Vendor là gì? Mối quan hệ của Vendor và doanh nghiệp

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2022-04-06 16:31:54

Có thể nói, đối với các doanh nghiệp dù cung cấp sản phẩm thương mại hay sản phẩm dịch vụ, chuỗi cung ứng đóng góp một phần vô cùng to lớn trong hoạt động vận hành nói chung và đảm bảo chất lượng trải nghiệm của khách hàng nói riêng. Một trong những thành phần không thể thiếu trong các chuỗi cung ứng là vendor. Vậy vendor là gì? Vendor giữ nhiệm vụ để doanh nghiệp hoạt động trơn tru nhất? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết của vieclam88.vn nhé.

1. Những thông tin về vendor

1.1. Định nghĩa vendor là gì?

Trong chuỗi cung ứng, đầu vào và đầu ra yếu tố vô cùng quan trọng và có thể quyết định trực tiếp đến các yếu tố khác như sản xuất hay phân phối đến người tiêu dùng về sau này. Định nghĩa vendor được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc nhìn của các bên trong chuỗi cung ứng.

Vendor là bên cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp đến khách hàng
Vendor là bên cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp đến khách hàng

Tuy nhiên, về cơ bản vendor được hiểu là đơn vị cung cấp hàng hóa cho đối tượng khách hàng cuối cùng. Ngoài ra, cũng có nhiều định nghĩa cho rằng vendor là nhà thu mua hàng hóa cho công ty sản xuất. Trong nhiều trường hợp, vendor có thể giữ cả hai vai trò trên. Vendor cũng có thể là người bán hàng cá nhân cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Với những doanh nghiệp đã xây dựng được chuỗi cung ứng chuyên nghiệp, vendor đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ sau này. 

Có rất nhiều loại vendor, từ B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) đến B2C (doanh nghiệp tới khách hàng cá nhân). Vendor không bắt buộc phải là doanh nghiệp mà cũng có thể là cá nhân, cá thể riêng biệt. 

1.2. Tầm quan trọng của vendor đối với các hoạt động của doanh nghiệp 

Như đã đề cập trong phần mở đầu của bài viết, vendor có vai trò rất quan trọng. Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại hay sản xuất sẽ phải có rất nhiều đối tác và tiến hành làm việc với nhiều vendor. Song hành với đó, một vendor cũng có thể mua hàng hoặc làm việc với nhiều doanh nghiệp để kinh doanh cho các khách hàng cuối cùng. 

Vendor là mắt xích kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng
Vendor là mắt xích kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng

Về cơ bản, xung quanh chúng ta có rất nhiều vendor mà bạn chưa chú ý. Ví dụ như các siêu thị cũng được coi là vendor khi họ thu mua, nhập rất nhiều sản phẩm để người tiêu dùng sử dụng. Vendor là mắt xích trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. 

Để khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được phản hồi của thị trường thì kết hợp với các vendor là vô cùng cần thiết. Ví dụ như doanh nghiệp đang có đợt khuyến mãi cho mặt hàng A để xúc tiến bán, nếu như có sự kết hợp của siêu thị (trang trí khu vực bày bán sản phẩm, đặt biển báo giảm giá…) thì doanh nghiệp có thể có doanh số cao hơn. 

Vendor cũng hỗ trợ các khách hàng rất nhiều trong quá trình tiếp cận sản phẩm, dịch vụ họ yêu thích. Vendor mua đi bán lại sản phẩm nhưng sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất và khách hàng gần gũi hơn, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. 

2. Các đặc điểm của vendor 

2.1. Phân biệt vendor và các thành tố khác trong chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chuỗi cung ứng sẽ phức tạp và có nhiều thành tố hơn để đảm bảo các công việc, hoạt động được thực hiện trơn tru nhất. Song hành với vendor, có 2 thành tố thường dễ bị nhầm lẫn là supplier và seller. Vậy vendor khác hai thành tố này ra sao, hãy đọc phần dưới đây để tránh nhầm lẫn nhé. 

2.1.1. Phân biệt vendor với supplier

Đầu tiên, định nghĩa của supplier là nhà cung cấp. Đây là đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tức là để có một sản phẩm đến tay người tiêu dùng, supplier đóng vai trò đầu tiên để doanh nghiệp thực hiện được hoạt động sản xuất đó. Đây là mắt xích đầu tiên trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. 

Supplier cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp
Supplier cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp

Vendor có thể coi là đại lý thu mua các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất và bán lại cho những người tiêu dùng cuối cùng. Có rất nhiều trường hợp, nhiều mặt hàng mà các sản phẩm phải có một đại lý trung gian được ủy quyền mới có thể đến tay người tiêu dùng.

Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bếp điện sẽ nhập nguyên vật liệu từ các supplier cung cấp các loại vỏ lắp ráp, hệ thống động cơ điện trong bếp, bao bì đóng gói. Họ sẽ phân phối sản phẩm bếp điện cho đại lý của chính công ty, đại lý ủy quyền, các siêu thị điện máy để sản phẩm bếp điện đến tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Những đại lý này sẽ được coi là các vendor.  

2.1.2. Phân biệt vendor với seller

Nếu đứng từ góc nhìn của người mua - khách hàng cuối cùng mua và sử dụng sản phẩm thì sẽ thấy vendor khá tương tự với seller. Nhưng trên thực tế quy mô của vendor và seller khác nhau. Vendor có thể hoạt động B2B, B2C nhưng seller sẽ chỉ hoạt động ở một phạm vi nhỏ hơn và cũng không chuyên nghiệp, nhiều quy trình như vendor. 

Seller thường có quy mô nhỏ hơn vendor
Seller thường có quy mô nhỏ hơn vendor

Có thể hiểu, nếu như vendor mua sản phẩm từ doanh nghiệp và bán lại cho người tiêu dùng thì seller sẽ mua sản phẩm từ các nhà phân phối khác để bán lại cho người tiêu dùng. Nếu như vendor là hệ thống siêu thị thì seller là các tiệm tạp hóa nhỏ. 

Ngoài ra, tại một số doanh nghiệp vendor sẽ kinh doanh các mặt hàng do chính họ sản xuất. Còn với seller họ chỉ thực hiện duy nhất hoạt động bán. 

2.2. Điều cần chú ý khi làm việc với các vendor

Các vendor như chuỗi siêu thị, trung tâm mua sắm… chú trọng nhiều nhất đến xu hướng mua, nhu cầu sử dụng của khách hàng nên các sản phẩm họ nhập về thường sẽ là các mặt hàng trọng yếu, có tính sử dụng cao. Thêm vào đó, họ sẽ muốn làm việc với những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có thời hạn sử dụng cao, ít hư hỏng. 

Vendor dựa vào nhu cầu người tiêu dùng để chọn doanh nghiệp
Vendor dựa vào nhu cầu người tiêu dùng để chọn doanh nghiệp

Doanh nghiệp mới gia nhập thị trường càng cần phải phủ sóng sản phẩm thông qua các vendor để mở rộng được tập khách hàng và thị trường kinh doanh sản phẩm đó. Nếu như doanh nghiệp ký kết làm việc được với những Vendor có độ phủ sóng lớn, xuất hiện tại nhiều tỉnh thành thì sẽ dễ dàng làm quen với khách hàng hơn. 

Có rất nhiều hoạt động truyền thông thương hiệu mà doanh nghiệp có thể làm để thu hút hoặc tìm kiếm các vendor. Ví dụ: tham gia các hội chợ thương mại, mở các triển lãm giới thiệu sản phẩm, làm việc và đề nghị mở quầy ăn thử để nhận đánh giá từ khách hàng về sản phẩm. 

Vendor có độ phủ sóng cao sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dễ hơn
Vendor có độ phủ sóng cao sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dễ hơn

Về mặt bản chất, các vendor thường làm việc độc lập như một doanh nghiệp. Họ cũng có bộ phận chịu trách nhiệm thu mua, ký kết các hợp đồng kinh doanh. Chính vì vậy, nếu như hiểu về các quy tắc và yêu cầu của các vendor khi làm việc, quá trình xúc tiến hợp đồng của bạn sẽ nhanh và chuyên nghiệp hơn. 

Có thể nói, chuỗi cung ứng hiện đại yêu cầu và đòi hỏi những ai muốn gia nhập ngành phải có kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về các yếu tố trong đó. Mong rằng vieclam88.vn đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Vendor là gì?” và hỗ trợ bạn có thêm thông tin phục vụ công việc. Nếu bạn quan tâm đến những chủ đề liên quan, hãy theo dõi trang blog của chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn khác nhé. Hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết tiếp theo.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: