Viên chức là gì? Khái niệm xoay quanh viên chức không nên bỏ qua

Viên chức là một trong những đối tượng chiếm số lượng lớn ở Việt nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa cũng như những vấn đề liên quan đến viên chức. Vậy viên chức là gì? Đặc điểm, phân loại viên chức như thế nào? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ là câu trả lời cho những câu hỏi trên

1. Định nghĩa “Viên chức là gì?”

Viên chức là một khái niệm chỉ những người công dân Việt Nam được tuyển dụng theo các vị trí việc làm, những người này làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc đã ký kết từ ban đầu. Viên chức được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập ấy theo quy định của pháp luật.

Định nghĩa về viên chức
Định nghĩa về viên chức

Trong đó vị trí việc làm là những công việc và nhiệm vụ đặc thù gắn liền với chức danh nghiệp nghiệp hoặc những chức vụ quản lý tương ứng của người công chức. Đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là các tổ chức nằm trong phạm vi thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức chính trị thành lập nên, có tư cách pháp nhân và cung cấp các dịch vụ công, phục vụ chung mục đích quản lý nhà nước.

Chế độ hợp đồng của người viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập được chia ra thành xác định thời hạn và không xác định thời hạn. Cụ thể hai loại hợp đồng này được quy định rõ trong khoản 2, Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức như sau:

- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là những hợp đồng cả hai bên đã xác định rõ thời điểm chấm dứt hiệu lực trong khoảng thời gian từ 12 – 60 tháng.

- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là những hợp đồng hai bên không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng.

Viên chức là gì?
Viên chức là gì?

Nếu một công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập mà nằm trong bộ máy lãnh đạo hay quản lý khi hết thời gian bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại trong nhiệm kỳ tiếp theo thì công chức đó sẽ được chuyển thành viên chức và được tổ chức, sắp xếp một công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của công chức đó.

Xem thêm: Hồ sơ viên chức gồm những giấy tờ gì? Hạn nộp là bao lâu?

2. Viên chức có những đặc điểm như thế nào?

2.1. Viên chức phải là một công dân của Việt Nam

Luật Viên Chức 2010 trong điều 2 đã quy định rõ ràng Viên chức phải là công dân của Việt Nam. Chính vì thế những người mang quốc tịch Việt Nam mới đủ điều kiện xét vào trường hợp viên chức, không phải người ngoại quốc không mang quốc tịch Việt Nam.

2.2. Chế độ tuyển dụng của viên chức có đặc điểm gì?

Viên chức phải là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm đặc thù. Điều 20, Luật Viên chức 2010 đã quy định rõ ràng những đơn vị sự nghiệp khi tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu việc làm, vị trí công việc, tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp cũng như quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập ấy.

Chế độ tuyển dụng của viên chức có đặc điểm gì?
Chế độ tuyển dụng của viên chức có đặc điểm gì?

Vị trí việc làm của người viên chức được hiểu là những công việc, nhiệm vụ đặc thù gắn liền với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng của viên chức. Ngoài ra vị trí việc làm còn là căn cứ để xác định số lượng viên chức, cơ cấu viên chức để đơn vị sự nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị của họ. Trong đó, vị trí việc làm của người viên chức có thể có một hoặc nhiều công việc, mang tính thường xuyên, liên tục và ổn định, không bao gồm những công việc tạm thời, thời vụ.

Để được tuyển dụng vào vị trí làm việc của viên chức thì phải thông qua một trong hai phương thức tuyển dụng đó là thi tuyển hoặc xét tuyển. Tuy nhiên bất cứ phương thức tuyển dụng nào thì người ứng tuyển cũng phải đáp ứng đủ điều kiện đăng ký đã được nêu chi tiết tại Điều 22 Luật Viên chức:

- Phải có quốc tịch Việt Nam và hiện nay cư trú tại Việt Nam

- Để dự tuyển phải là công dân đủ 18 tuổi trở lên. Ở một số lĩnh vực đặc thù như văn hóa, thể dụng, thể thao hay nghệ thuật thì tuổi dự tuyển có thể được thấp hơn 18 nhưng bắt buộc phải đủ 15 tuổi trở lên và có sự đồng ý được viết bằng văn bản của người đại diện theo đúng pháp luật

- Có lý lịch rõ ràng và đơn đăng ký dự tuyển vị trí công việc

- Có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc là kỹ năng, năng khiếu phù hợp với vị trí công việc.

- Có đủ sức khỏe và thể lực để thực hiện tốt công việc hoặc nhiệm vụ

- Bên cạnh đó để được tuyển dụng vào vị trí làm việc của viên chức thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện khác theo yêu cầu chi tiết của từng vị trí làm việc do đơn vị sự nghiệp xác định nhưng cũng không được thấp hơn các tiêu chuẩn chung trong pháp luật, không trái pháp luật và không được phân biệt loại hình đào tạo.

Đặc điểm tuyển dụng viên chức
Đặc điểm tuyển dụng viên chức

Khi đăng ký xét tuyển vào vị trí làm việc viên chức thì trước mỗi kỳ tuyển dụng, cơ quan hoặc đơn vị có thẩm quyền sẽ quyết định hình thức và nội dung thi tuyển hay xét tuyển. Điều này được quy định rõ theo Điều 4 Nghị định 115.

2.3. Nơi làm việc của viên chức

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức năm 2010 quy định rõ viên chức sẽ làm việc tại các Đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những đơn vị sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước giao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính, tổ chức bộ máy đơn vị, tổ chức nhân sự, thực hiện nhiệm vụ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ)

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được nhà nước giao quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính, tổ chức bộ  máy đơn vị, tổ chức nhân sự, thực hiện nhiệm vụ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ)

2.4. Viên chức làm việc trong khoảng thời gian nào?

Một viên chức làm việc bắt đầu từ khi ứng tuyển thành công – hợp đồng làm việc có hiệu lực cho đến khi hai bên chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc người viên chức đủ tuổi được nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động.

2.5. Chế độ lao động của viên chức

Một người viên chức sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công luật theo đúng quy định pháp luật đề ra. Chính vì thế khi tuyển dụng bên tuyển dụng và viên chức sẽ thỏa thuận với nhau về vị trí việc làm, chế độ lương thưởng, đãi ngộ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên…

Chế độ lao động của viên chức
Chế độ lao động của viên chức

Hợp đồng làm việc chính là cơ sở pháp lý để sau này pháp luật xử lý những vấn đề liên quan đến vi phạm quyền lợi hoặc vấn đề phát sinh giữa hai bên. Lương của người viên chức sẽ nhận từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp họ làm việc chứ không phải nhận từ Nhà nước nên tiền lương của họ phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận với bên tuyển dụng, Nhà nước không can thiệp vào vấn đề này.

Xem thêm: Tìm hiểu về các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức chi tiết nhất

3. Tiêu chí phân loại viên chức

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 115 thì Chính phủ đã sửa đổi tiêu chí phân loại viên chức như sau:

- Theo nhiệm vụ, chức trách sẽ có viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý

- Theo trình độ đào đạo thì hiện nay viên chức giữ chức danh nghề nghiệp phải có trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học hoặc cao đẳng, trung cấp.

Qua đây ta thấy được việc phân loại viên chức không còn được Chính phủ căn cứ vào chức danh nghề nghiệp như khoản 2, Điều 28 Nghị định 115 cũ: Căn cứ vào mức độ phức tạp về công việc của chức danh nghề nghiệp thì các chức danh nghề nghiệp của viên chức trong cùng một lĩnh vực sẽ được xếp loại từ cao xuống thấp:

  • Chức danh nghề nghiệp hạng I
  • Chức danh nghề nghiệp hạng II
  • Chức danh nghề nghiệp hạng III
  • Chức danh nghề nghiệp hạng IV
  • Chức danh nghề nghiệp hạng V
Tiêu chí phân loại viên chức
Tiêu chí phân loại viên chức

So với việc xếp hạng theo 4 hạng trước đây thì hiện nay viên chức đã được xếp theo 5 hạng chức danh nghề nghiệp, bao gồm các tiêu chuẩn:

- Tên của chức danh nghề nghiệp viên chức

- Những công việc, nhiệm vụ cụ thể viên chức phải thực hiện có một mức độ phức tạp phù hợp với hạng của chức danh nghề nghiệp

- Các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

Trên đây là lời giải đáp của vieclam88 cho định nghĩa “viên chức là gì?” cùng với những vấn đề xoay quanh định nghĩa viên chức. Hy vọng sau bài viết quý độc giả đã có những am hiểu nhất định về viên chức để có tư liệu phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào