Giải mã | Tố tụng dân sự là gì và những thông tin liên quan

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-11-24 14:49:52

Pháp luật chính là cán cân giữ gìn sự công bằng và bình đẳng cho xã hội. Bên cạnh những điều luật liên quan đến hình sự thì những điều luật về dân sự cũng vô cùng quan trọng và liên quan mật thiết đến quyền lợi và đời sống của mỗi người. Vậy tố tụng dân sự là gì? Hãy để vieclam88.vn giúp các bạn giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé.  

1. Giải mã: Tố tụng dân sự là gì?

1.1. Khái niệm tố tụng dân sự

Nếu như những vụ án hình sự hướng đến việc bài trừ tệ nạn, giảm tỷ lệ tội phạm và ngăn chặn những tình huống cực đoan phát sinh thì các vấn đề về dân sự lại gắn liền với cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta. Có thể nói, về bản chất tố tụng dân sự là hoạt động đảm bảo quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức nhằm giữ vững những lợi ích hợp pháp của bản thân cũng như của Nhà nước. 

Khái niệm tố tụng dân sự
Khái niệm tố tụng dân sự

Hoạt động tố tụng dân sự bao gồm những công việc như: 

- Khởi kiện các vụ án thuộc phạm vi dân sự

- Đưa ra yêu cầu xin giải quyết các sự việc thuộc phạm vi dân sự

- Thụ lý những vụ án thuộc phạm vi dân sự

- Giải quyết những vấn đề dân sự với đầy đủ các trình tự: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

- Thi hành các án dân sự 

Trên thực tế, các vấn đề về dân sự xuất hiện xung quanh chúng ta và không phải vấn đề nào cũng dễ dàng giải quyết. Đơn cử như những trận xích mích, xô xát nhỏ sẽ không dễ quy hành án hình sự mà được giải quyết theo cấp độ án dân sự khi nhận được đơn tố cáo của người dân. 

1.2. Những vấn đề trong phạm vi tố tụng dân sự 

1.2.1. Bộ Luật tố tụng dân sự

Để các hoạt động hành pháp được diễn ra trơn tru không thể thiếu sự trợ giúp đắc lực của các bộ luật. Trong đó, Bộ Luật tố tụng dân sự cũng được xem là một trong những bộ luật quan trọng mà người dân nên nắm rõ. 

Bộ Luật tố tụng dân sự
Bộ Luật tố tụng dân sự

Vào Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được chính thức có hiệu lực từ 1/7/2016. Trong đó bộ luật bao gồm 10 phần với 42 chương cùng hơn 500 điều. 

Khi tra cứu Bộ Luật dân sự, người dân có thể dễ dàng nắm các thông tin, nguyên tắc khi xảy ra tranh chấp về mặt dân sự. Bộ Luật dân sự thậm chí còn bao hàm rất nhiều vấn đề khác như: 

- Các trình tự, thủ tục khởi kiện quy mô dân sự để được Tòa án nhân dân giải quyết

- Các vấn đề về hôn nhân, gia đình (thủ tục ly hôn, vấn đề về tài sản)

- Các vấn đề trong kinh doanh, thương mại, sử dụng lao động (thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân…)

- Những thủ tục về bản án được công nhận tại Việt Nam hoặc những bản án được thi hành ở nước ngoài với phán quyết của Trọng tài nước ngoài

- Một số điều luật khác

Bên cạnh đó, Bộ Luật tố tụng dân sự còn là kim chỉ nam để hướng xã hội đến phong cách sống văn minh, đúng pháp luật khi đưa ra những nguyên tắc thi hành án dân sự. Cùng với đó là những nhiệm vụ bắt buộc của công dân cũng như những nghĩa vụ của họ. 

Không chỉ vậy, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, của các đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước,... cũng được quy định rõ ràng trong Bộ Luật này. 

1.2.2. Những vấn đề cần nghiên cứu trong Bộ Luật tố tụng dân sự

Trong quan điểm của nhiều cá nhân, Luật pháp chỉ dành cho những ai học luật, hoặc làm việc trong những tổ chức về chính trị, vũ trang cần nắm vững. 

Tuy nhiên nếu bạn dành thời gian nghiên cứu Bộ Luật tố tụng dân sự, bạn sẽ thấy đây cũng như một chuyên ngành, một ngành khoa học có mối quan hệ chặt chẽ với những ngành khoa học về pháp lý. 

Nghiên cứu bộ luật tố tụng dân sự
Nghiên cứu bộ luật tố tụng dân sự

Trong đó, tối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của Bộ Luật tố tụng dân sự tương đối đặc biệt, đấy chính là những vấn đề tố tụng về mặt lý thuyết và áp dụng thực tiễn. Các vấn đề về mặt xuất phát phát điểm của bộ luật như bản chất, ý nghĩa cùng thường xuyên được nghiên cứu, đối chiếu thực tiễn. 

Việc đổi mới, chỉnh sửa điều Luật trong Bộ Luật tố tụng dân sự không chỉ đảm bảo các cán bộ hành pháp hiểu luật và biết cách áp dụng luật mà còn giúp bộ Luật không trở nên lỗi thời, đi ngược với những xu hướng thời đại mới. 

Để nghiên cứu Bộ Luật tố tụng dân sự, các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng là phân tích, tổng hợp, thực nghiệm. 

Một số đề tài nghiên cứu xoay quanh Bộ Luật tố tụng dân sự có thể thể đến: 

- Các thủ tục trong việc hòa giải, xét xử án dân sự

- Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Luật Tố tụng dân sự

- Các vấn đề về chứng minh, chứng cứ trong án dân sự

2. Một số nguyên tắc trong Luật tố tụng dân sự

Luật tố tụng dân sự có 3 quy tắc chính trong đó đều xoay quanh việc thực hiện tính tuân thủ pháp khi tố tụng dân sự. 

2.1. Đương sự có quyền tự định đoạt

Theo Điều 5 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định rxo về quyền tự định đoạt của đương sự. Có thể hiểu đơn giản đây là quyền để đương sự sử dụng lá chắn pháp lý nhằm bảo vệ bản thân. 

Nguyên tắc trong luật tố tụng dân sự
Nguyên tắc trong luật tố tụng dân sự

Trong Điều luật có quy định đương sự nắm toàn quyền khởi kiện cũng như đưa ra yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự. Tuy nhiên, tòa án chỉ chịu trách nhiệm thụ lý và giải quyết sự việc mang tính chất dân sự khi có đơn khởi kiện, yêu cầu của đương sự cũng như giải quyết xoay ra vấn đề trong trong đơn. 

Tiếp theo đó, đương sự cũng có quyền được tự chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình với đối phương theo hình thức tự nguyện, không bắt buộc, chèn ép, vi phạm điều cấm của tiêu chuẩn đạo đức và pháp luật. 

2.2. Về việc cung cấp chứng cứ, chứng minh khi tố tụng dân sự

Đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập các chứng cứ, giấy tờ chứng minh vấn đề bản thân tố tụng. Cùng với đó, họ cũng được tòa án hỗ trợ trong việc tìm kiếm các chứng cứ.

Đương sự phải thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tố tụng dân sự
Đương sự phải thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tố tụng dân sự

Tuy nhiên, chứng cứ của đương sự phải có giá trị cũng như là chứng cứ thực, không giải mạo. 

2.3. Hòa giải trong tố tụng dân sự

Có thể nói trong nhiều trường hợp việc hòa giải sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của cả các đương sự lẫn cơ quan hành pháp.

Tòa án phải hỗ trợ đương sự khi tố tụng dân sự
Tòa án phải hỗ trợ đương sự khi tố tụng dân sự

Trong Điều 10 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định rõ điều này. Tòa án nhân dân cũng có trách nhiệm hỗ trợ, đưa ra phương án để các đương sự làm hòa với nhau và đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề về mặt đạo đức và pháp luật. Trong các phiên họp, nhằm giải quyết vụ việc đơn giản hơn Tòa án cần đưa ra điều kiện phù hợp nhất để các đương sự thỏa thuận được hướng giải quyết cuối cùng. 

Kiến thức pháp luật thực sự vô cùng quan trọng đối với đời sống hiện nay. Việc nắm rõ những kiến thức pháp luật không chỉ giúp chúng ta bảo vệ bản thân mà còn tránh được những vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên, vieclam88.vn hy vọng đã cùng bạn đọc giải mã “Tố tụng dân sự là gì?” cũng như nắm được những quy tắc liên quan đến Bộ Luật này. Nếu bạn yêu thích và quan tâm đến những vấn đề pháp luật, hãy theo dõi trang blog của chúng tôi nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: