Tổ chức là gì? Kiến thức tổng quan liên quan tới tổ chức

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-04-15 17:57:00

Trong cuộc sống, công việc có lẽ chúng ta đã nhắc tới quá nhiều thuật ngữ “tổ chức”, vậy bạn hiểu nó như thế nào? Bản chất của tổ chức có giống như cách bạn hiểu? Đặc trưng nổi bật của tổ chức là gì? Tất cả sẽ được vieclam88.vn giải đáp ở bài viết sau đây, mời các bạn cùng đón đọc.

1. Hiểu rõ bản chất tổ chức là gì?

Bạn có thấy xã hội loài người đang ngập tràn tổ chức? Chúng ta đang sống và làm việc dựa theo các tổ chức nhất định, môi trường nào cũng xuất hiện tổ chức. Vậy tổ chức được hiểu là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, tổ chức chính là tập hợp của nhiều người cùng góp sức làm việc phục vụ cho mục đích chung với một cơ cấu ổn định. Hãy liên tưởng tới trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước, một doanh nghiệp hay một hiệp hội nào đó,... 

Hiểu rõ bản chất tổ chức là gì?
Hiểu rõ bản chất tổ chức là gì?

Tất cả chúng ta có ai cũng đều tham gia các tổ chức với những mục đích khác nhau, cho dù bạn có tự thành lập nên thương hiệu của riêng mình thì bạn cũng không thể tự xoay sở mọi việc, cần có sự trợ giúp của những người gọi là nhân viên mới thành công hơn được.

Xã hội loài người không thể thiếu đi hình thái tổ chức, hình thái này giúp con người ngày càng phát triển và thu về những thành công nhất định. Con người không thể phát triển cũng như hoàn thiện bản thân nếu như không có tổ chức.

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

2. Đặc điểm của tổ chức có thể bạn chưa biết

Thông tin về đặc điểm của tổ chức sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết về thuật ngữ tổ chức. Cụ thể như thế nào mời bạn khám phá nội dung bên dưới:

2.1. Bất kể là tổ chức nào thì cũng đều có mục đích rõ ràng ngay từ khi thành lập

Không giống như cá nhân, tổ chức luôn mang trong mình sứ mệnh là hướng tới mục đích chung, không tồn tại bất kỳ mục đích riêng tư nào. 

Bất kỳ tổ chức nào được thực hiện cũng cần phải hoạt động theo mục tiêu phát triển chung do người điều hành thiết lập nên, những mục tiêu ấy chủ yếu nhằm đem lại lợi ích cho toàn tổ chức mà không phải phục vụ quyền lợi cho bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào trong tổ chức đó.

Tổ chức có mục đích rõ ràng
Tổ chức có mục đích rõ ràng

Nói một cách khác, nếu không có mục đích thì tổ chức không có lý do gì để tồn tại. Giống như các tổ chức quân đội được thành lập để bảo vệ chủ quyền của đất nước, doanh nghiệp sinh ra là để thực hiện sứ mệnh đem lại lợi nhuận tối ưu cho các chủ sở hữu, các cơ quan hành chính xuất hiện để điều hành đất nước,...

2.2. Tổ chức là do nhiều người hoạt động và phát triển vì mục tiêu chung 

Trong một tổ chức, một cá nhân không thể tự hành xử theo ý của mình, cũng không thể nào tự ý thực hiện công việc mà mình mong muốn khi không được sự cho phép của người quản lý.

Hãy nhớ rằng, không phải bạn thích là có thể tham gia vào một tổ chức bất kỳ, để vào đó thì bạn cần phải trải qua cả quá trình chọn lọc, kiểm tra khắt khe. Cho đến khi được nhận vào làm rồi thì bạn vẫn cần phải tuân theo những yêu cầu mà chủ quản ban hành, không tự ý quyết định những công việc vượt quá quyền hạn của mình.

Nói chung đã đặt mình vào một tổ chức thì cá nhân cần phải tuân thủ theo nguyên tắc, quy định và phát triển vì mục tiêu chung.

2.3. Mọi tổ chức đều hướng đến giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình

Các mục tiêu đề ra của tổ chức cần gắn liền với sản phẩm và chất lượng sản phẩm, điều quan trọng là thoả mãn khách hàng của mình.

Mọi tổ chức đều hướng đến giá trị tốt nhất cho khách hàng
Mọi tổ chức đều hướng đến giá trị tốt nhất cho khách hàng

Bạn biết Wyman chứ? Thành công đã quay trở lại khi Hilliard nhận thức đúng đắn mục tiêu cho tổ chức của mình đó là cung cấp các dịch vụ giáo dục, giải trí, dịch vụ phòng ngừa và cho thuê trại chất lượng cao.

Xem thêm: Mô hình tổ chức công ty

2.4. Hoạt động mở chính là đặc điểm của tổ chức hiện đại

Một tổ chức hoạt động ổn định luôn mong muốn mình có thể tiếp cận nhiều nhà đầu tư và họ luôn đưa ra các hành động kêu gọi đối tượng đó. 

Như vậy các hoạt động mở bên ngoài vẫn luôn tồn tại song song với sự tồn tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp khi không có sự tương tác với các đơn vị, tổ chức bên ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến thất bại.

2.5. Chịu sự quản lý là điều tất yếu mà tổ chức phải đối mặt

Tổ chức chịu sự quản lý
Tổ chức chịu sự quản lý

Đúng như những gì bạn nghĩ, một tổ chức bất kỳ được thành lập không thể không chịu sự quản lý. Cá nhân sẽ chịu sự quản lý khi làm việc trong tổ chức, còn tổ chức sẽ chịu sự quản lý của những cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Nói chung tổ chức không thể hoạt động tự do theo cách mình muốn, nó phải chịu sự quản lý của một đơn vị quyền lực cao hơn để không bị sai lệch đi giá trị vốn có.

3. Có những loại hình tổ chức nào?

Xã hội đang tồn tại và phát triển với không ít các loại hình tổ chức khác nhau, vậy bạn có biết mình đang chịu sự quản lý của tổ chức nào không? Hãy khám phá ngay nhé:

3.1. Tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận

Tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống, nghe nhiều nhưng chưa chắc bạn đã hiểu rõ về chúng, sau đây là một số thông tin hữu ích có thể bạn mong muốn tìm hiểu:

- Tổ chức vì lợi nhuận là những tổ chức sinh ra với mục tiêu lợi nhuận. Các yếu tố được quan tâm đối với loại hình tổ chức này đó là lợi nhuận thu về là bao nhiêu với những khoản đầu tư đã bỏ ra, số lợi nhuận ấy có thoả mãn được nhà đầu tư hay không.

Tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận
Tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận

Một số tổ chức được thành lập ra như là hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp,...

- Tổ chức phi lợi nhuận: Đúng như tên gọi, đây là những tổ chức được thành lập ra không vì mục tiêu lợi nhuận như các cơ quan Nhà nước, các tổ chức từ thiện, các tổ chức chính trị, tổ chức tôn giáo hay các tổ chức công ích,...

Mỗi tổ chức này sẽ hoạt động vì mục tiêu riêng nhưng không phải là vì mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ tổ chức từ thiện sẽ hướng tới số lượng người được cứu giúp, tổ chức hành chính công sẽ quan tâm tới các vấn đề giải quyết cho người dân đã thực sự hiệu quả hay chưa,...

đơn xin việc làm

3.2. Loại hình tổ chức công và tổ chức tư

Tổ chức công và tổ chức tư là những khái niệm đa dạng, nó được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi một khía cạnh nó lại mang ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:

- Theo chế độ sở hữu:

Tổ chức công là những tổ chức do Nhà nước sở hữu hoặc không có chủ sở hữu như các đơn vị trường học, bệnh viện, các tổ chức chính trị,...

Tổ chức tư là những tổ chức do tư nhân làm chủ, có thể là các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp,...

- Xét theo sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức tạo ra: 

Tổ chức công chính là các tổ chức trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ công mà những người dùng không phải cạnh tranh mới có thể sử dụng.

Các sản phẩm và dịch vụ tư được tạo ra từ tổ chức nào đó thì tổ chức này được gọi là tổ chức tư.

3.3. Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức

Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức
Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức

- Tổ chức chính thức: là tổ chức có đầy đủ thông tin về nguồn gốc, trụ sở làm việc, số lượng người tham gia, các công việc cụ thể kèm theo chức danh nhất định. Bên cạnh đó, tổ chức chính thức còn đem đến cho khách hàng những sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ chất lượng và nằm trong khuôn khổ của pháp luật.

- Tổ chức phi chính thức: Tổ chức phi chính thức là những tổ chức không sở hữu những đặc điểm mà tôi vừa nêu trên, chủ yếu được thành qua những mối quan hệ cá nhân và tồn tại trong các tổ chức chính thức, lý do là vì họ có chung tư tưởng, sở thích và cùng chung mục tiêu phấn đấu,...

4. Tìm hiểu các hoạt động của tổ chức trong xã hội ngày nay

Một tổ chức khi được thành lập nên sẽ có nhiều hoạt động khác nhau, hãy điểm qua một số hoạt động mà tổ chức có thể thực hiện với thông tin dưới đây nhé:

- Tổ chức sẽ nghiên cứu và dự báo các trường hợp xảy ra trong môi trường bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây: Tổ chức có những ưu - nhược điểm gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến công tác đáp ứng nhu cầu của khách hàng?... 

- Thiết kế và sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Truyền đạt thông tin để khách hàng hiểu rõ về sản phẩm mà tổ chức đang cung cấp, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong quá trình họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

- Ghi chép và hạch toán các con số cần thiết để nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức.

- Xây dựng, thiết lập và củng cố các mối quan hệ đối nội, đối ngoại hiệu quả để tổ chức ngày càng phát triển hơn.

Tìm hiểu các hoạt động của tổ chức trong xã hội ngày nay
Tìm hiểu các hoạt động của tổ chức trong xã hội ngày nay

- Các công tác hậu cần như cung cấp văn phòng phẩm, các sửa chữa nhỏ trong tổ chức, vệ sinh, xe đưa đón,... cần phải thực hiện tốt trong tổ chức của bạn.

Vậy là những thông tin về tổ chức đã được vieclam88.vn làm rõ qua bài viết vừa rồi. Hy vọng bạn đọc đã nắm rõ bản chất của thuật ngữ tổ chức là gì và có kiến thức mở rộng trong lĩnh vực này. Đừng quên theo dõi các bài viết của vieclam88.vn để cập nhật các kiến thức bổ ích khác nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: