Từ lâu việc làm thủy sản đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên đất nước chúng ta, từ vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ,... với phong phú các ngành nghề như đánh bắt, nuôi trồng. Để làm được ngành thủy sản, bạn không chỉ phải có kiến thức am hiểu về cách nuôi trồng mà còn phải có kinh nghiệm bởi lẽ nếu không may sẽ rất dễ bị lỗ lớn và công việc này khá vất vả, cần sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Nhờ vào điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm truyền thống của tự nhiên mà hằng năm Việt Nam luôn là nước có lượng xuất khẩu thủy sản lớn, đóng góp lớn vào tổng GDP. Chính vì thế, có rất nhiều người muốn thử sức ở công việc này không chỉ bởi tính truyền thống, kế thừa từ gia đình mà còn nhận ra được tiềm năng lớn ở ngành nghề này. Vậy chúng ta cùng vieclam88.vn đi tìm hiểu xem việc làm thủy sản là gì, tiềm năng của nghề này ra sao.
1. Việc làm thủy được hiểu như thế nào?
Thủy sản được hiểu một cách theo từng từ có nghĩa là sản phẩm có trong nước tức là các loại động vật, thực vật có lợi đối với con người trong đời sống, sản xuất và kinh doanh từ trong môi trường nước. Con người có những hoạt động để khai thác chúng là nuôi trồng, đánh bắt, thu hoạch rồi sử dụng để làm thức ăn, nguyên liệu chế biến và đem bán trên thị trường.
.jpg)
Trong tất cả các loại thủy sản, thường gặp nhất đó chính là cá, từ cá sông cho đến cá biển, cá ở vùng nước lợ. Trong các loài cá thì những loại có khả năng khai thác cao đó là cá ngừ, cá nục, cá cơm, hàu, ốc sò và tôm,...
Việc làm thủy sản có thể là đánh bắt cá từ tự nhiên như các vùng sông, nước, biển với số lượng lớn hay nhỏ tùy theo quy mô, hoặc thu hoạch từ việc nuôi cá. Việc nuôi trồng thủy có tác động rất lớn đối với đời sống của nhiều hộ gia đình và cuộc sống của họ gắn liền và phụ thuộc rất lớn đối với ngành này.
2. Thủy sản là việc làm bao gồm những gì?
Các loại hình thủy sản hiện nay nhìn chung có ba loại đó là đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản trên cơ sở nuôi trồng thủy sản.
.jpg)
2.1. Đánh bắt thủy sản
Đánh bắt thủy sản hay còn gọi là khai thác thủy sản, đây là hoạt động của con người thông qua các công cụ như thuyền, tàu, ghe, lưới, … để khai thác thủy sản tự nhiên. Nhìn chung đây là công việc khá vất vả khi bạn phải liên tục ở nhiều ngày trên biển khi đánh bắt với số lượng lớn, nhưng nếu đánh bắt ở sông gần nơi bạn ở thì có thể tốn một buổi. Các sản phẩm mà bạn đánh bắt từ tự nhiên thường là: cá, thủy sản làm thức ăn trực tiếp cho con người hoặc nguyên liệu chế biến, các loại cá giống để phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản và có thể phục vụ công tác làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Không chỉ dừng lại ở việc đánh bắt thủy sản một cách tự nhiên mà bạn có cơ hội cao hơn khi làm trong các doanh nghiệp, cơ sở đánh bắt lớn với trình độ đại học là các kỹ thuật viên về khai thác thủy sản. Việc khai thác bây giờ không chỉ là việc ra biển rồi đánh bắt cá mà là cả một quá trình có kế hoạch và các thiết bị, máy móc, tàu cá hiện đại.
2.2. Nuôi trồng thủy sản
Đây là một ngành nghề có nhiều sự phát triển hơn khi việc nuôi trồng thủy sản không chỉ dừng lại ở việc mua cá, tôm, cua về nuôi và chăm sóc như cho ăn rồi đợi chờ nó lớn để thu được một mẻ rồi đem bán như các hộ gia đình truyền thống. Với khoa học phát triển và công nghệ hiện đại, có rất nhiều cơ hội nuôi trồng thủy sản với từng mức độ hấp dẫn, bạn có thể nuôi trồng thủy sản bằng hình thức truyền thống hoặc nuôi trồng thủy sản kết hợp với các biện pháp khoa học công nghệ hiện đại nhằm đem đến hiệu suất cao hơn. Khi đó công việc nuôi trồng thủy sản không chỉ dừng lại ở sự đơn giản, tùy thuộc vào thiên nhiên mà bạn có thể đo lường, hạn chế những tác hại dù chỉ là nhỏ nhất.

Ngoài ra bên cạnh việc nuôi trồng thì bạn có thể làm việc bên những ngành nghề liên quan đến nuôi trồng như phòng chống và xử lý các bệnh của thủy sản cũng như tái tạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường sống của thủy sản.
Nơi để nuôi trồng thủy sản hiện nay có thể là nội địa như ao, hồ, sông, đầm, kênh, rạch, ven biển, các vùng nước lợ,... Tùy thuộc vào nhu cầu nuôi trồng để kinh doanh của chủ thủy sản. Các công việc liên quan đến nuôi trồng thủy sản thường là những người có kinh nghiệm, kiến thức, trải qua quá trình học hỏi và chịu khó thì mới làm được. Không những vậy, nuôi trồng thủy sản với số lượng lớn yêu cầu người nuôi phải có đủ nguồn lực để việc nuôi trồng hiệu quả.
2.3. Đánh bắt thủy sản trên cơ sở nuôi trồng thủy sản
Việc đánh bắt thủy sản trên cơ sở nuôi trồng thủy sản là đề phòng ngừa số lượng thủy sản ở khu vực tự nhiên không kịp sinh sản hay cạn kiệt ảnh hưởng đến quá trình khai thác đánh bắt cho nên bạn sẽ đem những thủy sản mà bạn muốn đánh bắt có giống nhân tạo ở việc nuôi trồng đem thả vào các khu vực tự nhiên như hồ chứa, biển và sông ngòi.
3. Những yêu cầu, kỹ năng khi làm nghề thủy sản
Khi làm bất cứ một trong ba lĩnh vực về thủy sản trên, bạn phải có những kĩ năng và chuyên môn sau:
Thứ nhất về chuyên môn, bạn phải am hiểu kiến thức về lĩnh vực bạn làm ví dụ đối với khai thác thủy sản thì bạn phải biết những nội dung về khai thác như về cách thức đánh bắt và khai thác thủy sản, cách thức lái và điều khiển tàu, ghe, khai thác và bảo quản hàng hóa trên tàu,... còn về nuôi trồng thủy sản thì bạn phải có kiến thức về loại thủy sản bạn nuôi như đặc tính, cách thức sinh trưởng, nguồn thức ăn và các bệnh hay gặp của nó. Bên cạnh đó bạn phải biết cách xây dựng môi trường thủy sinh, phòng chống các loại bệnh và xử lý những tình huống bất ngờ,...
.jpg)
Thứ hai về kỹ năng thì bạn phải đáp ứng được yêu cầu sức khỏe, đây là công việc yêu cầu bạn có sức khỏe tốt, hằng ngày làm việc với sông nước, chăm sóc, kiểm tra và canh chừng chúng. Đặc biệt về khai thác thủy sản bạn phải có các thao tác về thủy nghiệp, thực hiện xử lý những thông tin về khí tượng, có các kỹ năng về phân loại, sơ chế và bảo quản thô tất cả các sản phẩm thủy sản sau khi đánh bắt . Ngoài ra khi là một khai thác viên cấp cao thì bạn phải thành thạo các kỹ thuật lái tàu, có kinh nghiệm trong việc xử lý những vấn đề xảy ra trong quá trình khai thác và biết lắp ráp, thi công một số thiết bị phục vụ cho việc đánh bắt
Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng thì ngành nghề thủy sản là ngành nghề thích hợp cho những người chịu khó, siêng năng và cẩn thận. Cẩn thận cả trong việc lái tàu đánh bắt, phân loại và bảo quản sản phẩm mà còn cẩn thận trong việc nuôi thủy sản, tránh để những mất mát và vấn đề khi thủy sản nuôi gặp vấn đề về bệnh cũng như không đảm bảo môi trường sinh sống.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc làm hải sản mà vieclam88.vn cung cấp cho các bạn. Hy vọng, sau khi đọc xong các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về ngành thủy sản và có những định hướng trong tương lai về ngành nghề này.