Trọng tài thương mại là gì? Thông tin cần biết về trọng tài thương mại

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2020-03-25 10:36:36

Kinh doanh thương mại là một lĩnh vực phổ biến hiện nay, trong quá trình kinh doanh sẽ có những phát sinh về lợi ích, những mâu thuẫn này cần được giải quyết để hoạt động thương mại và hợp tác trở nên thuận lợi hơn. Một trong những biện pháp được áp dụng nhiều đó là trọng tải thương mại. Vậy trọng tài thương mại là gì và có những đặc điểm, những lưu ý gì?

 

Trọng tài thương mại là gì?
Chúng ta cần biết các thông tin liên quan đến trọng tài thương mại để hiểu về thuật ngữ này

1. Khái quát về trọng tài thương mại

1.1. Khái niệm trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài thương mại được sử dụng nhiều tại lĩnh vực thương mại quốc tế với rất nhiều cách hiểu, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về khái niệm cũng như ý nghĩa của trọng tài thương mại. Sau đây chúng ta hãy đi khai thác về khái niệm trọng tài thương mại, từ đó để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cụm từ này.

Tại Điều 3, Khoản 1 của Luật trọng tài thương mại đã nêu rất rõ ràng về định nghĩa của trọng tài thương mại là gì giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trọng tài thương mại cùng những thông tin cần thiết. Theo đó nội dung và định nghĩa của thuật ngữ “trọng tài thương mại” có thể hiểu như sau:

Trọng tài thương mại là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những phương thức được đưa ra nhằm giải quyết hiệu quả những tranh chấp xảy ra từ những bên thỏa thuận trong quá trình hợp tác thương mại, được thực hiện theo đúng với quy định đã đặt ra của Luật trọng tài thương mại.

Theo đó, những bên có liên quan sẽ đưa các vấn đề đang gây ra sự tranh chấp để trình trước một người hoặc một tổ chức đáng tin cậy và có độ uy tín cao làm trọng tài để phân bua vấn đề tranh chấp đó. Sau khi đã tiến hành xem xét các vấn đề trong tranh chấp thì người trọng tài này sẽ đưa ra phán quyết để các bên tranh chấp thực hiện và tuân thủ.

Tìm hiểu về khái niệm trọng tài thương mại
Khái niệm trọng tài thương mại là gì?

1.2. Các hình thức phổ biến của trọng tài thương mại

Hiện nay, để nhận diện rõ các vấn đề nảy sinh trong xã hội, nhất là các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì chúng ta cần nắm được những đặc điểm, hình thức cơ bản của từng loại vấn đề đó. Đối với trọng tải thương mại cũng vậy, hiện nay đã có hai hình thức để nhận diện đó là trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc. Với mỗi hình thức trọng tài sẽ có các đặc điểm khác nhau, nắm được thông tin và đặc điểm của từng hình thức sẽ giúp các bạn dễ dàng sử dụng từng hình thức trong từng trường hợp cần thiết. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của hai hình thức trọng tài thương mại này nhé.

1.2.1. Trọng tài vụ việc

“Trọng tài vụ việc” chính là hình thức xuất hiện đầu tiên và đã có từ rất lâu rồi, do các bên tranh chấp thống nhất và lựa chọn để lập ra trọng tài có uy tín và có khả năng giải quyết được vấn đề tranh chấp mà họ đang gặp phải, nhằm thực hiện việc giải quyết những tranh chấp một cách rõ ràng, hợp lý.

Các hình thức phổ biến của trọng tài thương mại là gì?
Các hình thức phổ biến của trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài vụ việc sẽ nghiên cứu, phân tích và giải thích cho các bên tranh chấp, đưa ra các phương án hiệu quả, hợp lý giúp các bên tranh chấp giải quyết được vấn đề. Sau khi đã giải quyết xong các vấn đề tranh chấp thì trọng tài thương mại sẽ tự chấm dứt vai trò và quyền hạn của mình, không còn là trọng tài vụ việc của các bên tranh chấp này nữa.

Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau sẽ lại có những quy định hay cách hiểu khác nhau đối với trọng tài vụ việc. Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc sẽ giúp cho việc thành lập trọng tài vụ việc đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là những đặc trưng cơ bản của các trọng tài vụ việc.

- Khi có tranh chấp xảy ra thì mới xuất hiện trọng tài vụ việc. Khi đã giải quyết dứt điểm tranh chấp đó thì trọng tài vụ việc sẽ tự động chấm dứt vai trò của mình.

- Trọng tài vụ việc phải được các bên tranh chấp thỏa thuận và thống nhất để lập ra, hoạt động với chức năng và vai trò là trọng tài vụ việc cho tới khi vấn đề tranh chấp đã được giải quyết xong.

- Trọng tài vụ việc không có cơ sở chính thức, không có người điều hành cụ thể hay không hoạt động theo bất cứ một tổ chức nào để giải quyết một vấn đề xuyên suốt, đó có thể là một người có tên hoặc là cả một danh sách các trọng tài vụ việc từ các trung tâm dịch vụ cho thuê trọng tài vụ việc.

Trọng tài vụ việc là một hình thức nổi bật của trọng tài thương mại
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện rất sớm

Cho tới năm 2003, trọng tài vụ việc đã được quy định rõ ràng hơn tại Pháp lệnh trọng tài thương mại và được hiểu rõ nét hơn, có vị trí hơn trong xã hội đối với vai trò là người giải quyết các vấn đề thương mại. Một số ưu điểm của hình thức trọng tài vụ việc đó là giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng, chi phí thực hiện giải quyết tranh chấp không cao, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài phù hợp với vụ việc tranh chấp.

1.2.2. Hình thức trọng tài thường trực

Trọng tài thường trực xuất hiện tại các trung tâm trọng tài. Khác với trọng tài vụ việc thì trọng tài thường trực có nơi làm việc chính (trụ sở làm việc), có con dấu, có tư cách pháp nhân,... Tuy các trung tâm trọng tài thường trực này không thuộc các cơ quan Nhà nước nhưng lại vẫn được nhận sự giúp đỡ của Nhà nước, nhưng không được nhận sự hỗ trợ về kinh phí và ngân sách nhà nước.

Tham khảo: Việc làm Luật - Pháp lý

2. Tìm hiểu những đặc điểm của trọng tài thương mại

Khi nhắc tới trọng tài thương mại thì ai cũng sẽ biết được đó là gì bởi những đặc điểm nổi bật. Do đó, chúng ta hãy tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật của trọng tài thương mại qua những thông tin sau đây.

Khám phá đặc điểm của trọng tài thương mại
Những đặc điểm nổi bật chúng ta cần cập nhật của trọng tài thương mại là gì?

2.1. Đặc điểm về thẩm quyền của Tòa án với trọng tài thương mại

Tòa án luôn hỗ trợ các trọng tài thương mại trong quá trình hoạt động về trình tự được thông qua, các thủ tục công nhận, quyết định của trọng tài thương mại…

2.2. Đặc điểm về nguyên tắc của trọng tài thương mại

Để có thể trở thành trọng tài thương mại thì cần đảm bảo được hai yếu tố đó là sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và khả năng tài phán của người được chọn làm trọng tài thương mại. Nguyên tắc đầu tiên của trọng tài thương mại đó là thẩm quyền do các bên tranh chấp thỏa thuận.

2.3. Đặc điểm về tính pháp lý

Trọng tài thương mại hoạt động theo quy chế của pháp luật về trọng tài thương mại. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý các cơ quan trọng tài thương mại thông qua những quy định pháp luật nhưng sẽ không can thiệp nhiều vào những hoạt động của cơ quan trọng tài.

Xem thêm: Việc làm đại diện thương mại

Đặc điểm nổi bật về tính pháp lý của trọng tài thương mại là gì?
Đặc điểm nổi bật về tính pháp lý của trọng tài thương mại là gì?

3. Những ưu điểm của trọng tài thương mại

Trong nền kinh tế thương mại ngày nay, không tự nhiên mà người ta lại lập ra trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại của các nước, mang đến sự hợp tác bền chặt và lâu dài. Sau đây sẽ là những lợi ích thiết thực mà trọng tài thương mại mang đến cho nền kinh tế thương mại của thế giới.

- Các thủ tục trọng tài thương mại đơn giản hơn so với tố tụng tòa án. Các bên tranh chấp có thể chủ động thời gian, địa điểm để giải quyết những tranh chấp mà không bị gò bó về những yếu tố này, các doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được các chi phí phát sinh.

- Các bên tranh chấp có thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau về trọng tài thương mại, đó có thể là những chuyên gia có mức độ hiểu biết sâu rộng về xã hội, về các ngành nghề, có những kinh nghiệm thực tế,

- Trọng tài thương mại tôn trọng bí mật thông tin, góp phần bảo vệ thông tin bảo mật của các bên liên quan, do đó thường là những cuộc họp trọng tài sẽ được diễn ra một cách lặng lẽ mà không công bố ồn ào. Điều đó giúp các doanh nghiệp (các bên tranh chấp) có thể giữ gìn được sự uy tín của mình trên thị trường.

- Trọng tài thương mại giúp những bên tranh chấp có thể tiết kiệm được thời gian giải quyết vấn đề. Thông thường các doanh nghiệp đều không muốn mất nhiều thời gian cũng như mức độ uy tín, tiếng tăm và thương hiệu của mình. Nếu để đưa vấn đề tranh chấp ra giải quyết tại tòa án thì sẽ mất rất nhiều thời gian bởi các thủ tục tại tòa án luôn luôn cồng kềnh hơn và nhiều thủ tục, nhiều công đoạn hơn.

Đọc thêm: [Cập nhật] Thông tin về Bộ luật thương mại mới nhất 

Những ưu điểm của trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại có những ưu điểm nào?

4. Vì sao chúng ta có thể lựa chọn hình thức trọng tải thương mại trong giải quyết tranh chấp?

Các bên có xảy ra sự tranh chấp thương mại sẽ có thể lựa chọn xem nên sử dụng các hình thức trọng tài thương mại hay sự can thiệp của tòa án để giải quyết các vấn đề tranh chấp của mình. Nếu các bên lựa chọn trọng tải thương mại để giải quyết tranh chấp chỉ khi nào có sự thỏa thuận và đồng ý của các bên tranh chấp lập ra trọng tài thương mại trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp thì trọng tài thương mại mới có thẩm quyền để giải quyết vụ việc và các vấn đề tranh chấp đang diễn ra.

Trong trường hợp, trong số các bên tranh chấp có một bên là khách hàng thì theo quy định, khi khách hàng đồng ý lập ra trọng tài thương mại thì người trọng tài thương mại mới có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề tranh chấp đó.

Từ những nội dung đã được phân tích rõ ràng trên đây thì các bạn cũng đã hiểu được rõ hơn về trọng tài thương mại là gì cùng với những đặc điểm, hình thức, vai trò… của trọng tài thương mại. Thông qua đó, chúng ta có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các trọng tài thương mại mỗi khi có sự việc tranh chấp xảy ra. Để đọc nhiều thông tin hấp dẫn thì các bạn hãy truy cập ngay vào website vieclam88.vn!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: