Webpack là gì? Từ con số 0 tròn trĩnh đến biết tất cả về Webpack

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-03-27 08:46:31

Webpack là yếu tố quan trọng được dùng bởi mọi webdev tuy nhiên ít có ai đả động tới nó khiến cho nhiều lập trình viên trở nên "gà mờ" mỗi khi được hỏi tới hoặc cần ứng dụng Webpack. Vậy với sự can thiệp khá sâu của webpack trong code thì bạn cần phải hiểu được webpack là gì?

Cùng vieclam88.vn giải mã thuật ngữ này thông qua nội dung bài viết được chia sẻ bên dưới đây bạn nhé.

1. Webpack là gì?

Trong thế giới công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ với đặc điểm khá khô khan và mô tả lại hệ thống phức tạp, đa dạng của lĩnh vực này nên rất khó để những người chưa thành thạo chuyên môn hiểu được. Đó là lý do vì sao nhiều sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin hay thậm chí là cả những người đã đi làm có kỹ năng và chuyên môn ngành này vẫn tỏ ra khó hiểu đối với thuật ngữ webpack.

 Webpack là gì?
 Webpack là gì?

Vậy webpack là gì? Những giá trị nào được webpack thể hiện? Đọc nội dung dưới đây bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn về webpack.

Webpack là một công cụ giúp các lập trình viên có thể gói gọn lại tất cả các file css, file js lại, giúp biên dịch hiệu quả các module Javascript dựa trên structure project. Không những thế, webpack cũng giúp tối ưu các tùy chọn trong từng môi trường khác nhau.

Webback cũng thường được gọi là Module bundler. Vậy nên khi có ai đó sử dụng thuật ngữ này để thay thế thì bạn cũng hãy liên tưởng ngay đến webback nhé.

Xem thêm: việc làm lập trình web

2. Những lợi ích lớn khi sử dụng Webpack

Không tạo ra nhiều file, webpack tạo ra một file chạy ứng dụng. Đôi khi cũng có thể tạo vài file phục vụ cho hoạt động này. Vì thế mà webpack luôn là sự lựa chọn lý tưởng của các lập trình viên trong quá trình dev. Một số lợi ích của compack bao gồm:

Những lợi ích lớn khi sử dụng Webpack
Những lợi ích lớn khi sử dụng Webpack

- Đóng gói gọn gàng các file

- Theo dõi mọi sự thay đổi.

- Chạy lại task.

- Chạy babel ES6 chuyển về ES5.

- Cho phép lập trình viên gọi các yêu cầu ở trong CSS.

- Chuyển ảnh sang dạng data URL từ dạng inline.

- Hỗ trợ sử dụng chế độ hotmodule replacement.

- Biên dịch Javascript từ coffeescript

- Giúp sử dụng server cho development.

- Tách file output ra làm nhiều file nhỏ. Việc này tạo lợi thế lớn khi tải trang vì làm giảm kích thước của file lớn output.

Hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi frontend cho nên frontend không thể giới hạn được webpack. Chương trình này vì thế mà được giới lập trình sử dụng cho việc backend node.js.

Xem thêm: Quản trị website

3. Hướng dẫn bạn cách cài đặt chương trình webpack

Để cài đặt chương trình này, bạn cần sử dụng lệnh npm init để khởi tạo. Đợi một thời gian thì việc cài đặt hoàn tất, file package.json sẽ xuất hiện ở bên trong thư mục.

Tiếp theo bạn cài đặt global, điều này sẽ giúp webpack dễ dàng được sử dụng ở bất cứ nơi đâu. Lệnh để cài global như sau: npm install –g webpack.

Để cài project nào đó, bạn có thể nhấn lệnh sau đây: npm install –save-dev webpack.

Cách cài đặt chương trình webpack
Cách cài đặt chương trình webpack

Lúc này webpack đã được cài đặt, có nội dung như sau:

+ Trong project đã cài hoàn tất webpack, 1 file được khởi tạo nhằm mục đích config cho webpack có hình thức webpack.config.js

 Entry – một file của webpack, khi bắt đầu tiến hành hoạt động, nạp các file phục vụ cho mục đích bundler thì sẽ bắt đầu tiến hành từ file bạn lựa chọn. Việc import module được tiến hành từ file này nối tiếp file khác tạo ra chuỗi hệ thống trong việc load js module.

Output chỉ cho phép webpack biết rằng, khi nào thì webpack cần lưu file.

+ Việc config đã được tiến hành xong thì lệnh webpack sẽ được khởi chạy và có tác dụng bundle tại output.

4. Thực hiện module ở bên trong của chương trình webpack như thế nào?

Ở bước trên đã đem đến cho chúng ta 2 file là output và entry. Công đoạn tiếp theo đó chính là tạo ra module. Bố cục ở bên trong của module gồm có 3 phần, chi tiết từng phần được chia sẻ ở nội dung dưới đây:

Thứ nhất là mục PreLoaders: phần này là phần tiền xử lý, tức là toàn bộ những hoạt động xử lý đã được nạp từ trước khi tiến hành cùng những module loader. Tại đây các dev ở trong môi trường của webpack-dev-server sẽ thực hiện chế độ check syntax với các yếu tố ESLint hoặc là JSHint. Còn đối với môi trường thực, các nhà lập trình khuyên rằng không nên tiến hành việc check đó bởi vì lý do nó sẽ khiến cho chúng ta mất thêm nhiều thời gian hơn mà lại tạo ra hiệu quả không thực sự nổi bật.

Những thông tin cần lưu ý về webpack
Những thông tin cần lưu ý về webpack

Thứ hai là mục Loaders: nói về loaders, nó chính là những xử lý biên dịch nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Nó có khả năng choi phép việc xử lý trước khi import một file hoặc load vào một file. Loaders sẽ giúp 1 file được chuyển đổi sang dạng JS đơn thuần nhất bất kể file đó tồn tại ở dạng cú pháp hay ngôn ngữ nào.

Thứ 3 là mục PostLoaders, đây là thời gian hậu xử lý. Mọi hoạt động xử lý cuối cùng sẽ đều phải đi qua phần này.

5. Một số yếu tố khác trong webpack cần lưu ý

5.1. Plugin

Tương tự như với Loader webpack về mặt cấu hình thế nhưng Plugin có thể làm nhiều điều hơn và cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng ở trong webpack. Có thể kể tới một vài loại plugin phổ biến như webpackbundleanalyzer, Uglify JSPlugin (webpackDashboard),…

5.2. Mode

Thiết lập kịch bản môi trường trong webpack là một chế độ có khả năng tạo ra lợi thế trong việc làm tăng lên thời gian Deploy cũng như giảm thời gian chờ đợi. Việc thiết lầm này gồm 2 yếu tố là Production và development.

Mode ở webpack sẽ được config mode theo dạng:

Config mode
Config mode

Riêng chế độ Development sẽ nhận được một vài sự ưu tiên:

Đầu tiên đó là được xây dựng nhanh chóng. Tiếp theo là dễ dàng để code.

Tiếp theo, trong code, các comment hoàn toàn không bị xóa bỏ nhờ các Development, có thể nâng cao khả năng debug và cung cấp nhiều hơn những thông tin về lỗi code kèm theo các gợi ý.

Những lợi ích này hoàn toàn cho thấy development vượt trội hơn hẳn production. Đổi lại, production có ưu điểm tối ưu hiệu quả hơn các kết quả ở đầu ra, làm cho kích thước nén của Javascript được nén nhỏ hơn.

Trang vàng doanh nghiệp

5.3. Làm thế nào để thiết lập kịch bản ở trong Webpack?

Thiết lập kịch bản là điều cần thiết để tận dụng tối đa hiệu quả của webpack. Đầu tiên hãy mở lên file package.json và tiến hành những bước tuần tự sau:

- Bước 1: Khởi chạy Webpack

- Bước 2: Xem lại các thay đổi, sau đó cập nhật lại mọi vấn đề

Thiết lập kịch bản ở trong Webpack
Thiết lập kịch bản ở trong Webpack

Như vậy, kịch bản mới của webpack sẽ được nhanh chóng thiết lập chỉ qua 2 bước vô cùng đơn giản. Đến đây có thể khẳng định lại một lần nữa, webpack chính là một công cụ có khả năng mang lại cho chúng ta những lợi ích tuyệt vời. Các nhà lập trình viên là những người nhận được nhiều lợi ích nhất từ webpack vì nó hỗ trợ code rất tốt. Các công tác tối ưu project hay quản lý dự án đều được webpack thực hiện một cách triệt để. Vì thế, các lập trình viên chẳng có lý do gì để từ chối webpack trong quá trình thực hiện công việc đúng không nào.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: