Tư cách pháp nhân là gì? Những điều cần biết chi tiết nhất

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-06-24 15:55:56

Đã là một doanh nhân hay là làm việc trong nghề luật bạn đã quá quen thuộc với cụm từ “Tư cách pháp nhân”. Nhưng có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rốt cuộc tư cách pháp nhân là gì? Nó có vai trò thế nào? Hôm nay chúng tôi sẽ giải quyết những thắc mắc đó của bạn.

1. Tư cách pháp nhân là gì? những điều cần biết

1.1. Pháp nhân

Để hiểu được một cách tường tận ý nghĩa của tư cách pháp nhân thì trước tiên chúng ta phải biết được pháp nhân có nghĩa là gì đã. 

Pháp nhân là một thuật ngữ trong luật pháp Việt Nam để nhằm chỉ và phân biệt tư cách của một tổ chức với cá nhân khi đặt trong một mối quan hệ pháp lý. Nghĩa là trong pháp luật thì một tập thể, tổ chức và cá nhân một người cũng đều được coi là một chủ thể riêng biệt. Cá nhân thì gọi là cá nhân, còn tổ chức thì được đổi tên là pháp nhân.

Vậy tư cách pháp nhân là gì? Nó có gì khác, hãy cùng vieclam88 theo dõi ở dưới đây nhé.

Ý nghĩa của tư cách pháp nhân
Ý nghĩa của tư cách pháp nhân

1.2. Tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân tư một tư cách pháp lý được nhà nước công nhận cho một tổ chức, một nhóm người, một doanh nghiệp nào đó được tồn tại, hoạt động độc lập như một chủ thể. Có trách nhiệm và nghĩa vụ trước pháp luật như một công dân. 

Nó cũng có thể hiểu là Tư cách của con người trên phương diện pháp lý. Một tập thể khi đăng ký tư cách pháp nhân thì cũng coi như một “con người”. Đó là cách dễ hiểu nhất cho thuật ngữ này.

Xem thêm: Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì và có vai trò như thế nào?

2. Những điều kiện có thể đăng ký tư cách pháp nhân

Thông thường thì việc đăng ký tư cách pháp nhân chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp, công ty. Vì thế, để đăng ký được tư cách pháp nhân thì cách tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau:

Những điều kiện để tham gia tư cách pháp nhân
Những điều kiện để tham gia tư cách pháp nhân

2.1. Phải thành lập một cách hợp pháp

Khi một tổ chức muốn đăng ký tư cách pháp nhân thì phải kê khai được lý lịch của tổ chức như thành lập vào thời gian nào? Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực gì?... Để nơi có thẩm quyền xem xét xem nó có sự minh bạch hay không? Có đủ điều kiện để cấp giấy phép hay chưa?

2.2. Có cấu trúc chặt chẽ

Để có được tư cách pháp nhân thì tổ chức đó phải có một cấu trúc chặt chẽ từ trên xuống dưới, nghĩa là phải có các ban ngành rõ ràng, các ban ngành phải có người đứng đầu và đặc biệt cần có người đứng ra bảo lãnh và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật nhưng tách biệt tài sản với doanh nghiệp (thường là chủ doanh nghiệp hay giám đốc, chủ tịch tập đoàn).

Những điều cần biết về tư cách pháp nhân
Những điều cần biết về tư cách pháp nhân

2.3. Có tài sản độc lập

Nếu tổ chức của bạn muốn đăng ký tư cách pháp lý thì cần phải kê khai được số tài sản độc lập, nghĩa là không có nợ xấu,... Tổ chức của bạn phải có được một khối lượng tài sản nhất định theo quy định thì mới đăng ký được điều luật này, nếu chưa kê khai được thì bạn chưa đủ điều kiện để đăng ký. Hồ sơ sẽ bị trả về ngay lập tức.

2.4. Tham gia luật pháp một cách độc lập

Ngoài phải có một khối tài sản độc lập thì tổ chức cần có quyền hạn độc lập để có thể tham gia luật pháp, thực hiện những nghĩa vụ một cách độc lập, không rằng buộc bởi bất kỳ ai hoặc một bên thứ ba nào khác. Nghĩa là tổ chức như một cá nhân tự chủ có thể quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn với những gì mà mình làm.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về công ty thương mại tiếng Anh là gì?

3. Những lợi ích khi tham gia tư cách pháp nhân

+ Khi một tổ chức tham gia tư cách pháp nhân thì được luật pháp thừa nhận là một chủ thể pháp lý, có thể tham gia và chịu trách nhiệm hoàn toàn như một công dân bình thường, có quyền lợi hưởng tất cả những quyền hạn của một công dân.

Những lợi ích khi tham gia tư cách pháp nhân
Những lợi ích khi tham gia tư cách pháp nhân

+ Doanh nghiệp sẽ được phân định tài sản riêng biệt với các thành viên trong doanh nghiệp. Đây một lợi ích đối với cả hai bên. Vì nếu một thành viên lãnh đạo doanh nghiệp có nợ xấu, thì sẽ không ảnh hưởng đến công ty và ngược lại nếu công ty bị phá sản thì ngân hàng có thể hoàn toàn xiết nợ tất cả tài sản của doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến tài sản của các thành viên trong công ty (ban lãnh đạo).

+ Thành viên trong công ty sẽ được nhân danh công ty khi tiến hành các hoạt động như ký kết hợp đồng, trao đổi mua bán,...

Từ những lợi ích trên thì chi ta thấy được tầm quan trọng của một tư cách pháp nhân đối với một tổ chức nào đó. Nó hạn chế những tham nhũng đáng kể. Tuy không phải tất cả nhưng hầu như các doanh nghiệp lớn nào cũng đăng ký cho mình quyền tư cách pháp nhân để được hưởng tất cả các ưu tiên mà một chủ thể có được.

Sự cần thiết của tư cách pháp nhân
Sự cần thiết của tư cách pháp nhân

4. Các hình thức công ty tham gia tư cách pháp nhân

+ Công ty cổ phần: theo luật thì công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. theo đó thfi tài sản của công ty được tách biệt với tài sản của các cổ đông trong công ty. Mỗi bên cần phải kê khai tài sản rxo ràng khi đi đăng ký giấy phép.

+ Công ty TNHH: Hình thức doanh nghiệp này cũng được cấp phép tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày có hiệu lực của giấy chứng nhận kinh doanh dó cơ sở pháp lý ban hành. Tất cả các thành viên đều phải kê khai rõ ràng các khoản nợ nằm trong phạm vi góp vốn vào công ty để đảm bảo công ty có một khối tài sản nhất định khi tham gia tư cách pháp nhân.

+ Công ty hợp doanh: Cũng như trên thì công ty hợp doanh cũng được đăng ký tư cách pháp nhân khi có giấy phép kinh doanh. Vì là hợp doanh nên cần có khối tài sản riêng biệt chung nhất, để đảm bảo được tính pháp lý và khả năng tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Nếu trường hợp không chịu trách nhiệm được thì mới cần đến sự can thiệp của các thành viên liên doanh, mà chỉ là đại diện số ít thôi.

+ Đặc biệt là trường hợp của doanh nghiệp tư nhân thành lập ra từ một cá nhân, không tách biệt được tài sản của doanh nghiệp và của tư nhân, vì thế mà trường hợp này chưa có đủ điều kiện để có thể đăng ký tư cách pháp nhân.

Đó là các hình thức cụ thể cho từng doanh nghiệp khi muốn tham gia tư cách pháp nhân, nó chỉ dành cho những doanh nghiệp nào có sự tách biệt rõ ràng tài sản giữa cá nhân và tổ chức. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn đăng ký tư cách pháp nhân thì hãy xem xét kỹ các vấn đề ở bên trên nhé.

Các hình thức của tư cách pháp nhân
Các hình thức của tư cách pháp nhân

Trên đây là tất cả những gì mà chúng tôi gửi đến bạn những một cách chi tiết nhất về tư cách pháp nhân. Hy vong qua đây có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về vấn đề này để đem lại lợi ích, quyền lợi nhiều nhất cho doanh nghiệp mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: