1. Visual Communication là gì? Tìm hiểu khái quát về Visual Communication
Visual Communication là một phương thức tiếp thị nội dung chủ yếu bằng hình ảnh đến người xem thông qua kích thích thị giác. Bên cạnh hình ảnh thì phương thức này còn sự sử dụng thêm các “chất liệu” như: infographic, video, trang trình chiếu, tệp gif, meme, … bên cạnh content dạng text để tăng thêm sự đa dạng cho bài viết.
Mục đích của phương pháp tiếp thị này là nhằm truyền tải một thông điệp sản phẩm/thương hiệu đến với khách hàng. Bên cạnh đó, nó còn nhằm khơi gợi cảm xúc, tạo liên tưởng về thương hiệu, từ đó nhằm chiếm lấy thị phần tâm trí và trái tim của người tiêu dùng.
.jpg)
2. Vì sao Visual Communication là công cụ hiệu quả
2.1. Visual Communication tác động mạnh mẽ đến thụ thể cảm giác con người
Bản chất của Visual Communication là tác động đến giác quan thị giác, người ta giải thích rằng: Trong năm giác quan thì thị giác chính là giác quan mạnh nhất. Thụ thể cảm giác được đặt trên khắp cơ thể chúng ta, da giúp cảm giác nỗi đau, tai cảm nhận âm thanh, mũi cảm nhận mùi hương, vị giác để trải nghiệm hương vị và mắt - nơi chứa nhiều thụ thể cảm giác nhất sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân tích hình ảnh. Những hình ảnh được thụ thể cảm giác ở mắt cảm nhận sẽ được chưa tới vùng vỏ não thị giác để phân tích và sau đó hình thành nên cảm nhận về hình ảnh.
.jpg)
2.2. Hình ảnh giúp gợi nhớ cảm xúc tốt hơn
Khi một hình ảnh hiện lên trước mắt bạn, nếu đủ hấp dẫn, những cảm nhận tốt đẹp về hình ảnh đó sẽ được lưu giữ 1 thời gian dài trong não bộ, thậm chí có thể nảy sinh tình cảm mỗi lần nhìn lại hình ảnh đó - đây chính là thị phần trong tâm trí và thị phần trái tim, điều mà thương hiệu nào cũng mong muốn sở hữu đối với khách hàng của mình.
Ngược lại, nếu hình ảnh mờ nhạt, mang tính tiêu cực thì người xem sẽ từ chối ghi nhớ thậm chí từ chối nhìn hình ảnh. Các thương hiệu luôn tránh để Visual Communication hoạt động bằng cách tiêu cực này.
Ví dụ như Chocopie đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh hộp bánh Chocopie gắn liền với sự thân thiết, ấm áp và hạnh phúc của gia đình. Chỉ một cái bánh nhưng khi anh em trong nhà nhường nhau, ông cháu ngồi ăn cùng nhau cũng có thể khiến người xem cảm thấy hạnh phúc và cho rằng chocopie là một phần không thể thiếu trong những dịp sum vầy. Chocopie đã giành được thị phần trái tim của khách hàng và được họ lựa chọn làm quà biếu tặng, bánh thắp hương những ngày rằm, lễ Tết,...
.jpg)
3. Độ phổ biến của Visual Communication trong những năm gần đây
Mạng xã hội trở nên thịnh hành cũng là lúc Visual Communication được ưa chuộng nhiều hơn. Quay lại thời gian trước khi mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam, các thương hiệu cạnh tranh với nhau bằng hình ảnh như thế nào? Đó chính là những tấm banner, áp phích được treo ở 2 bên đường, trên mặt tiền của các ngôi nhà chỗ đông người qua lại. Đầu tiên, càng nổi bật sẽ càng thu được sự chú ý nên chúng thường có màu sắc sặc sỡ, tông màu đậm. Tiếp đến là nội dung, nhằm gây ấn tượng với người xem thì nội dung thường mang tính vui nhộn, dễ nhớ, dễ đọc, chứa thông điệp hấp dẫn hơn hẳn với đối thủ. Thương hiệu nào có biển quảng cáo càng dễ nhận diện thì khách hàng càng trở nên thân thuộc với thương hiệu đó hơn. Sau này khi có mạng xã hội, mọi người sinh hoạt trên màn hình nhiều hơn nhưng những cách truyền thống này vẫn luôn hiệu quả. Thậm chí Visual Communication trên mạng xã hội còn bổ trợ thêm tính hiệu quả của phương pháp truyền thống.
.jpg)
Một số dạng Visual Communication phổ biến hiện nay đó chính là hình ảnh, video và tệp gif (dạng hình ảnh động). Hình ảnh bao gồm hình ảnh trên các bài đăng, ảnh bìa, ảnh avatar, ảnh sản phẩm, ảnh quảng cáo, logo, biểu tượng,... mà bao hàm một thông điệp nào đó thương hiệu muốn truyền đạt cho người xem. Adobe - một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sáng tạo nội dung hình ảnh, video bằng các phần mềm như phần mềm Adobe Premiere Pro, Adobe Illustrator đã đưa ra 1 kết quả nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của hình ảnh trên mạng xã hội. Nghiên cứu cho thấy với các bài đăng Facebook và Instagram, các bài đăng có thêm hình ảnh thu về lượt tương tác cao hơn 65% so với không có ảnh.
.jpg)
Một trang web chuyên tạo hình ảnh động tức là ảnh gif - giphy cho biết số lượng ảnh được sáng tạo ra hằng ngày của họ là 1 tỷ ảnh và con số ngày luôn có dấu hiệu tăng.
Bên cạnh ảnh tĩnh và ảnh động, Visual Communication bằng video cũng rất được ưa chuộng. Một số phần mềm chuyên về nội dung video có thể kể đến Youtube, Tik Tok,... Đầu tiên Youtube chính là một trong những người con của ông lớn Google, là trang web/ứng dụng phát và tải lên video rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Năm 2021, Google cũng đưa ra kết quả của nghiên cứu về thời lượng xem youtube của người Việt. Cụ thể thời gian xem nội dung video Youtube của một người dùng thông thường tại Việt Nam là hơn 70 phút/ngày. Và tính đến tháng 5/2021 thì đã có 25 triệu người Việt Nam phát trực tuyến Youtube trên màn hình TV có kết nối mạng, đứng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Tik Tok cũng là ứng dụng phát video được ưa chuộng không kém. Là nền tảng chia sẻ dạng video ngắn, nội dung hài hước, giải trí, Tik Tok thu hút rất đông người dùng dưới 30 tuổi. Thống kê với người dùng Android cho thấy, họ dùng 19,6 giờ mỗi tháng để lướt ứng dụng này.
Những con số này đều nói lên rằng Visual Communication đang được các thương hiệu khai thác tối đa tiềm năng của nó và khách hàng cũng đón nhận đúng với những giá trị mà Visual Communication đem lại. Là dạng tiếp thị phổ biến như này thì nó có bao gồm những khó khăn gì cho doanh nghiệp không hay đây là một công cụ hoàn hảo, các bạn hãy xem thử những hạn chế của phương thức này trong phần dưới đây nhé!
.jpg)
4. Một số hạn chế của sự thịnh hành Visual Communication
Đầu tiên là về chi phí. Phương pháp truyền thông thị giác yêu cầu rất nhiều chi phí từ khâu lên kế hoạch đến khi triển khai, đặc biệt là đối với những thương hiệu vừa và nhỏ. Nếu không làm Visual Communication thì khó có độ nhận diện và làm thì lại quá sức doanh nghiệp. Một giải pháp dành cho những doanh nghiệp này chính là thuê ngoài các công ty chuyên về lĩnh vực này để tiết kiệm chi phí.
Visual Communication cũng có độ đảm bảo truyền tải thông điệp không cao vì trong quá trình truyền tin thường xuất hiện “Nhiễu”. “Nhiễu” ý chỉ sự truyền tải sai thông điệp đến với người nghe, có thể do nhận thức của khách hàng không phù hợp với thông điệp thương hiệu, có thể có thêm quá nhiều những thông điệp khác tác động vào quá trình giải mã. Khi khách hàng hiểu sai thông điệp thì toàn bộ quá trình tiếp thị này bị coi là không có hiệu quả. Đây cũng là hạn chế mang tính đặc trưng của phương pháp tiếp thị này. Các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa “nhiễu” bằng cách nghiên cứu kỹ insight khách hàng và sử dụng những thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu để quá trình giải mã thông điệp thuận lợi hơn.
Trên đây là những thông tin khái quát nhất về Visual Communication. Do đây là một phương pháp marketing nên có một số phần kiến thức mang tính chuyên ngành. Dù vậy topcvai.com cũng cố gắng diễn tả một cách cơ bản nhất Visual Communication là gì và một số dạng tiếp thị hình ảnh phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn đang tìm hiểu về tiếp thị nội dung bằng hình ảnh hoặc những bạn sinh viên đang theo học Marketing.
Tham gia bình luận ngay!