Vĩ mô là gì? Phân biệt thế nào là kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-06-24 12:09:15

Trong kinh tế học, chắc hẳn các bạn không còn quá xa lạ với hai từ vi mô và vĩ mô là gì? Và chắc chắn bạn cũng biết rằng những tác động của những yếu tố vi vĩ này đến hoạt động kinh doanh phát triển của con người, cộng đồng và doanh nghiệp. Trong đó vĩ mô là thành tố khó để kiểm soát buộc chúng ta phải thích ứng nhạy bén với chúng.

1. Khái quát về vĩ mô và môi trường vĩ mô

Khi bàn luận về các vấn đề kinh tế trong và ngoài nước thì không thể bỏ qua hai từ vĩ mô. Vậy thì vĩ mô là gì? Môi trường vĩ mô gồm những thành phần nào và có quan trọng hay không?

Vĩ mô là từ dùng để mô phỏng bao quát tầm rộng lớn của sự vật hiện tượng được nhắc đến. Tùy theo cách hành văn của người sử dụng mà vĩ mô có thể đóng vai trò là danh từ hoặc tính từ.

Nếu vĩ mô theo nghĩa danh từ được hiểu rằng đây là quy mô lớn nhất, có tính bao quát. Cong với tính từ, thì vĩ mô ám chỉ phạm vi của nền kinh tế. Trái nghĩa với từ vĩ mô là vi mô.

Vĩ mô là gì?
Vĩ mô là gì?

Phụ thuộc vào từng ngành nghề lĩnh vực mà môi trường vĩ mô có thể khác nhau ít nhiều. Nếu trong Marketing, môi trường vĩ mô là toàn bộ tất cả những yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, có tác động đến hoạt động kinh doanh và Marketing của doanh nghiệp bao gồm nền kinh tế, văn hóa, xã hội, tự nhiên thì trong kinh tế học, môi trường vĩ mô được hiểu là hành vi, cấu trúc của nền kinh tế nói chung trên toàn thế giới, bao quát và rộng hơn.

Trong bài viết này sẽ đề cập đến môi trường vĩ mô trong kinh tế học. 

Xem thêm: Tiểu thương là gì? Những đặc điểm và những vai trò của tiểu thương

2. Nền kinh tế vĩ mô là gì? Kinh tế học vĩ mô là gì?

Trong tiếng anh kinh tế vĩ mô được gọi là Macroeconomics, đây là bộ môn khoa học nghiên cứu, phân tích, lựa chọn và quan tâm đến cấu trúc, hành vi, đặc điểm, môi trường của toàn bộ nền kinh tế.

Cùng với sự phát triển xã hội và nhận thức của con người ngày càng tăng lên thì nội dung khái niệm về nền kinh tế vĩ mô ngày càng được hiểu rộng hơn. Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động và vị trí thì người ta chia nền kinh tế ra làm hai thành phần: Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.

Nền kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế vĩ mô

Hai nội dung điển hình mà kinh tế học vĩ mô sẽ nghiên cứu đó là các yếu tố quyết định trong việc tăng trưởng kinh tế. Nội dung thứ hai là nguyên nhân, hệ quả của sự biến động ngắn của thu nhập quốc gia.

Cụ thể hơn, kinh tế học vĩ mô sẽ tiến hành nghiên cứu những vấn đề đang bao trùm lên nền kinh tế có thể kể đến như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tình trạng lạm phát, cân bằng tổng cung và tổng cầu, các chính sách trong nền kinh tế quốc dân, các chính sách thương mại quốc tế,... Tóm lại, kinh tế học vĩ mô sẽ nghiên cứu kinh tế như một thể thống nhất.

3. Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Như đã đề cập ở phần trên, xét theo mức độ ảnh hưởng và phạm vi tác động thì có thể chia làm hai thành phần là kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Trong nhiều trường hợp, các bạn mới bắt đầu học bộ môn nghiên cứu này rất dễ xảy ra tình trạng bị nhầm lẫn giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.

Về định nghĩa, kinh tế vĩ mô là bộ môn nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể trong khi kinh tế vi mô là hoạt động nghiên cứu hành vi của người dùng, hộ gia đình, những thành phần tham gia trong hoạt động của nền kinh tế và doanh nghiệp.

Về đối tượng nghiên cứu, nếu kinh tế vĩ mô nghiên phân tích các số liệu và biến số tổng hợp thì kinh tế vi mô sẽ phân tích số liệu và biến số của nền kinh tế và cá nhân.

Khác nhau về định nghĩa
Khác nhau về định nghĩa

Về ứng dụng thực tiễn, kinh tế vĩ mô sẽ được sử dụng ở những vấn đề bên ngoài, rộng lớn và bao quát thị trường còn kinh tế vi mô sẽ sử dụng để điều chỉnh các hoạt động xảy ra trong nội bộ.

Về mục tiêu nghiên cứu, trong khi nền kinh tế vĩ mô sẽ tập trung giải thích các mối liên hệ như thu nhập quốc gia, tiêu thụ, sản lượng, lạm phát, đầu tư, thất nghiệp,.. thì nền kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, về doanh nghiệp, cạnh tranh và độc quyền, thị trường và các yếu tố sản xuất. Ngoài ra còn nghiên cứu các thuận lợi và bất cập các chính sách của Chính phủ.

Về phạm vi nghiên cứu, kinh tế vĩ mô sẽ nghiên cứu về tổng sản phẩm, tăng trưởng, việc làm, lạm phát, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chu kỳ kinh tế và kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu về các lý luận cơ bản cũng như lý thuyết về hành vi, cấu trúc thị trường.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, bộ môn kinh tế học vĩ mô sẽ áp dụng phương pháp mô hình hóa. Mỗi hiện tượng trong kinh tế vĩ mô sẽ được đặt trong một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Còn đối với bộ môn kinh tế học vi mô, phương pháp nghiên cứu là phương pháp so sánh tĩnh, phương pháp phân tích cận biên,...

Ngoài ra, phương pháp mô hình hóa có thể áp dụng trong kinh tế học vi mô. Trong khi bộ môn kinh tế học vĩ mô chỉ có thể sử dụng một phương pháp nghiên cứu thì kinh tế học vi mô có thể áp dụng đa phương pháp nghiên cứu linh hoạt.

Về tầm quan trọng, kinh tế học vĩ mô vai trò ổn định mức giá chung và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp,... Còn kinh tế học vi mô có vai trò là dựa vào các yếu tố sản xuất để xác định mức giá thành của sản phẩm trên thị trường.

Những hạn chế nhất định
Những hạn chế nhất định

Về mặt hạn chế, đối với nền kinh tế vĩ mô khi áp dụng vào một cá nhân cụ thể là không đúng và không phù hợp dựa trên tổng thể. Đối với nền kinh tế vi mô thì thường dựa trên những giả định không thực tế, chỉ mang tính chất tương đối.

Có thể thấy, vi mô và vĩ mô là hai thái cực khác nhau, chúng có những điểm khác biệt rõ ràng mà mọi người đều có thể xác định và phân biệt được.

Xem thêm: Lợi nhuận kinh tế là gì? Lợi nhuận kinh tế được tính như thế nào?

4. Mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Mặc dù là hai thái cực khác nhau, nghiên cứu chủ thể vấn đề khác nhau nhưng giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô luôn có sự gắn kết chặt chẽ không thể tách rời.

Cụ thể, kết quả của nền kinh tế vĩ mô sẽ phụ thuộc bởi hoạt động của nền kinh tế vi mô. Có thể hiểu khái quát hơn là nền kinh tế quốc dân sẽ bị phụ thuộc bởi hành vi và sự phát triển của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động dưới nền kinh tế vĩ mô.

Ngược lại, kinh tế vĩ mô sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để kinh tế vi mô phát triển. Như vậy, nền kinh tế vĩ mô muốn phát triển thì phải dựa vào sự phát triển của doanh nghiệp. Biết được điều này thì những người quản lý nền kinh tế vĩ mô và những người hoạt động trong nền kinh tế vi mô phải có tương quan chặt chẽ, giúp đỡ nhau cùng xây dựng nền kinh tế vững mạnh.

Mối liên kết chặt chẽ
Mối liên kết chặt chẽ

Chung quy, kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô là hai anh em song sinh đi cùng với nhau trên mọi nẻo đường. Và song song với việc hiểu được kiến thức của vĩ mô thì bạn cũng cần có những thông tin về vi mô.

Với những nội dung về vĩ mô là gì, vieclam88.vn hy vọng bạn có được góc nhìn tổng quan nhất về chủ đề kinh tế này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: