Trực giác là gì? Có nên tin vào những gì trực giác mách bảo hay không?

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2020-02-01 17:43:33

Đã bao giờ bạn trực giác thấy một điều gì và ngày hôm sau điều ấy liền trở thành sự thật hay chưa? Hay đã bao giờ bạn dựa toàn vào trực giác của bản thân để đưa ra các quyết định quan trọng của cuộc đời? Nếu đã từng như thế thì đã bao giờ bạn tự hỏi trực giác là gì hay chưa, cùng khám phá những điều thú vị về trực giác ngay trong bài viết dưới đây nhé.

 

Trực giác là gì, bạn đã biết hay chưa?
Trực giác là gì, bạn đã biết hay chưa?

1. Trực giác là gì, bạn đã biết hay chưa?

Trực giác là một quá trình mách bảo giúp chúng ta có thể dễ dàng hiểu được các sự vật, sự việc một cách dễ dàng mà không cần phải nhờ ai hỗ trợ giải thích hay không cần lý luận phân tích quá dài dòng, chi tiết để bắc cầu khoảng cách giữa phần tiềm thức và ý thức trong tâm trí cũng như giữa bản năng và lý trí của mỗi người. Trong cuộc sống hàng ngày không hiếm bặt gặp những hoàn cảnh mà chúng ta vẫn nghe mọi người thường truyền tai nhau là trực giác mách bảo dùng để chỉ những việc làm hay những hành động có dấu hiệu bất thường thông quá cách cảm nhận nội tâm, từ những cảm nhận về các sự việc không hợp lý và dự cảm mà không cần lý do.

Trực giác cũng còn được hiểu là linh tính hay giác quan thứ sáu cho phép chúng ta có thể thấy được, cảm nhận được những gì mà 5 giác quan còn lại chưa thể thấy được và cảm nhận hết được, cụ thể như cảm nhận, linh cảm, tưởng tượng... hay nói chung là tất cả những gì thuộc về thế giới vô hình không thuộc thế giới hữu hình mà năm giác quan còn lại không thể thấy được. Bởi vậy mà mọi người cũng thường rủ tai nhau một tâm niệm rằng nhiều lần nhờ trực giác mà con người thoát được nhiều hiểm nguy.

2. Liệu có nên tin vào những gì mà trực giác đang mách bảo hay không?

Liệu có nên tin vào những gì mà trực giác đang mách bảo hay không?
Liệu có nên tin vào những gì mà trực giác đang mách bảo hay không?

Với những người luôn tâm niệm theo một cách sống thực tế, họ thường cho rằng trực giác chỉ là một thứ cảm xúc thông thường và không nên dùng nó vào trong việc đưa ra những quyết định trong các vấn đề lớn và quan trọng trong công việc cũng như các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Về lý thuyết thì điều này khá đúng bới cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa một dẫn chứng mình nào có thể xác định được rằng lựa chọn tuân theo trực giác có là lựa chọn đúng hay không

Nhưng trên thực tế thì trực giác hay linh tính hoàn toàn không phải là một thứ vớ vẩn mà bạn nên hớt lờ hoặc điều chỉnh lại bằng logic. Vì bản chất của trực giác chính là việc đánh giá lại toàn bộ những gì mà bạn đã từng được trải qua trước đó, nên nói một cách khác thì trực giác cũng chính là quá trình xử lý thông tin. Chính điều này cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng não bộ của con người chính là bộ máy dự báo lớn, nó thường xuyên so sánh thông tin cảm nhận và trải nghiệm mới với kho kiến thức và ký ức lưu trữ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này được các nhà khoa học gọi đó là "cấu trúc xử lý dự báo", nó sẽ đảm bảo được rằng bộ não của chúng ta sẽ luôn phải đối phó được với tình huống xảy đến trong hiện tại theo cách ổn thỏa nhất. Và nếu thực sự có một sai lệch xảy ra mà không đúng với những dự báo thì não của chúng ta cũng sẽ tự động cập nhật lại mô hình nhận thức của mình.

Nói theo một cách tổng quan nhất thì trực giác hay linh tính sẽ xuất hiện khi bộ não của chúng ta đã và đang ghi nhận thấy được một sự trùng hợp hay nó cũng có thể là một sự khác biệt nhưng lại chưa thể kịp chạm tới một nhận thức tỉnh táo nhất.

Ví dụ: bạn lái xe một con đường nhiều điểm gồ ghề và vắng vẻ trong đêm tối, thì bỗng thình lình có 1 trực giác vụt qua mách bảo rằng bạn nên quay lại mà không nên cố gắng đi tiếp. Thì tới sáng hôm sau bạn nhận được thông báo con đường bạn vừa đi hôm qua đã xảy ra một  vụ giết người cướp của cũng vào đúng thời điểm mà bạn đến con đường đó. Khi đó bạn sẽ cảm thấy thở phào nhẹ nhõm và thấy thật sự đã may mắn vì đã nghe theo những gì mà trực giác mách bảo và tránh được một vụ cướp đáng sợ.

Vậy thì, trong mỗi tình huống cần đưa ra quyết định, hãy cân nhắc xem trực giác của bạn có đánh giá đúng sự kiện. Nó có liên quan đến thành kiến nhận thức? Bạn có nhiều kinh nghiệm về tình huống này không? Nếu đó là thành kiến và bạn không quen thuộc với nó, hãy dựa vào tư duy logic, ngược lại, và hãy luôn tin vào những gì mà trực giác mà bản thân mách bảo mình nhé.

Xem thêm: ENTP là gì?

3. 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bản thân mình có trực giác tốt

5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bản thân mình có trực giác tốt
5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bản thân mình có trực giác tốt

3.1. Bạn có nhớ những chi tiết nhỏ trong giấc mơ của mình

Thông thường thì sau khi tỉnh giấc chúng ta thường sẽ chỉ nhớ khá thoáng qua về giấc mơ của mình mà sẽ không thể nào nhớ được kỹ càng về từng chi tiết xuất hiện trong giấc mơ đó. Tuy nhiên đối với những người có trực giác tốt thì điều này lại hòan toàn khác, họ không những có thể nhớ hoàn toàn về giấc mơ của mình mà thậm trí là ngay cả với những chi tiết nhỏ nhất một cách tỉ mỉ và cảm nhận được chính giấc mơ ấy như trong chính thực tại mà nó đang diễn ra. Những sự vật, sự việc hay người xuất hiện trong giấc mơ thường là những người và sự việc có thật xung quanh họ.

Từ việc nhớ được những chi tiết xuất hiện trong giấc mơ kết hợp cùng với khả năng tư duy xâu chuỗi tất cả các sự việc bạn sẽ đưa ra được những kết luận những dự đoán chính xác về các việc sự việc có thể có khả năng xảy ra với bạn trong tương lai.

3.2. Bạn có thể đoán trước nội dung câu chuyện

Với những người có trực giác mạnh mẽ thì bên cạnh việc nhớ được những chi tiết nhỏ trong giấc mơ của chính mình thì bên cạnh đó họ còn là người có khả năng nắm bắt được những suy nghĩ của người và có thế tiên đoán được ý đồ kể chuyện của họ dựa trên phong cách kể chuyện chuyện hoặc thuật lại nội dung trong một sự việc bất kỳ nào đó mà chưa cần người đối diện kể hết câu.

Bên cạnh đó thì việc nhìn vào những hành động mà người đối diện hay thể hiện bạn cũng có thể đoán được họ đang có tâm trạng như thế nào: hạnh phúc, vui tươi hay lo sợ hoặc cũng có thể đang đắn đo một điều gì đó,.. từ đó có thể xác định được những vấn đề mà người đó đang gặp phải là gì.

3.3. Bạn có hiểu được tính cách của những người xung quanh mình

Việc phát triển giác quan thứ 6 mạnh mẽ hơn so với những người khác còn giúp bạn có thể  nhanh chóng nắm bắt được tính cách của những người xung quanh mình ngay cả khi bạn chỉ tiếp xúc với họ từ lần gặp đầu tiên. Đây cũng là lý do vì sao người đời thường có câu “trông mặt mà bắt hình dong”

3.4. Bạn có khả năng tiên tri một cách tài tình

Việc quan sát kỹ lưỡng những vẫn đề đang diễn ra xung quanh cùng một trực giác mạnh mẽ hơn người bạn cũng có thể đoán được trước một số vấn đề có khả năng xảy ra chính xác trong thực tại

3.5. Phát hiện nhanh chóng ai là người nói dối

Khi bạn định lừa dối một người có trực giác mạnh là một điều quá sai lầm, bởi họ có khả năng nhận biết đâu là lời nói dối và đâu là lời nói thật, họ nhận ra được điều này từ rất nhiều yếu tố khác nhau như: kinh nghiệm, cử chỉ, ánh mắt, (Người hay nói dối), tính chất sự việc…

Tìm hiểu ngay: Ambivert là gì?

 Nên làm gì để phát triển trực giác của bản thân?
 Nên làm gì để phát triển trực giác của bản thân?

4. Nên làm gì để phát triển trực giác của bản thân?

Trực giác sẽ trở thành kim chỉ nang đáng tin cậy đưa bạn đến những quyết định đúng đắn khi ta biết vận dụng đúng cách những trực giác của bản thân. Có thể với nhiều người trực giác thường đến từ rất sớm nhưng nếu bạn không phải là người có được những may mắn đó thì có thì dưới đây sẽ là những gợi ý giúp các bạn phát triển trực giác của mình một cách hiệu quả nhất nhé.

4.1. Luyện trực giác bằng những điều giản đơn

Rèn luyện trực giác bằng việc tự cảm nhận và tư duy về những vấn đề xung quanh là một cách khá hữu hiệu, tất nhiên là điều này sẽ không gây ảnh hưởng gì đến những mối quan hệ xung quanh của bạn. Việc luyện trực giác thông qua việc tư duy và cảm nhận về những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống bạn có thể tự thử sức mình xem độ phán đoán của mình đến đâu, nó có thể bắt nguồn từ nhiều khía cạnh khác nhau mà có thể tìm kiếm từ chính những điều đơn giản nhất trong cuộc sống của mình, ví dụ như: bạn có thể tự phán đoán xem nhiệt độ của môi trường hôm nay diễn ra sao thông qua sự phân tích và những kinh nghiệm thực tiễn về thời tiết từ đó bạn sẽ đưa ra được một kết luận tổng quan nhất, và để có thể thử xem phán đoán của mình chính xác đến đâu, bạn cũng có thể đợi đến dùng nhiệt kế để đo lại nhiệt độ, độ ẩm của không khí để biết được kết quả một cách nhanh nhất nhé.

4.2. Ngồi thiền - cách giúp bạn luyện trực giác tuyệt vời

Thiền, một trong những phương pháp có thể nói là không cần phải quảng cáo nhiều thì chúng ta cũng đã hiểu rõ phần nào về những công dụng tuyệt với từ phương pháp này mang lại, không chỉ giúp người luyện có thể tĩnh tâm đưa đến một tinh thần sảng khoái, tâm an mà từ đây việc ngồi thiền cũng giúp chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận được các  vấn đề một cách sâu rộng và chính xác nhất. Trong quá trình thiền tập, cơ thể trong mỗi người chúng ta sẽ tự rơi vào trạng thái tĩnh nhất, không suy nghĩ, không dùng lực, toàn bộ các giác quan đều được thả lỏng, cơ thể như đang bay nhẹ vào không gian

Bên cạnh đó việc ngồi thiền cũng giúp chúng ta trở lên tập trung cao độ, tăng khả năng ghi nhớ hơn rất nhiều, loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực, trí não được thanh lọc, đủ bình tĩnh để nhìn nhận và giải quyết sự việc và đưa đến một cách sống tích cực hơn, yêu đời hơn. Trực giác khai mở các giác quan mà con người chưa mở được.

Thiền là cách luyện trực giác tuyệt vời
Ngồi thiền được xem là một trong những cách giúp bạn luyện trực giác tuyệt vời

Khi đó ta không chỉ tìm ra được những cách giải quyết công việc một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn, mà việc đưa đến các quyết định cũng trở lên rõ ràng hơn mà không bị phụ thuộc hay bị chi phối bởi những yếu tố của cảm xúc quá nhiều.

Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “trực giác là gì”, hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài đã có thể đem đến cho bạn một câu trả lời tổng quan nhất về trực giác là gì cũng như một số những điều thú vị khác liên quan tới chủ đề này. Cảm ơn bạn vì đã luôn dành thời gian quan tâm theo dõi đến cuối bài, mọi ý kiến bạn đọc xin được gửi về hòm thư điện tử cho chúng tôi theo địa chỉ vieclam88.vn@gmail.com, vieclam88.vn nói chung cùng tác giả Phạm Ngọc Diệp luôn hi vọng có thể đón nhận được nhiều những ý kiến cũng như đóng góp của phía đọc giả để từ đó có thể tiếp thu và thực hiện các bài viết tiếp theo ngày một trở lên tốt hơn!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: