạn đọc có thể hiểu về khái niệm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đó là coi đây là khái niệm đại diện cho một trong nhiều hoạt động cơ bản của nhà nước với các biện pháp bắt buộc để thực hiện việc giải quyết các vấn đề vi phạm với chủ thể nhất định với quyền hạn và cơ quan có liên quan theo quy định của nhà nước. Thông thường việc xử lý vi phạm hành chính sẽ áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức mà phải chịu trách nhiệm hình sự nên chưa áp dụng việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy có thể hiểu đơn giản đây là hoạt động của nhà nước đối với người vi phạm pháp luật với các hoạt động cưỡng chế hành chí như nộp phạt đối với người vi phạm.

Xem thêm: Việc làm Luật - Pháp lý

2. Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính là gì?

Như bản chất của xử lý vi phạm hành chính đã giải thích rõ ở trên thì có thể hiểu được rằng mục đích của hành động cưỡng chế, giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như đồng thời thực hiện việc ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi chống đối hoạt động công vụ để bảo vệ an ninh cũng như đảm bảo thực hiện tuân thủ luật lệ quốc gia.

Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính là gì?
Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính là gì?

Thông thường việc xử lý vi phạm hành chính sẽ áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức mà phải chịu trách nhiệm hình sự nên chưa áp dụng việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý hành chính cũng là mức nhân đạo đối với người vi phạm pháp luật trong nhiều trường hợp của bộ Luật nước ta. Việc xử lý hành chính nhằm mục đích răn đe, cảnh cáo người vi phạm về hành vi vi phạm pháp luật cũng như trong nhiều trường hợp nhằm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Việc xử lý vi phạm hành chính thực chất là hành động cảnh cáo những vi phạm chưa đến mức chịu các mức án dân sự hay bị ghi vào sơ yếu lý lịch dân sự công dân. Đây là mức phạt gần như thấp nhất sau mức cảnh cáo thông thường đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Những xử lý vi phạm gần như thường là mức hành chính để đền bù thiệt hại cho người bị hại cũng như tổn thất cho cơ sở vật chất hay thiết bị hư hại. Áp dụng việc xử lý vi phạm hành chính là một trong những cách răn đe, xử phạt đối với các hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ.

Tham khảo thêm: Tìm việc làm chuyên viên tư vấn luật

3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Việc thực hiện các hành vi, hoạt động xử lý vi phạm hành chính cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính công bằng cũng như tuân thủ quy định pháp luật. Các cơ quan chấp hành cũng như người thực hiện cần nắm rõ nguyên tắc thực hiện trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.

Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Dưới đây là một vài nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính mà bạn nên nắm được như là:

- Việc thực hiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính cần chính xác, kịp thời, phải xử lý nghiêm minh, nghiêm ngặt, không được lơ là cho các hành vi vi phạm pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính cần được xử phạt theo đúng quy định, đúng văn bản được ban hành cũng như theo văn bản pháp luật, quyết định và hồ sơ xử phạt, biên bản xử phạt,... Nếu trong trường hợp người vi phạm nhưng không được đề cập tới việc xử phạt hay các hành vi răn đe thì không được phép áp dụng các hình phạt;

- Người thực hiện hành vi xử lý vi phạm hành chính phải là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được quy định tại các văn bản pháp luật, quyết định và hồ sơ xử phạt, biên bản xử phạt đã quy định rõ thực hiện;

- Đối với cùng một lỗi vi phạm trong cùng một thời gian, thời điểm xác định thì chỉ được phép xử lý vi phạm hành chính một lần, nếu công dân bị phạt lần 2 thì có thể khiếu nại để đảm bảo quyền lợi cho bản thân;

Đọc thêm: Cưỡng chế hành chính là gì?

4. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà bạn nên biết

Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà bạn nên biết
Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà bạn nên biết

Việc xử lý vi phạm hành chính cần được thực hiện theo các nguyên tắc xử lý đã được quy định thành các văn bản luật pháp ban hành vào từng thời kỳ. Ngoài việc nắm được các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì bạn đọc cũng nên nắm được các biện pháp xử lý vi phạm hành chính hiện thời. Việc nắm được các biện pháp xử lý vi phạm hành chính giúp bạn có thể xác định rõ mức phạt, biện pháp áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Dưới đây là một vài biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà bạn có thể hay gặp như là:

4.1. Xử phạt vi phạm hành chính

Việc xử phạt vi phạm hành chính thông thường đó là áp dụng thực hiện chế tài hành chính thông thường đối với người vi phạm hành chính cần xử lý. Những đối tượng thường được áp dụng việc xử phạt vi phạm hành chính đó có thể là cá nhân, doanh nghiệp, công ty, tổ chức có hành vi phạm pháp hay vi phạm pháp luật.

Các hình thức xử phạt đối với đối tượng vi phạm bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đó là:

Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính

- Hình thức xử phạt chính: đây là hình thức phạt cảnh cáo, răn đe người, cá nhân, doanh nghiệp, công ty, tổ chức có hành vi phạm pháp hay vi phạm pháp luật bằng việc phạt tiền hay trục xuất hay cảnh cáo bằng văn bản nhằm răn đe hành vi vi phạm;

- Hình thức phạt bổ xung: nếu vi phạm ở mức cao hơn thông thường nhưng chưa để lại hậu quả nghiêm trọng thì có thể áp dụng hình thức phạt bổ sung với các hoạt động cưỡng chế như tước giấy phép, ngừng hoạt động có thời hạn, tịch thu tài sản như tang vật hay phương tiện vi phạm và trong nhiều trường hợp sẽ thực hiện việc trục xuất khi không áp dụng hình phạt chính;

- Trong nhiều trường hợp vi phạm hành chính mà để lại hậu quả nhưng chưa đến mức phải chịu hình phạt dân sự thì sẽ dùng biện pháp khắc phục vi phạm như đền bù,...

4.2. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác

Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác
Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác

Trong nhiều trường hợp đặc biệt, ngoại lệ việc xử phạt vi phạm hành chính cùng các hình thức xử phạt không được sử dụng bởi một số lý do thì sẽ được dùng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác. Những biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác sẽ có tính đặc thù và mang tính chất cưỡng chế cao hơn bởi một số trường hợp khi không sử dụng được biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thông thường.

Nếu so sánh giữa biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp xử lý vi phạm hành chính thì tính chất cưỡng chế của biện pháp xử lý vi phạm hành chính sẽ cao hơn. Một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với một số trường hợp như là:

Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác
Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác

- Cưỡng chế giáo dục, quản lý tại xã, phường, thị trấn cũng như hạn chế tự do, đi lại ra khỏi khu vực giáo dục, quản lý quy định;

- Thực hiện biện pháp cưỡng chế đưa vào trường giáo dưỡng, cơ quan quản chế hành chính để thực hiện việc giáo dục;

Hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật được nhà nước phân loại cũng như đưa ra các biện pháp xử lý hết sức chuẩn xác cũng như không quá nặng hay nhẹ cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật hay dung túng cho người vi phạm. Phát hiện và thực hiện xử lý các hành vi vi phạm đúng các biện pháp xử lý là trách nghiệm cũng như nghĩa vụ của các cán bộ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo vệ luật pháp cũng như bảo vệ lợi ích quốc gia.

Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến xử lý vi phạm hành chính là gì cũng như những vấn đề liên quan như bản chất, mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của việc xử lý. Với những thông tin đã cung cấp, mong rằng bạn sẽ thực hiện chấp hành đúng quy định pháp luật. Thân ái!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: