[Giải đáp] Thắc mắc về trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh là gì?

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2020-02-01 10:10:09

Trưởng phòng kinh doanh là một vị trí chức vụ có lẽ đã vô cùng quen thuộc và không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy hiểu về khái niệm trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh là gì? Công việc của trưởng phòng kinh doanh như thế nào và cần những tố chất gì để trở thành một trưởng phòng kinh doanh giỏi? Cùng vieclam88.vn giải đáp những thắc mắc này nhé!

Tìm Việc Kinh Doanh

1. Hiểu về khái niệm trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh là gì?

Hiểu về khái niệm trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh nghĩa là gì
Hiểu về khái niệm trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh nghĩa là gì?

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều sẽ cần có hoạt động buôn bán và kinh doanh mới có thể duy trì và phát triển. Chính vì vậy mà sẽ luôn cần đến đội ngũ nhân viên đảm nhiệm các công việc liên quan đến kinh doanh, trong đó cần có người đứng đầu để có thể quản lý được toàn bộ những hoạt động diễn ra một cách tốt nhất, đó chính là trưởng phòng kinh doanh.

Trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh được gọi là Sale Executive và được hiểu là những người sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như là điều phối, quản lý đội ngũ nhân viên, các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp. Trưởng phòng kinh doanh là người sẽ trực tiếp đưa ra những kế hoạch, chiến lược cụ thể cho từng hoạt động và quyết định về việc điều chỉnh những hoạt động sao cho phù hợp nhất với công việc để thực hiện mục tiêu thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp.

Công việc của trưởng phòng kinh doanh tưởng chừng như khá dễ dàng, tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm vô cùng lớn trong việc làm sao để giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu, mang về lợi nhuận cao nhất. Do đó, việc quản lý các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp cần phải được thực hiện một cách sát sao, đầu tư và hết sức tỉ mỉ mới có thể đạt hiệu quả cao.

Tham khảo: Việc làm trưởng phòng kinh doanh

2. Công việc của trưởng phòng kinh doanh

Nói về công việc của trưởng phòng kinh doanh thì rất nhiều bởi thực tế hoạt động kinh doanh bao gồm rất nhiều vấn đề phức tạp khác nhau. Những người ngồi ở vị trí này sẽ phải gánh vác rất nhiều trọng trách lớn để quản lý và đảm bảo được các hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả nhất.

2.1. Quản lý đội ngũ nhân sự kinh doanh

Có thể thấy, nhân sự là yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu đối với bất kỳ một công việc của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì bộ phận nhân sự càng được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Bởi sản phẩm được sản xuất ra có tốt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không là đều dựa vào đội ngũ nhân sự này hay sản phẩm có bán được nhiều hay không cũng phụ thuộc vào khả năng thu hút khách hàng và năng lực bán hàng của họ. Do đó, đây là yếu tố cần phải quan tâm, quản lý thật tốt mới có thể mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Và thường trong doanh nghiệp hiện  nay, nhất là những doanh nghiệp lớn thì người đứng ra quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh này chính là trưởng phòng kinh doanh.

Quản lý đội ngũ nhân sự kinh doanh
Quản lý đội ngũ nhân sự kinh doanh

Nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh chính là làm sao để cho đội ngũ nhân viên của mình làm việc một cách chăm chỉ, hiệu quả, hoàn thành tốt được những công việc mà mình đã giao xuống. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng công nghệ trong quá trình làm việc và cũng sẽ có những trường hợp nhân viên chưa biết cách sử dụng thì trưởng phòng kinh doanh cũng sẽ là người trực tiếp hướng dẫn cho những nhân viên đó.

Trưởng phòng kinh doanh khi thực hiện quản lý đội ngũ nhân viên của mình thì cũng cần có những chính sách về thưởng phạt một cách công bằng, minh bạch để có thể thúc đẩy được tinh thần làm việc và giúp cho nhân viên có thể phát huy được tối đa khả năng của bản thân, hết mình cống hiến vì công việc, mang đến hiệu quả công việc tốt nhất và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Cách viết CV trưởng phòng kinh doanh đốn tim nhà tuyển dụng

2.2. Quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ có giám đốc mới cần quan tâm mà khi đã ngồi ở vị trí trưởng phòng kinh doanh thì cũng cần phải đảm nhiệm việc quản lý các hoạt động này. Cụ thể, trưởng phòng kinh doanh sẽ có nhiệm vụ như sau:

- Thường xuyên khảo sát và nắm bắt được tình hình biến đổi của thị trường kinh doanh của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp đối thủ khác, từ đó có thể đưa ra được những phương án phù hợp để theo kịp được xu hướng của thời đại và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các số liệu cụ thể mà nhân viên kinh doanh báo cáo lại và doanh thu bán hàng chính là số liệu chính xác nhất có thể phản ánh được về tình trạng bán hàng của doanh nghiệp ra sao.

Quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Lên các kế hoạch, chiến lược cụ thể và mở rộng phạm vi thực hiện những chiến lược đó. Và các chiến lược kinh doanh có hiệu quả hay không sẽ có ảnh hưởng lớn cũng như quyết định đến sự phát triển của cả một doanh nghiệp. Chính vì vậy mà trưởng phòng kinh doanh cần phải hết sức quan tâm, chú ý về vấn đề này để có thể đưa ra được những chiến lược sáng tạo, mới mẻ nhất, đưa doanh nghiệp đi lên phát triển mạnh mẽ.

- Trưởng phòng kinh doanh cũng cần kết hợp với một số bộ phận liên quan khác như Marketing để có thể đưa chiến lược kinh doanh của mình được thực hiện thật tốt, quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp thật hiệu quả, cung cấp thông tin sản phẩm đến cho khách hàng một cách nhanh chóng, từ đó thúc đẩy phát triển thương hiệu doanh nghiệp trở nên rộng rãi và phổ biến.

- Tạo dựng và duy trì thật tốt các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, tạo cho họ sự tin tưởng và tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình.

- Thực hiện việc tối ưu nhất có thể về quy trình bán hàng của doanh nghiệp, đó là việc lên quy trình với từng bước cụ thể từ bắt đầu bán hàng đến chốt sale dành cho đội ngũ nhân viên kinh doanh.

- Luôn cập nhật và báo cáo về tình hình doanh thu, các chi phí cho hoạt động kinh doanh lên ban lãnh đạo cấp trên theo ngày, tháng, quý, năm.

2.3. Phân tích và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp

Các sản phẩm của một doanh nghiệp có bán được hay không thực chất đều phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Bởi nếu như các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra không đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của họ thì chắc chắn sẽ không thể nào bán được. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh cũng như của toàn bộ đội ngũ nhân viên chính là thường xuyên điều tra, khảo sát về nhu cầu của khách hàng.

Cụ thể, đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp hiện này thì sẽ thường xuyên có những thắc mắc, những vấn đề gặp phải đến từ khách hàng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp và trưởng phòng kinh doanh sẽ là người phải trực tiếp đứng ra để giải quyết toàn bộ những vấn đề đó sao cho thỏa đáng nhất và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cả 2 bên, qua đó cũng có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng như thế nào đối với sản phẩm.

Phân tích và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
Phân tích và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp

Trong kinh doanh, nhất là đối với doanh nghiệp buôn bán về các sản phẩm tiêu dùng cho khách hàng thì để có thể thu hút được sự quan tâm từ các đối tượng khách hàng chắc chắn không thể nào thiếu đi những chương trình khuyến mại. Tuy vậy, để có thể đạt được hiệu quả cao trong các chương trình đó thì trưởng phòng kinh doanh cần biết tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định về việc có thực hiện các chương trình đó hay không, liệu có thể thu hút được sự quan tâm từ nhiều đối tượng khách hàng hay không?

3. Những tố chất để trở thành trưởng phòng kinh doanh giỏi

3.1. Có tầm nhìn xa trông rộng

Là một trưởng phòng kinh doanh – người đứng đầu một bộ phận của doanh nghiệp và trực tiếp đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu và thúc đẩy doanh thu, do đó trưởng phòng kinh doanh cần phải có một tầm nhìn xa trông rộng. Đó là có thể nắm bắt tốt những biến đổi, xu thế của thị trường xung quanh, từ đó đi đầu được xu thế và có những giải pháp tốt nhất đưa doanh nghiệp đi lên.

Có tầm nhìn xa trông rộng sẽ giúp cho các trưởng phòng kinh doanh có thể tạo được sự tin tưởng và nhận được sự ủng hộ của đội ngũ nhân viên, giúp cho trưởng phòng kinh doanh có thể dẫn dắt nhân viên theo lộ trình và kế hoạch mà mình đã vạch ra cũng như đảm bảo được việc mọi người đều hiểu rõ về nhiệm vụ của mình.

Có tầm nhìn xa trông rộng
Có tầm nhìn xa trông rộng

3.2. Có khả năng giao tiếp tốt

Khả năng giao tiếp tốt là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người ở tất cả các vị trí công việc, nhất là đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý thì càng không thể thiếu. Là người quản lý cả một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp thì đòi hỏi trưởng phòng kinh doanh cần phải là người giao tiếp thật tốt, từ đó mới có thể thuyết phục được ban lãnh đạo cấp cao phê duyệt cho những kế hoạch, chiến lược của mình cho các hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh cũng là người thường xuyên phải gặp gỡ, trao đổi với các đối tượng khách hàng, nhà đầu tư, đối tác,... do đó rất cần có khả năng giao tiếp để thương lượng và thuyết phục đi đến ký kết hợp đồng với họ. Việc linh hoạt trong giao tiếp cũng sẽ giúp họ có được thiện cảm từ khách hàng và tạo niềm tin đối với họ. Không chỉ vậy, giao tiếp tốt cũng giúp cho trưởng phòng kinh doanh có thể tạo được lòng tin đối với nhân viên của mình, để họ tin vào năng lực lãnh đạo và thực hiện theo sự chỉ đạo của mình trong công việc.

3.3. Có khả năng lãnh đạo

Có khả năng lãnh đạo
Có khả năng lãnh đạo

Là một người đứng đầu quản lý cả một bộ phận, một đội ngũ nhân viên kinh doanh, do đó trưởng phòng kinh doanh cũng cần phải có khả năng lãnh đạo thật tốt. Đó là biết cách phân chia công việc một cách khoa học, hợp lý cho từng nhân viên sao cho phù hợp với năng lực của từng người và đạt được hiệu quả tốt nhất. Khả năng lãnh đạo tốt cũng sẽ giúp cho trưởng phòng kinh doanh có thể đánh giá được thái độ làm việc và năng lực của từng nhân viên như thế nào, đồng thời đưa ra sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo là gì?

3.4. Có khả năng lắng nghe và hiểu được tâm lý khách hàng

Một trưởng phòng kinh doanh cũng cần biết lắng nghe những phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, giải đáp những thắc mắc của họ một cách thuyết phục nhất để khách hàng tiếp tục tin tưởng, ủng hộ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó, trưởng phòng kinh doanh cũng cần nắm bắt được tâm lý của khách hàng như thế nào và có sự điều chỉnh về sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của họ.

Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh cũng cần phải biết lắng nghe những đóng góp ý kiến về cách làm việc, cách lãnh đạo, tiếp thu những ý kiến đúng đắn và có sự thay đổi sao cho phù hợp nhất, tạo ra một môi trường làm việc, một tập thể phát triển vững mạnh.

3.5. Luôn sáng tạo và không ngừng thay đổi

Luôn sáng tạo và không ngừng thay đổi
Luôn sáng tạo và không ngừng thay đổi

Tính chất công việc kinh doanh là luôn luôn có sự thay đổi theo xu hướng, do đó trưởng phòng kinh doanh cần phải luôn nhạy bén nắm bắt mọi sự thay đổi đó, sáng tạo ra những chiến lược độc đáo, không ngừng thay đổi, tìm kiếm một hướng đi mới hiệu quả hơn cho doanh nghiệp chứ không thể nào mãi áp dụng một phương pháp trong một thời gian quá dài và thụt lùi lại so với thời đại được. Bởi thực tế tâm lý của người mua hàng cũng sẽ luôn thay đổi theo những xu hướng đó. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cũng cần sẵn sàng thay đổi, đổi hướng chiến lược kinh doanh khi cần thiết.

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết trên đây, các bạn đã hiểu rõ về trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh là gì cùng những thông tin liên quan đến công việc của trưởng phòng kinh doanh. Từ đó có cho mình những kiến thức hữu ích nhất và tạo động lực phấn đấu trở thành một trưởng phòng kinh doanh thật giỏi và chuyên nghiệp trong tương lai nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: