Vi phạm dân sự là gì và hậu quả có nghiêm trọng hay không?

Icon Author Bùi Thị Minh Tiến

Ngày đăng: 2021-06-24 15:12:29

Vi phạm dân sự là khái niệm liên quan đến một loại hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến một mối quan hệ xã hội về quyền công dân được bảo vệ. Vậy cụ thể thì hành vi vi phạm dân sự là gì và nếu vi phạm, chúng ta phải chịu những trách nhiệm như thế nào trước pháp luật. Timviec365.com.vn sẽ giải thích cho bạn và giúp bạn phân biệt loại vi phạm này với các hình thức vi phạm khác. Đồng thời, một số ví dụ về vi phạm dân sự sẽ được đưa ra để mình họa rõ hơn hành vi này.

1. Vi phạm dân sự là gì?

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản cá nhân hoặc nhân thân được quy định chung và bảo vệ trong bộ luật Dân sự hay các quan hệ pháp luật dân sự khác do luật pháp của quốc gia quy định. Bộ luật Dân sự đã quy định rất rõ những hành vi được phép thực hiện của công dân, những nghĩa vụ phải làm và các hành vi cấm, là một công dân, chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ, chấp hành và biết sử dụng luật đúng cách để tránh việc vi phạm dân sự.

Đối tượng trong vấn đề vi phạm dân sự rất đa dạng, đó có thể là cá nhân hoặc một nhóm người, thậm chí là một cơ quan, tổ chức đã thực hiện những hành vi xâm hai đến quyền lợi của một bên khác về các vấn đề dân sự.

Vi phạm dân sự là hành vi xác định trên bộ luật Dân sự
Vi phạm dân sự là hành vi xác định trên bộ luật Dân sự

Luôn luôn đi kèm với vi phạm dân sự là chế tài dân sự. Đây là hai thuật ngữ luật luôn luôn song hành với nhau, và bạn nên biết một cách chính xác chúng là gì. Chế tài dân sự là những biện pháp xử lý của luật pháp khi có đối tượng vi phạm trong quá trình thực thi nghĩa vụ dân sự hoặc làm hại đến quyền lợi dân sự của người khác, tổ chức khác. Các biện pháp này thường là những hậu quả pháp lý gây ra những điều không thuận lợi, không mong muốn đối với những đối tượng vi phạm. Đây được coi là một cánh tay đắc lực của luật pháp để đảm bảo được việc chấp hành, tuân thủ luật dân sự trong toàn xã hội.

Xem thêm: Tiền sự là gì? Những thông tin bạn cần biết về tiền sự

2. Khi vi phạm dân sự cần chịu trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm dân sự khi vi phạm đã được quy định rất rõ ràng trong từng điều luật của luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ nhóm loại trách nhiệm thì chúng ta có thể liệt kê một số hình thức thể hiện trách nhiệm dân sự như sau.

Một số hình thức trách nhiệm chính quy định trong luật Dân sự
Một số hình thức trách nhiệm chính quy định trong luật Dân sự

2.1. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ

Đây là quy định của pháp luật khi một bên vi phạm vào nghĩa vụ của mình hoặc có các hành vi trái pháp luật thì phải có trách nhiệm tiếp tục nghĩa vụ đã được quy định của mình, bên cạnh đó, tùy trường hợp mà cá nhân, tổ chức đó còn phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Lấy ví dụ như khi bạn ký một hợp đồng mua bán với công ty A về việc giao hàng hóa là các loại cốc thủy tinh với số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian, địa điểm giao hàng được quy định rõ bằng văn bản có chữ ký. Đến ngày hẹn giao hàng nhưng bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng, đây là hành vi vi phạm dân sự tiêu biểu mà bạn bây giờ phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ. Trong trường hợp này, bạn vẫn phải giao hàng cho công ty A với đủ các điều kiện về hàng hóa. Bên cạnh đó, nếu công ty A có yêu cầu về việc bồi thường tổn thất vì bạn đã giao hàng muộn thì bạn sẽ phải thực hiện trả khoản tiền đó.

Những trách nhiệm gắn với vi phạm dân sự
Những trách nhiệm gắn với vi phạm dân sự

2.2. Trách nhiệm khi tiếp nhận nghĩa vụ chậm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tiếp nhận nghĩa vụ chậm, khi việc này xảy ra, người tiếp nhận nghĩa vụ vẫn sẽ phải tiếp nhận nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ phải bồi thường thiệt hại cho hành vi chậm tiếp nhận của mình, thường thì sẽ bằng hình thức nộp phạt. Tuy nhiên, nếu mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra bởi hành vi tiếp nhận chậm lớn thì sẽ có những hình thức xử phạt khác mang tính răn đe cao hơn.

2.3. Trách nhiệm khi không tiếp nhận nghĩa vụ hoặc không hoàn thành nghĩa vụ

Những trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ được giao phó hoặc từ chối tiếp nhận nghĩa vụ cũng sẽ vẫn phải nhận những chế tài xử lý là phạt tiền hoặc các hình thức xử lý khác cụ thể từng trường hợp. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp thuộc phạm trù này cần được thông báo lại với người giao nghĩa vụ, nếu không thể thực hiện nghĩa vụ cũng phải báo cáo để tránh gây ra những tổn thất lớn không thể đền bù, bồi thường được.

Bồi thường thích đáng khi không hoàn thành nghĩa vụ
Bồi thường thích đáng khi không hoàn thành nghĩa vụ

3. Phân biệt vi phạm dân sự với các loại vi phạm khác

Vi phạm dân sự chỉ là một trong bốn loại vi phạm pháp luật, bên cạnh còn có 3 loại khác là vi phạm hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật. Để phân biệt được các loại hành vi vi phạm này với nhau, bạn chỉ cần ghi nhớ một đặc điểm đặc biệt của luật dân sự, đó là những bộ luật này điều chỉnh các hành vi, mối quan hệ trong xã hội vì lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng đồng, ngoài ra, ba bộ luật kia đều có ý nghĩa bảo vệ lợi ích công, những cái chung của tất cả mọi người.

Luật dân sự bảo vệ lợi ích mỗi cá nhân trong xã hội
Luật dân sự bảo vệ lợi ích mỗi cá nhân trong xã hội

Đặc biệt, chiếu theo quy định của pháp luật thì cách chế tài xử phạt các hành vi vi phạm dân sự thường sẽ là những khoản bồi thường thiệt hại, xin lỗi công khai hoặc cải chính thông tin, hành vi. Trách nhiệm dân sự sẽ hướng về các cá nhân bị hại nhằm bù đắp những tổn thất của họ về tài sản, vật chất hay tinh thần. Khác với hình thức hình sự, trách nhiệm sẽ gắn với hình thức đi tù, cải tạo, hay trách nhiệm hành chính là nộp phạt cho cơ quan hành chính.

Xem thêm: Tiền án là gì? Những quy định về thời gian được xóa tiền án

4. Ví dụ về vi phạm dân sự thường gặp

Để minh họa rõ hơn cho các bạn hiểu chi tiết về một trường hợp thuộc hành vi vi phạm dân sự thì sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể. Bạn là một sinh viên đi thuê nhà trọ để phục vụ cho quá trình học tập của mình tại thành phố. Bạn có tìm thấy một căn nhà của ông A phù hợp với bản thân để thuê trọ và đặt cọc một số tiền là 5 triệu đồng và hẹn ngày chuyển trọ bằng hợp đồng có chữ ký. Tuy nhiên, sau đó bạn được một người bạn rủ ở chung vì nơi trọ của người bạn gần trường học và tiện lợi hơn trong việc đi lại và các tiện ích sống xung quanh, bạn quyết định không thuê trọ nhà ông A nữa. Ở trường hợp này, bạn là người đã vi phạm nghĩa vụ dân sự được quy định rõ trong luật dân sự về hợp đồng và thỏa thuận khi không chuyển vào ở đúng với ngày đã hẹn. Bạn phải thực hiện trách nhiệm dân sự của mình đó là chấp nhận trả cho ông A 5 triệu đồng tiền đặt cọc như một khoản bồi thường tổn thất vì ông A đã từ chối hết những người đến thuê nhà để giữ phòng cho bạn chuyển đến theo đúng hợp đồng.

Một ví dụ điển hình về vi phạm dân sự
Một ví dụ điển hình về vi phạm dân sự

Đây có lẽ là một trong những ví dụ về vi phạm dân sự phổ biến nhất hiện nay tại các thành phố lớn khi có rất nhiều người dân từ bên ngoài đến sinh sống và học tập tại đây. Qua đây, bạn cũng sẽ phần nào hiểu rõ hơn và thấy hành vi vi phạm dân sự cũng chẳng có gì khó hiểu đúng không nào.

Mong rằng bài viết của vieclam88.vn đã giúp bạn ghi nhớ vi phạm dân sự và gì và những trách nhiệm kèm theo những hành vi vi phạm. Đồng thời, bạn cũng sẽ phân biệt được đặc điểm của vi phạm dân sự với các loại hành vi vi phạm pháp luật khác trong cuộc sống để biết sử dụng luật tốt hơn, trở thành một công dân tốt.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: