Văn hóa giao thông là gì? Làm thế nào để phổ biến văn hóa giao thông

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-06-24 15:20:57

Cuộc sống con người ngày càng phát triển đòi hỏi việc di chuyển không ngừng và cùng với đó là việc tham gia giao thông. Nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng kéo theo những đòi hỏi về một văn hóa giao thông đúng mực để đảm bảo an toàn cũng như hình ảnh tham gia giao thông. Vậy văn hóa giao thông là gì và đóng vai trò gì trong việc bảo vệ con người cũng như xã hội. Hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu về văn hóa giao thông qua bài viết sau đây.

1. Định nghĩa về văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông từ lâu đã được Nhà nước chú trọng và phát triển nhằm tạo ra một môi trường giao thông an toàn, văn minh. Các em học sinh ngay từ khi còn nhỏ đã được giáo dục về văn hóa giao thông một cách vô cùng cẩn thận. 

Định nghĩa về văn hóa giao thông
Định nghĩa về văn hóa giao thông

Vậy văn hóa giao thông là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản nhất văn hóa giao thông là ý thức chấp hành đúng, thái độ ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông. Việc thể hiện văn hóa cũng góp phần thể hiện trình độ phát triển của đất nước và con người trong cuộc sống.

Trong quá trình thể hiện văn hóa giao thông, tính tự giác cần được đặt lên hàng đầu để mỗi người đều có thể tự động tuân thủ những quy định của pháp luật cũng như tôn trọng những người xung quanh. Như thế, người tham gia giao thông sẽ ý thức được hành động của mình, đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người xung quanh, có tinh thần giúp đỡ những người bị thương khi tham gia giao thông.

Xem thêm: GPXL là gì? Tổng hợp các loại giấy phép lái xe ở Việt Nam

2. Tại sao văn hóa giao thông lại cần thiết đối với xã hội?

Vậy văn hóa giao thông đóng vai trò gì trong cuộc sống và sự phát triển của xã hội? Vai trò của văn hóa giao thông thể hiện một cách rất sâu rộng trong thực tiễn phát triển của thời đại cũng như trong cách ứng xử của mỗi con người.

Tại sao văn hóa giao thông lại cần thiết đối với xã hội?
Tại sao văn hóa giao thông lại cần thiết đối với xã hội?

Cụ thể hơn, văn hóa giao thông là nền tảng của một nền giao thông văn minh và tiến bộ. Con người khi tham gia giao thông không phải chỉ là một mình một con đường, trên con đường lưu thông ấy còn rất nhiều những cá nhân khác. Tạo ra một văn hóa giao thông tốt đẹp sẽ góp phần vào việc tạo ra một môi trường giao thông thân thiện, hòa đồng. Mọi người tham gia giao thông có thể cư xử tốt với nhau, tránh những trường hợp xung đột đáng tiếc.

Thêm vào đó, văn hóa giao thông cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng giao thông, giảm các tai nạn cũng như hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông. Từ lâu, bài toán tai nạn và ùn tắc đã là một trong những vấn đề vô cùng nan giải của các thành phố. Nhà nước ta luôn kêu gọi mỗi người dân hãy chấp hành đúng văn hóa giao thông, không chen lấn, không vi phạm các quy định. Chỉ một cá nhân không chấp hành quy định cũng có thể dẫn đến hậu quả cho nhiều người trong giao thông. Chính vì vậy, khi mọi người cùng tạo nên một văn hóa chung, và biết tôn trọng những người xung quanh, là chìa khóa để giải quyết các vấn đề tiêu cực còn xảy ra hiện nay.

3. Những biểu hiện của việc chấp hành văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông có ý nghĩa to lớn với đời sống con người, vậy làm thế nào để có thể thấy liệu bạn đang chấp hành đúng văn hóa giao thông để có thể sửa đổi khi có sai sót? Dưới đây là một số những biểu hiện để xác định việc chấp hành văn hóa giao thông.

Biểu hiện của chấp hành văn hóa giao thông
Biểu hiện của chấp hành văn hóa giao thông

- Nghiêm túc chấp hành luật lệ, người và chỉ dẫn giao thông: Mỗi đất nước sẽ có các quy định khác nhau về luật an toàn giao thông. Những quy định này đặt ra để có thể điều tiết, chỉ dẫn những người tham gia giao thông một cách an toàn nhất. Hãy có ý thức chấp hành những quy định, chỉ dẫn giao thông này trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không phải chỉ thực hiện để đối phó khi có người giám sát. Một số quy định có thể kể đến như đội mũ bảo hiểm, không sử dụng chất kích thích là những quy định cơ bản nhưng thường bị phớt lờ khi không có người giám sát trong quá trình tham gia giao thông.

- Có thái độ hợp tác với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra sự cố giao thông: Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, người đi đường cần tự giác, giúp đỡ những người bị nạn cũng như giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền phong tỏa hiện trường nếu cần thiết. Những hành vi trên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đảm bảo an toàn cũng như quyền lợi của người bị tai nạn.

Biểu hiện của chấp hành văn hóa giao thông
Biểu hiện của chấp hành văn hóa giao thông

- Có trách nhiệm phản ánh, lên án các hành vi tiêu cực trong giao thông: Một số cá nhân khi chứng kiến các hành vi tiêu cực trong giao thông tỏ ra thờ ơ, vô cảm vì không muốn gặp phiền phức. Tuy nhiên, chính điều này cũng tiếp tay cho những sai phạm càng ngày càng lan rộng. Nếu phát hiện những sai phạm, mọi người cần lên án hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để chấm dứt những sai phạm đó. Chấm dứt sớm sai phạm góp phần hạn chế những hậu quả đáng tiếc của tai nạn giao thông.

Xem thêm: Những câu hỏi tình huống về an toàn giao thông bạn nên biết

4. Phổ biến văn hóa giao thông tại Việt Nam

Thực trạng giao thông hiện nay tại Việt Nam tồn tại rất nhiều vấn đề lớn. Mặc dù nhà nước đã nỗ lực trong việc giảm thiểu những vấn đề ấy nhưng sự thiếu văn hóa trong giao thông vẫn còn tồn tại gây nên những ảnh hưởng như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, không chấp hành quy định giao thông. Ba vấn đề lớn nhất hiện nay đó chính là ý thức của người tham gia giao thông còn kém; cơ sở hạ tầng xuống cấp; và thiếu hiểu biết về luật giao thông.

Phổ biến văn hóa giao thông tại Việt Nam
Phổ biến văn hóa giao thông tại Việt Nam

Hai trong số ba vấn đề lớn về giao thông ở Việt Nam hoàn toàn có thể giải quyết bằng việc nâng cao ý thức của người dân về văn hóa giao thông. Vậy phải làm thế nào để thực hiện việc phổ biến văn hóa giao thông đến người dân được hiệu quả? Đây là một số gợi ý cho mỗi người chúng ta trong việc lan tỏa văn hóa giao thông:

- Xây dựng văn hóa cho bản thân và gia đình: gia đình là nền tảng của xã hội, mỗi người trong gia đình ý thức được về văn hóa giao thông sẽ giúp cải thiện tình trạng ấy. Hãy tìm hiểu, tích lũy kiến thức về văn hóa giao thông cho bản thân từ đó lan tỏa đến gia đình và xã hội.

- Tuyên truyền cho thế hệ trẻ về văn hóa giao thông: Điều này đã được nhà nước thực hiện trong nhà trường rất lâu. Tuy nhiên, cần áp dụng thêm những thực tiễn để trẻ có thể hình dung cũng như tự phát triển văn hóa cho bản thân.

Tuyên truyền cho thế hệ trẻ về văn hóa giao thông
Tuyên truyền cho thế hệ trẻ về văn hóa giao thông

- Xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm an toàn giao thông công cộng: vi phạm an toàn giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn cho cả những người khác trong quá trình tham gia giao thông. Xử lý nghiêm, răn đe đúng mực các đối tượng vi phạm sẽ hạn chế việc tái phạm cũng như làm gương cho người dân để chấp hành.

- Quy hoạch có hiệu quả các tuyến đường cũng như giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng lề đường: Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và mất an toàn giao thông hiện nay. Giải quyết hiệu quả, hợp lý, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân sẽ tạo điều kiện phát triển cho giao thông Việt Nam.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về văn hóa giao thông và tính cần thiết của nó đối với đời sống của từng người dân hiện nay. Qua bài viết trên, vieclam88.vn mong rằng các bạn đã ý thức được văn hóa giao thông là gì và biết cách chấp thành văn hóa giao thông để cải thiện đời sống.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: