Văn hóa công sở là gì? Cách hòa nhập trong môi trường công sở?

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-05-13 17:35:36

Có lẽ không ai trong chúng ta còn lạ lẫm với nghề công sở, một nghề nghiệp phổ biến trong thời đại ngày nay. Nhìn chung, công sở để chỉ những người làm việc trong giờ hành chính và thường xuyên làm việc, tiếp xúc với máy tính. Do tính chất công việc cũng như môi trường làm việc, có rất nhiều câu chuyện  xoay quanh vấn đề công sở, mà tiêu biểu là chuyện văn hóa công sở. Những câu chuyện thuộc mọi vấn đề như “Anh kia cặp với chị này”, “Cô A ăn mặc thế nay”,…đều sẽ trở thành những chủ đề được bàn luận nơi công sở.Vậy văn hóa công sở là gì? Làm thế nào để hòa nhập trong môi trường công sở?

1. Văn hóa công sở là gì?

Khái niệm về văn hóa công sở vẫn chưa được hoàn thiện một cách thống nhất. Tuy nhiên, nhắc đến văn hóa công sở, chúng ta thường nghĩ ngay tới các khía cạnh như trang phục, cách thức giao tiếp, ứng xử giữa các nhân viên trong cùng một bộ phận, cơ quan, công ty với nhau.

Nói tới văn hóa công sở chúng ta có thể hình dung chính là kết quả của cách thức mà chúng ta lựa chọn để giao tiếp, ứng xử với mọi người trong cùng một tổ chức với nhau. Cách giao tiếp ứng xử đó cần phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục. Bởi nó không chỉ thể hiện một nền văn hóa của công ty, cơ quan mà nó còn ảnh hưởng tới những đồng nghiệp khác cũng như kết quả làm việc vì chúng ta cần tiếp xúc với nhau cả một ngày dài.

Văn hóa công sở là gì?
Văn hóa công sở là gì?

Văn hóa công sở là sự cộng hưởng giữa văn hóa tập thể và văn hóa cá nhân. Từ cách thức ứng xử, tác phong, nề nếp của bản thân kết hợp với môi trường xung quanh qua một thời gian nhất định sẽ tạo nên văn hóa công sở của cơ quan, tổ chức đó. Vì vậy, cần xây dựng một văn hóa công sở lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người cùng phấn đấu để xây dựng những giá trị tốt đẹp cũng như khẳng định thương hiệu của văn hóa công sở.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại nhất!

2. Các giá trị văn hóa trong công sở

Trong công sở bao gồm rất nhiều giá trị văn hóa. Nhưng nhìn chung, ta có thể thấy các giá trị văn hóa tiêu biểu được thể hiện rõ rệt trong môi trường công sở. Từ những mối quan hệ có giá trị văn hóa đó sẽ tạo nên nền văn hóa công sở của một tổ chức, cơ quan nhất định. Hay nói cách khác, những giá trị văn hóa đó là tiền đề văn hóa công sở của cả một tập thể sau này. Những giá trị văn hóa trong công sở tiêu biểu là:

2.1. Giá trị văn hóa giữa cấp trên và cấp dưới

Cấp trên thường là những người đứng đầu trong một nhóm, tập thể, phòng ban hay một công ty nhất định. Vì là người đứng đầu, dẫn dắt một nhóm người nên bản thân họ cần phải có nề nếp, thái độ làm việc, cách hành xử và giao tiếp đúng mực để làm gương cho nhân viên của mình. Cụ thể:

-  Những quyết định hay chỉ thị của cấp trên cần phải chính xác và mang tính khách quan. Thu hút được nhân viên và tập trung đủ nguồn nhân lực mà mình cần. Biết đánh giá, nhìn nhận năng lực của cấp dưới một cách chính xác, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát huy sở trường của bản thân, từ đó các giá trị cá nhân sẽ được phát huy, góp phần tạo nên văn hóa công sở lành mạnh.

-  Luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới và cần tôn trọng họ cũng như những ý kiến của họ. Không nên độc đoán, bác bỏ, trù dập những ý kiến trái chiều. Cần có thái độ khách quan, không thiên vị, công bằng với tất cả nhân viên. Biết trọng dụng nhân tài nhưng không sử dụng người một cách tùy tiện.

- Biết sử dụng nguồn nhân lực mình đang có và nhượng quyền, phân công công việc một cách hợp lý, đảm bảo được phong cách giao tiếp.

Tiếng nói hay chỉ thị của cấp trên rất quan trọng, nó có sức mạnh to lớn đến mọi vấn đề của tập thể hay cơ quan, công ty. Vì thế cần tránh sai sót trong việc đưa ra quyết định và trong lời nói của mình.

2.2. Giá trị văn hóa giữa cấp dưới với cấp trên

- Luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, không nhận thì thôi nhưng đã nhận cần có trách nhiệm với công việc của mình. Tác phong, nề nếp làm việc cần nghiêm túc  thực hiện, chỉn chu trong công việc.

- Được quyền nêu lên ý kiến cá nhân, trình bày với cấp trên. Có thái độ nhã nhặn, không xu nịnh, luôn có ý thức phấn đấu và phát triển bản thân. Tự do phát triển, vươn lên trong công việc vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của cấp dưới đối với cấp trên.

văn hóa công sở là gì
Văn hóa giữa cấp trên và cấp dưới

- Có thể tự chọn lựa công việc cho mình ở các vị trí thích hợp là một giá trị của văn hóa công sở. Tuy nhiên, tùy theo cơ cấu tổ chức của mỗi cơ quan, công ty thì nhân viên cần có sự phối hợp theo sắp xếp của cấp trên và có tinh thần tự giác, học tập và rèn luyện bản thân.

2.3. Giá trị văn hóa giữa các thành viên trong công sở

- Cùng là nhân viên với nhau, có mối quan hệ bình đẳng, các thành viên trong công sở cần biết đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách” cũng là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó cũng chính là điều tạo nên một văn hóa công sở tốt đẹp.

- Trong thời đại ngày nay, những hành vi ứng xử xấu trong công sở có rất nhiều và vẫn tồn tại như: ma cũ bắt nạt ma mới, những người không có thực lực nhưng hay ganh ghét trong công việc với người có thực lực,… Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp từ thời xa xưa cần phải được duy trì, chỉ có vậy thì văn hóa công sở mới trở nên sạch hơn, lành mạnh hơn.

Giá trị văn hóa giữa các thành viên trong công sở
Giá trị văn hóa giữa các thành viên trong công sở

Cần có sự đoàn kết, tương thân tương ái thì chúng ta mới có thể xây dựng một tập thể vững mạnh.

2.4. Tôn trọng và tự trọng là giá trị văn hóa lớn nhất trong công sở

- Tôn trọng là thái độ cần và có của mỗi cá nhân trong cuộc sống cộng đồng. Chúng ta tồn tại và hoạt động trong một tập thể, vì vậy cần phải biết tôn trọng người khác, tôn trọng cấp trên, tôn trọng đồng nghiệp. Biết nhìn nhận thành quả công việc của những người khác để từ đó trở thành động lực cho chính bản thân mình phấn đấu. Một khi bạn biết tôn trọng người khác thì mọi người cũng sẽ tôn trọng bạn.

Từ xa xưa, con người đã sống trong một tập thể, khó có cá nhân nào có thể tồn tại một cách độc lập. Vì vậy, việc tôn trọng là điều thiết yếu với mỗi chúng ta trong thời đại ngày nay. Chúng ta tôn trọng những giá trị tốt đẹp mà họ mang lại để biến nó thành động lực cho mình phát triển. Đồng thời cũng cần phải biết bài trừ những hành vi xấu để bản thân không mắc phải.

Tôn trọng và tự trọng
Tôn trọng và tự trọng

-  Con người là loài động vật thông minh, vì thế có khả năng làm chủ tri thức. Tuy nhiên không thể vì thế mà trở nên kiêu căng ngạo mạn. Sống trong một tập thể, cần phải biết tự trọng, tự trong để biết mình là ai và mình cần gì. Chỉ khi biết được bản thân đang ở vị trí nào thì ta mới có thể biết được mình cần phải làm gì tiếp theo để hoàn thiện bản thân và phát triển năng lực cũng như nhân cách.

Môi trường công sở có rất nhiều vấn đề, và ở nó cũng có rất nhiều giá trị văn hóa, có thể nói là nó giúp chúng ta nhận biết được cái đẹp trong hành vi, ứng xử, tác phong nề nếp và cần phải bài trừ những hành vi xấu, làm nguy hại đến văn hóa tập thể nơi công cộng. Mỗi cá nhân sẽ có trạng thái và hiệu suất làm việc tốt hơn nếu họ được tiếp nhận và vận dụng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày. Giống như khi bạn trồng một cái cây cũng vậy. Nếu mỗi ngày bạn nói với nó những điều tốt đẹp thì nó sẽ phát triển khỏe mạnh và ngược lại, nếu bạn không quan tâm và chỉ nói những lời xấu xí thì cái cây sẽ héo mòn và chết đi.

Những hành động đẹp, những lời nói mang lại động lực, niềm tin của mỗi cá nhân trong công sở sẽ dần dần hình thành nên một văn hóa công sở lành mạnh, một tập thể vững chắc. Vì vậy, ngay cả cấp trên hay cấp dưới, giữa các nhân viên với nhau cần có nhận thức đúng đắn về văn hóa ứng xử và nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, phấn đấu vì mục tiêu chung của cơ quan.

Xem thêm: Ngày đầu tiên đi làm bạn nên làm những gì để suôn sẻ? Click để tham khảo ngay những chia sẻ hữu ích nhất.

3. Làm sao để hòa nhập trong môi trường công sở

Khi bước chân vào môi trường công sở, việc đầu tiên bạn cần làm chính là tự tin vào bản thân mình. Hãy tự nhủ rằng mình làm được, mình chắc chắn sẽ làm được và làm thật tốt. Thái độ tự tin sẽ giúp bạn có một trạng thái tâm lí tốt nhất khi mới bước chân vào môi trường công sở. Và nên nhớ tự tin ở mức vừa phải, không nên tự tin một cách quá mức rằng mình tài giỏi hơn người khác,… Bạn nên biết là núi cao sẽ có núi cao hơn.

Nhìn chung, để hòa nhập trong môi trường công sở bạn cần có kiến thức tốt, và biết nhận thức những giá trị tốt đẹp, không học tập những điều xấu. Văn hóa công sở là sự tổng hợp của các hành vi mỗi cá nhân trong một tập thể tạo nên, vì thế bạn cần biết trao những giá trị tốt đẹp của mình tới mọi người để lan tỏa những giá trị chân, thiện, mỹ. Các giá trị sẽ điều phối suy nghĩ, hành vi vì vậy, những giá trị đẹp sẽ tạo nên những hành động đẹp.

hòa nhập môi trường công sở
hòa nhập môi trường công sở

Giá trị văn hóa công sở chứa đựng bản chất nhân văn, nhân ái vì vậy việc hiểu rõ về văn hóa công sở  và giá trị của văn hóa công sở, niềm tin vào văn hóa công sở mà cơ quan, công ty mình theo đuổi là điều quan trọng đối với mỗi cá nhân trong một tập thể, mà kể đến đầu tiên chính là cấp trên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã phát biểu: “Niềm tin đó thường chỉ có được khi chúng ta thực hành nêu gương, bắt đầu từ cấp trên làm trước, cấp dưới làm sao, lãnh đạo làm gương, nhân viên soi vào. Nếu gương mà bẩn thì mặt người soi nhìn cũng không hay ho gì”.

Qua bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu hơn về văn hóa công sở ở nước ta. Timviec365.com.vn hy vọng đã giải đáp phần nào được thắc mắc “Văn hóa công sở là gì?” của bạn đọc. Từ đó, giúp độc giả hiểu hơn về đặc trưng của nhân viên công viên công sở để có thể trang bị cho mình hành trang tốt nhất khi bước chân vào một môi trường làm việc mới. Timviec365.com.vn là một website chuyên giải đáp các vấn đề về nghề nghiệp, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dự định nghề nghiệp trong tương lai.

Chúc các độc giả luôn vui vẻ và thành công

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: