1. Vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo ít nhất hai phương thức khác nhau như: đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không. Bên vận chuyển có trách nhiệm với hàng hóa tròng toàn bộ quá trình vận chuyển dù có thay đổi nhiều phương thức vận chuyển khác nhau.
Hầu như các mặt hàng trao đổi giữa quốc gia này sang quốc gia khác cần đến vận tải đa phương thức hay vận tải liên hợp, là dùng kết hợp 2 hay nhiều loại vận tải di chuyển gói hàng đến địa điểm chỉ định.
Các phương thức vận tải hiện nay: đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt và cả đường ống dành cho hàng hóa dạng lỏng, khí. Vận tải đa phương thức kết hợp các hình thức này lại thành một chuỗi hoạt động liên tục rút ngắn quá trình giao hàng lại.

Công ty cung cấp dịch vụ vận tải này được coi là bên thứ 3 trong việc mua bán giữa 2 tổ chức tại hai khu vực xa nhau. Bên thứ 3 phải chịu trách nhiệm về độ an toàn của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển theo hợp đồng đã ký kết với 2 bên.
Doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ vận tải tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Nhà nước:
- Giấy chứng nhận kinh doanh phải đăng ký ngành nghề vận tải đa phương thức quốc tế mới được thực hiện dịch vụ
- Có tài sản đảm bảo duy trì được trong suốt quá trình vận tải được quy đổi thành loại tiền quốc tế chung.
- Có đầy đủ giáy phép kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực vận tải
- Luôn cần bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải hoặc giá trị bảo lãnh ở mức tương đương để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ này.
Sau này, do ngành vận tải này phát triển mạnh, đã có thêm nhiều luật mới quy định bổ sung cho ngành này ví dụ như: Xác nhận tài sản của doanh nghiệp hay chứng thực đăng ký kinh doanh ngành nghề này.
Như vậy kinh doanh về mặt vận tải đa phương thức cần có nhiều giấy tờ, văn bản quan trọng, phát sinh nhu cầu giải quyết các thủ tục liên quan. Đó là trách nhiệm của người làm logistics – ngành nghề đang được phát triển tại Việt Nam.
Đọc thêm: Nhân viên điều phối vận tải và một số thông tin hữu ích
2. Một số loại hình vận tải đa phương thức hiện nay
Trong 5 loại hình vận chuyển hàng không, sắt, bộ, thủy, ống thì doanh nghiệp về vận tải thường kết hợp những loại hình nào, đặc điểm nổi bật của các loại hình này ra sao?
2.1. Hình thức vận chuyển đường bộ và đường sắt
- Đây là hình thức phổ biến nhất trong nước ta, với hệ thống đường sắt trải dài từ bắc vào nam hoạt động thường xuyên.

- Đầu tiên người gửi hàng sẽ đóng gói sản phẩm của mình, chở mặt hàng đến nhà ga tàu hỏa bằng ô tô đường bộ. Sau đó, đưa hàng hóa lên tàu di chuyển đến nơi cần giao, tiếp tục sử dụng xe ô tô hay xe máy vận chuyển đến cho người nhận.
- Hình thức này đảm bảo được thời gian gửi hàng ngắn, chi phí vận chuyển hợp lý.
Xem thêm: Ngành Kinh tế vận tải ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
2.2. Hình thức vận chuyển bằng đường hàng không kết hợp với đường bộ
- Cũng giống với hình thức đường sắt + đường bộ, các xe ô tô đóng vai trò chuyển hàng hóa từ đầu người bán hàng đến sân bay và từ sân bay về địa điểm cần giao.
- Đường hàng không sử dụng máy bay để vận chuyển giúp hàng được gửi đi cực kì nhanh đến tay người nhận.
- Tiền để thuê loại hình này đắt hơn so với đi đường sắt. Nếu là hàng cần gửi đi gấp, đòi hỏi phượng tiện đường bộ cũng cần chuyển nhanh, chi phí sẽ tăng lên rất nhiều dựa trên nhu cầu của khách hàng.
- Chở bằng đường hàng không đảm bảo an toàn hơn đường sắt vì ít phải dừng tại nhiều trạm ga như tàu hỏa.
2.3. Hình thức vận chuyển đường thủy + đường hàng không
- Phương thức này hay được sử dụng dành cho hàng hóa lưu chuyển sang các nước khác. Đi bằng tàu biển có thể di chuyển được dài ngày, đi được xa hơn so với máy bay.
- Các doanh nghiệp cần sử dụng đến dịch vụ sẽ tự tập hợp hàng hóa tại cảng biển nơi xuất phát. Sau khi tàu cập cảng bên kia, sẽ có máy bay từ điểm này, chuyển các mặt hàng này đến nơi cần đến.

- Máy bay có ưu điểm di chuyển nhanh chóng nhưng cần đáp lại tại các sân bay trung gian để cấp thêm các nguồn nhiên liệu cần thiết cho chuyến bay. Chi phí để di chuyển bằng máy bay cũng đắt hơn so với phương tiện khác. Cho nên kết hợp với đường thủy vừa tiết kiệm tiền hơn vừa an toàn hơn vì di chuyển liên tục.
- Hình thức này vẫn đảm bảo được thời gian mang hàng hóa đến tay người nhận kịp thời, tăng thêm giá trị thời vụ cho sản phẩm.
Xem thêm: Danh sách việc làm nhân viên điều phối vận tải thu nhập hấp dẫn
2.4. Hình thức vận tải thủy nội địa kết với đường bộ
- Hình thức này có sự góp mặt của ô tô chuyên dùng, tàu thủy và có cả máy bay. Giống với hình thức Air-Sea, hàng hóa được đi chuyển quãng đường dài nhờ đường thủy và đường hàng không.
- Hoạt động vận chuyển của ô tô làm tăng tính linh hoạt trong quá trình làm việc này. Xe ô tô thực hiện vận chuyển từ công ty đến đầu cảng cần gửi và đi từ cảng hoặc các sân bay cập bến đến người mua hàng

- Hình thức này phù hợp với các mặt hàng cần sự phân phối đi nhiều nơi. Thuận tiện cho việc di chuyển và thời gian thực hiện nhanh chóng. Đồng nghĩa với kinh phí bỏ ra cũng cao hơn thường lệ.
2.5. Hình thức kếp hợp nhiều loại hình di chuyển
- Phương thức này có đầy đủ các hình thức tham gia vào quá trình vận chuyển. Từ đường bộ, đường sắt và cả đường thủy và đường hàng không.

- Hàng hóa thông qua các phương tiện tàu hỏa, ô tô đi chuyển đến cảng biển. Tàu thủy mang những hàng hóa này đến cảng nội địa quốc gia cần đến. Từ đây dùng các loại hình đi chuyển phù hợp đưa sản phẩm đi khắp nơi.
- Loại hình này thường dành cho các hàng hóa có khối lượng lớn không yêu cầu về thời gian giao hàng. Và yêu cầu chi phí thực hiện rẻ nhất có thể.
Xem thêm: Danh sách việc làm giao thông vận tải - thủy lợi - cầu đường
3. Đặc điểm lợi ích đem lại của vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức kết hợp nhiều dạng vận chuyển với nhau với mục đích rút ngắn thời gian và đảm bảo an toàn cho công ty sản xuất đến tận tay người mua.
- Việc di chuyển xa với cách chỉ 1 cách vận chuyển, người bán sẽ phải quan tâm nhiều đến hàng hóa của mình. Theo dõi sát sao từng khâu giao hàng, vận chuyển để có thể mang đến chất lượng tốt cho khách hàng.
Sự ra đời của VTĐPT, các dịch vụ chuyên vận tải có hiểu biết về luật pháp, giúp khâu xử lý giấy tờ của bên mua dễ dàng hơn, đảm bảo được tính an toàn cần thiết cho sản phẩm
- Mở rộng thị trường phân phối hàng hóa cho người sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi có được nơi chuyển hàng chuyên nghiệp, bổ sung thêm nhiều thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm, các nơi chuyển sản xuất có cơ hội mở rộng quy mô cho mình.

- Động lực để tham gia vào thương mại quốc tế. Khi có bên thứ 3 giải quyết các vấn đề pháp lý và an toàn về mặt xuất khẩu, các công ty yên tâm hơn và tìm kiếm đến việc xuất khẩu sang các nước khác.
- Chất lượng dịch vụ ngành càng tăng. Nhu cầu thực hiện vận chuyển càng lớn, sẽ nảy sinh tính cạnh tranh trong ngành vận tải. Để thu hút được khách sử dụng dịch vụ của mình, các doanh nghiệp vận chuyển phải có nhiều tính năng làm tăng sự uy tín của mình hơn.
- Góp phần giúp chính phủ kiểm soát các loại hàng hóa. Nếu các bên mua phải thông qua VTĐPT để giao hàng của mình, doanh nghiệp vận tải có thể cung cấp thông tin cho Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật được áp dụng.
Tóm lại, áp dụng 2 hình thức vận chuyển hàng hóa trở lên là câu trả lời cho thắc mắc chúng ta đang bàn bạc: vận tải đa phương thức là gì? Các loại hình vận tải này có nhiều ưu điểm cần được phát triển hơn trong tương lai.
Tham gia bình luận ngay!