Việc làm là một yêu cầu bức thiết của mỗi người, đặc biệt trong xã hội hiện nay, con số thất nghiệp đã lên tới hàng triệu người. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là tổ chức sự kiện thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về việc làm tổ chức sự kiện
.jpg)
1.1. Sự kiện và tổ chức sự kiện là gì?
Sự kiện hay còn được gọi là Event, đây là những hoạt động quy tụ được đông đảo số lượng người tham gia, tại một thời gian và địa điểm xác định.
Tùy theo mục đích của từng cá nhân hay doanh nghiệp mà có thể chia ra làm nhiều hình thức khác nhau của sự kiện. Nhưng chung quy lại, người ta chia sự kiện ra làm 3 loại cơ bản nhất như sau:
+ Sự kiện của khách hàng: các thể loại thường gặp nhất là các buổi họp báo, các chương trình ca nhạc hay lễ tri ân,...
+ Sự kiện trong doanh nghiệp: Ví dụ là các lễ khai trương, khánh thành, các cuộc họp cổ đông, hội thảo,...
+ Sự kiện phi lợi nhuận: những hoạt động thiện nguyện hay những lễ hội truyền thống,...
Tổ chức sự kiện là các hoạt động từ những khâu lên ý tưởng cho đến chuẩn bị và điều phối nhân sự, mục đích của việc tổ chức sự kiện nói chung là quảng bá hình ảnh của cá nhân, của doanh nghiệp, của một địa điểm,... Tùy vào mỗi mục đích khác nhau mà có những hoạt động khác nhau diễn ra trong sự kiện cũng như thời gian và địa điểm thích hợp để diễn ra.
1.2. Nhân viên tổ chức sự kiện làm những công việc gì?
Một người làm việc tại vị trí tổ chức sự kiện nói chung sẽ bắt đầu từ khâu sáng tạo lên ý tưởng cho đến công việc hậu cần, setup,...
.jpg)
Nói chung lại, nếu làm việc trong lĩnh vực này, những đầu việc chính mà bạn sẽ phải đảm nhiệm đó chính là:
+ Sáng tạo ý tưởng: Đây là bước đầu tiên cũng chính là bước quan trọng nhất. Không chỉ nói riêng về tổ chức sự kiện mà bất kỳ công việc nào cũng cần phải có chủ đề chung xuyên suốt. Ý tưởng này sẽ quyết định đến toàn bộ quá trình về sau khi thực hiện, nên đảm bảo phải dành nhiều thời gian cho nó. Công việc sáng tạo ý tưởng này sẽ phụ thuộc trên ngân sách cũng như quy mô mà cá nhân hay doanh nghiệp đó đưa ra, một chủ đề đặc biệt cho sự kiện chính là sự thu hút mạnh mẽ nhất đối với người tham dự.
+ Kỹ năng lập ngân sách: Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công việc tổ chức sự kiện. Nhiệm vụ của người tổ chức là phải biết lên một kế hoạch dự trù và đảm bảo cho sự kiện được diễn ra như đúng trong dự kiến.
+ Lựa chọn thời gian và địa điểm: Công việc này thường sẽ phải quyết định gần như là đầu tiên ngay sau khi có ý tưởng. Bởi khi xác định được chính xác mới có thể lên được những ý tưởng về bày phối sắp xếp vị trí âm thanh, ánh sáng phù hợp. Hơn nữa, địa điểm và thời gian quyết định rất lớn đến số lượng người tham gia vào sự kiện.
Thật vậy, một ví dụ đặt ra ở đây là, nếu bạn tổ chức sự kiện với đối tượng chính là sinh viên, thì hiển nhiên bạn phải chọn thời gian là gần hè, khi học ít đi và không vướng vào thi cử, địa điểm gần trung tâm những trường đại học lớn, thuận tiện cho di chuyển,...
.jpg)
+ Kỹ năng lập báo cáo: Không đơn giản khi kết thúc sự kiện là xong. Sau đó bạn còn phải lập báo cáo chi tiết cho sự kiện mình tổ chức nữa. Tùy vào yêu cầu mà bên đối tác đưa ra mà độ chi tiết báo cáo cũng vậy. Những báo cáo này sẽ bao gồm chi phí, khảo sát mức độ thành công sự kiện (survey),.., thông qua đó bạn cũng có thể rút ra được kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.
Đây có thể coi là những đầu việc chung nhất của việc làm tổ chức sự kiện, tuy nhiên, không phải một người sẽ đảm nhiệm tất cả những vị trí này. Mỗi một sự kiện sẽ có rất đông nhân sự cùng tham gia, và tùy vào cơ cấu của công ty sẽ chia ra thành các ban với nhiệm vụ khác nhau, như trưởng ban tổ chức, trường ban truyền thông, trưởng ban đối ngoại hay hậu cần,...
2. Cơ hội việc làm tổ chức sự kiện
Ngày nay, với sự phát triển cực mạnh của Internet, các phương tiện truyền thông xã hội, mà mức cầu của vị trí này cũng phát triển tỷ lệ thuận.
Tại sao lại nói như vậy. Bởi, hiện nay, mỗi doanh nghiệp ngoài mục đích chính là cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới tay người tiêu dùng còn có mục đích nữa là đẩy mạnh hình ảnh của thương hiệu. Một hình ảnh tốt sẽ khiến người tiêu dùng có thiện cảm và điều đó sẽ thúc đẩy doanh thu. Thay vì những phương pháp Marketing truyền thống thì sự kiện là một công cụ tốt hơn đưa doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng.
Một sự kiện thành công đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết tới. Vì vậy, trong những năm gần đây, việc làm tổ chức sự kiện phát triển mạnh và nó đã trở thành một phương pháp marketing thời đại mới. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng cho những vị trí việc làm này vô cùng nhiều, đặc biệt tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng,... bạn có thể dễ dàng tìm được công việc này tại đây.
(1).jpg)
3. Các vị trí liên quan đến việc làm tổ chức sự kiện
Cũng như đã phân tích bên trên, một nhân viên không thể đảm nhiệm được hết tất cả các vị trí trong việc tổ chức sự kiện. Chính vì thế, vị trí trong công việc này cũng sẽ khác nhau. Và có một vài vị trí mà bạn nên biết tới để dễ dàng trong việc xin việc và phỏng vấn.
+ Event manager: Đây là công việc quản lý sự kiện, cũng là vị trí cao nhất trong ngành. Đây là công việc yêu cầu bạn phải đảm nhiệm tất cả các vai trò lãnh đạo, điều phối nhân sự, giám sát quá trình,...
+ Event leader: Có thể gọi là trưởng nhóm điều phối sự kiện, cũng có vai trò gần tương đương với Event manager. Và tùy thuộc vào mỗi công ty mà có thể 2 vị trí này đảm nhiệm vai trò giống nhau.
+ Event supervisor: Đây là nhân sự chuyên làm về một công việc nhất định trong sự kiện ví dụ như quản lý về âm thanh, ánh sáng,... Họ sẽ là việc dưới sự quản lý của event manager và event leader.
(1).jpg)
+ Helper: Chỉ những người làm công việc mang tính thời vụ như CTV hay tổ chức sự kiện theo giờ. Thường đây là công việc nhỏ nhất và đảm nhiệm hầu hết các công việc trong chạy sự kiện như bày ghế, đứng bàn,... Công việc này phù hợp hơn đối với những bạn học sinh, sinh viên làm thêm.
4. Mức lương dành cho việc làm tổ chức sự kiện
Bên cạnh những thắc mắc về công việc cũng như nhiệm vụ, thì mức lương cho công việc này cũng được nhiều người băn khoăn. Đối với một ứng viên chưa có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm trong nghề, mức lương sẽ giao động khoảng 6 đến 8 triệu vnđ. Với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì mức lương trên 10 triệu là không hề khó.
5. Yêu cầu cần có của một người làm tổ chức sự kiện
Chung quy lại, muốn đảm nhiệm vai trò của một người tổ chức sự kiện nói chung, bạn cần đáp ứng được một vài yêu cầu sau:
+ Sáng tạo: để biết mình sẽ làm gì, độc đáo trong sự kiện nằm ở đâu, khác biệt như thế nào?,...
+ Khả năng viết kịch bản: mỗi sự kiện phải có kịch bản để biết các bước tiến hành, làm như thế nào,...
.jpg)
+ Viết Proposal: một proposal đạt chuẩn là phải giúp người xem hiểu được ý định mình định làm, thu hút được nhà tài trợ.
+ Khả năng Check-list: để biết được tiến độ mỗi công việc, đạt yêu cầu hay chưa?
+ Quan trọng là khả năng giao tiếp: một người trong ngành này sẽ phải giao tiếp khá nhiều, tiếp xúc với nhiều đối tác, bởi vậy, giao tiếp tốt sẽ là một chìa khóa thành công.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về việc làm tổ chức sự kiện, vieclam88.vn hy vọng bài viết này đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về công việc.